29 August 2012

Phóng viên ghi lại hình ảnh HT. Thích Quảng Đức tự thiêu vừa qua đời

FILE - In this Dec. 14, 1963 file photo, Malcolm Browne, Saigon correspondent for the Associated Press, poses in front of his photo of a Vietnamese Buddhist monk's fiery suicide after the image was selected as the world's best news picture of the year at the Seventh World Press Photo contest in The Hague, Netherlands. Browne, acclaimed for his trenchant reporting of the Vietnam War and the famous photo that shocked the Kennedy White House into a critical policy re-evaluation, has died. He was 81. (AP Photo, File)
Burning-monk photographer Malcolm Browne dies by ULA ILNYTZKY | Associated Press – 48 mins ago
 
(Phóng viên ghi lại hình ảnh  HT. Thích Quảng Đức tự thiêu vừa qua đời)
 
NEW YORK (AP) – Điện thoại gọi đi từ Chùa Xá Lợi tới một số phóng viên có chọn lựa của các hãng thông tấn ngoại quốc cho biết : "Ngay mai, tại nơi đó sẽ có một diễn biến rất quan trọng xảy ra." Ngày hôm sau 11 Tháng 6, 1963 một vị cao tăng tên Thích Quảng Đức khoác áo nâu sồng, chân đi dép, ngồi thế hoa sen (kiết già) trên tấm nệm tại ngã tư đã được tăng ni phong tỏa. Những người phụ tá đã giúp đổ săng trên người sư và sư bình thản bật lửa thiêu đốt thân hình.

Trong số phóng viên được báo động về cuộc phản đối chính trị rúng động chống lại chính quyền Miền Nam do Mỹ hỗ trợ - chỉ có một phóng viên duy nhất của AP (Associates Press) có mặt, đó là Malcolm Browne. Tấm hinh mà Malcolm Browne chụp đã xuất hiện trên trang nhất toàn thế giới khiến Tòa Bạch Ốc rùng mình và TổngThống Kennedy đã phải ra lệnh tái lượng giá chính sách đối với Việt Nam và chỉ thị Đại Sứ Henry Cabot Lodge sắp qua nhận nhiệm sở ở Sài Gòn " Chúng ta phải làm một cái gì đó đối với chế độ này."

Malcolm Browne mất vào Thứ Hai tại bệnh viện New Hampshire thọ 81 tuổi nhớ lại cuộc phỏng vấn năm 1998 đã nói rằng …đây là khởi đầu của sự nổi dậy (đảo chính) đưa tới việc chính quyền của TT. Ngô Đình Diệm được Mỹ hỗ trợ bị lật đổ, sát hại cùng với người em là Ngô Đình Nhu - cố vấn an ninh quốc gia. Trong cuộc phỏng vấn ông nói "Ngay lập tức, những cuộc biểu tình khổng lồ xuất hiện, không phải chỉ giới hạn trong hàng ngũ tăng ni mà còn lôi kéo số lượng lớn lao người dân bình thường ở Sài Gòn."

Malcolm Browne nhuốm bệnh Parkinson năm 2000 và trong những năm cuối cùng đã phải ngồi xe lăn để di chuyển. Bà vợ ông là Le Lieu Browne cư ngụ tại Thetford, Vermont cho biết gia đình phải gấp chở ông vào bệnh viện hôm Thứ Hai sau khi ông bị chứng khó thở. Trong bốn thập niên - phần lớn là phóng viên chiến trường, Malcolm Browne đã dành 30 năm để làm việc cho tờ New York Times. Ông kể lại, ông đã ba lần thoát chết trên máy bay chiến đấu, đã từng bị năm, sáu quốc gia trục xuất và bị ghi vào danh sách bị thủ tiêu/ám sát (death list) của Sài Gòn.

Năm 1964, lúc bấy giờ là phóng viên của AP, cùng với đối thủ là David Halberstam của tờ Times hai người cùng đoạt giải thưởng Pulitzer về những bài phóng sự chiến tranh Việt Nam. Cuộc chiến đã leo thang vì cuộc đảo chính 1/11/1963 sát hại Diệm. Kế hoạch đảo chính do một nhóm tướng lãnh chủ mưu với sự ngầm chấp thuận của Hoa Kỳ - một phần do những cuộc chống đối chính quyền thiên vị Thiên Chúa Giáo (pro-Cahtolic) của Diệm do Phật Giáo phát khởi. Những cuộc chống đối này đã khiến thế giới chú ý khi nhà sư châm lửa tự thiêu trước sự chứng kiến của 500 tăng ni. Hinh ảnh nhà sư tĩnh tọa trong biển lửa đã trở thành những tấm ảnh điển hình mới của chiến tranh Việt Nam. Bà Kathleen Carroll - chủ bút và cũng là phó chủ tịch AP nói rằng, "Malcolm Browne là phóng viên cừ khôi và rất chân thật."
 
Malcolm Browne sinh ngày 17/4/1931 tại New York. Ông tốt nghiệp cử nhân hóa học tại Swarthmore  College, Pensylvania. Ông làm việc tại phòng thí nghiệm khi thi hành quân dịch năm 1956, rồi được gửi tới Triều Tiên làm lính lái xe tăng, nhưng tình cờ  viết bài cho một tờ báo quân đội, từ đó ông quyết định từ giã đời khoa học, chuyển sang đời ký giả. Đầu tiên ông làm việc cho tờ Middletown Daily Record ở New York và làm việc chung với Hunter S. Thompson là tác giả của thiên phóng sự "Fear and Loathing in Las Vegas." Rồi ông làm việc một thời gian ngắn cho International News Service và United Press - tiền thân của United Press Intenational - trước khi đầu quân cho AP vào năm 1960. Năm sau, AP chuyển ông từ Baltimore qua Sài Gòn để điều hành văn phòng mới mở thêm này.  Tại đây ông trở thành hội viên sáng lập của nhóm phóng viên chuyên  loan tin về cuộc chiến tranh tại Nam Việt Nam do Mỹ hỗ trợ để chống lại Việt Cộng – những người cộng sản nổi dậy chống chính phủ.

Trong năm, có thêm nhiếp ảnh gia Horst Faas và phóng viên Peter Arnett cùng tham gia với ông. Vào năm 1966,  bộ ba này đã được các đối thủ của AP gọi là "đợt sóng người" (human wave) thi nhau đoạt giải Pulitzer- một trong những giải thưởng cao quý của nhà báo tường trình về Chiến Tranh Việt Nam. Viết về nạn tham nhũng và yếu kém (incompetence), của quân đội Miền Nam, nhóm ký giả này  bao gồm Halberstam của Times, Neil Sheehan của UPI, Charles Mohmor của  Times Magazine, Nick Tuner của Reuters và những ký giả khác đã bị Nam Việt Nam và Washington kết tội "làm lợi cho cộng sản".

Trong một buổi tường trình tin tức, việc Malcolm Brownne cứ lập đi lập lại câu hỏi khiến một sĩ quan Mỹ cáu tiết nói, ""Browne, why don't you get on the team?" (*) Lúc đầu, giống như những bạn đồng nghiệp khác, Malcolm Browne coi việc Hoa Kỳ cam kết giúp đỡ chính quyền Sài Gòn đang bị bao vây là hợp lý (reasonable idea). Trong cuốn hồi ký viết năm 1993 nhan đề "Muddy Boots and Red Socks " ông nói, "không tới Việt Nam hàm chứa sự chống đối vai trò của Hoa Kỳ trong cuộc nội chiến tại Việt Nam" nhưng rồi ảo tưởng này/ ý nghĩ này ta vỡ khi bộ tham mưu của Kennedy tiến hành "cuộc chiến trong bóng tối" che dấu sự lính líu vào Việt Nam.

Giữa cơn phẫn nộ vì những bài tường trình có chủ ý, một vài phóng viên/ký giả nói rằng họ đã nhận được đe dọa giết và ông nói  rằng tên ông đã nằm trong danh sách "những người được coi như kẻ thù (của Miền Nam) và phải loại trừ (eliminated)" Trong cuộc phỏng vấn năm 1998, ông nói rằng "ông không coi đó là quan trọng" nhưng khi chính quyền Miền Nam cho bắt vợ ông vì bà đã thôi việc tại bộ thông tin, Malcolm Brownne đã đứng ở ngưỡng cửa, mắt nhìn trừng trừng, tay vung cây súng của tàu ngầm - món đồ kỷ niệm.

Gầy, cao, tóc vàng, Malcolm Brownne có cá tính lập dị từ trong máu, thích bí tất đỏ mà ông nói rằng nó thích hợp – có lối phê bình cay độc giống như Oscar Wilde - ông nội của người anh em chú bác. Ông diễu cợt danh từ "truyền thông" (media) gốc Latin số nhiều -  mà những người dối trá dùng khi ý nghĩa thật sự của nó chỉ là "lớp váng"(scum) trên bề mặt. Tóm lại, các nhà truyền thông nhận xét con người ông là phức tạp hơn là huyền thoại và trên hết ông ta là người độc lập. Phóng viên Horst Faas mất năm 2012 nói rằng, "Mal Browne là kẻ cô đơn, làm việc một mình, không chia xẻ tin tức với  đồng nghiệp, ít khi hòa mình thân mật với nhóm phóng viên, là tay ngang bướng và không chịu thỏa hiệp sửa chữa bản tin với chủ bút hay bất cứ ai khác." Malcolm Brown trong cuốn sách "The New Face of War" (Bộ Mặt Mới Của Chiến Tranh) xuất bản năm 1965 - cuốn cẩm nang cho phóng viên mới vào nghề tại Việt Nam đã có những lời khuyên tối quan trọng như sau " Sắm một đôi giày bốt thật chắc, coi chừng cảnh sát chìm nghe lén những cuộc nói chuyện của phóng viên tại các quán bar và nếu bạn bò trên mặt đất với binh lính và nghe tiếng súng nổ, nhớ đừng ngóc đầu dậy để xem đạn từ đâu bắn tới, nếu không bạn sẽ là mục tiêu sau đó."  

Các giới chức Miền Nam kiểm duyệt bản tin ban đầu gửi đi nhưng kết quả lẫn lộn. Có một lần ông đã bí mật gửi một bản tin cho AP ở Tokyo bằng cách dán (taping) một bản viết tay trên một tấm hình vô thưởng vô phạt.  Vào năm 1965, tác động bởi trào lưu truyền hình gần như thống ngự những buổi bình luận, Malcolm Brown - người chưa bao giờ có một bộ máy truyền hình- đã rời AP để đầu quân cho  ABC News in Việt Nam. Nhưng sau một năm ông lại rời ABC vì vấn đề quản lý.

Sau khi phiêu lưu vào lãnh vực viết cho các tạp chí, Malcolm Brown gia nhập New York Times năm 1968. Ông đã từng làm việc ở Nam Mỹ, Đông Âu và Á Châu, rồi lại bỏ và làm chủ bút cho một tạp chí khoa học và rồi quay trở lại Times năm 1985 - chủ yếu viết về khoa học. Ông cũng đã tường trình về chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 rồi cũng đụng chạm với các giới chức Hoa Kỳ về vấn đề kiểm duyệt tin tức.

Vào  ngày 11 Tháng 8, Malcolm Brown trưng diện nhãn hiệu bí tất đỏ của ông và nói chuyện tại Thành Phố New York trong buổi lễ tưởng niệm các đồng nghiệp cũ tại Sài Gòn trong đó có Horst Faas và George Esper. Ông nói đây là cuộc "đoàn tụ gia đình"  và luôn coi AP là gia đình thứ hai của ông. Cùng với bà vợ, gia đình quây quần bên quan tài ông gồm có con trai Timothy và con gái Wendy của bà vợ trước, người em Timothy và em gái Miriam. Bà quả phụ Le Lieu Malcolm Brown cho biết ông sẽ được chôn cất tại đất riêng của gia đình tại Vermont./.
 Cựu ký giả Richard Pyle của Associated Press đóng góp vào bài viết này.
Bản dịch của Đào Văn Bình
(*) Câu này khó dịch vì không rõ câu hỏi và có thể tạm dịch " Browne, tại sao anh không thể hòa hợp với toán này? "

Người chụp cảnh tự thiêu 1963 qua đời


Cập nhật: 13:02 GMT - thứ ba, 28 tháng 8, 2012
Bức ảnh hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu
Bức ảnh đã gây chấn động thế giới

Nhiếp ảnh gia Malcolm Browne, nổi tiếng nhất với bức ảnh chụp cảnh tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức, qua đời hôm 27/8.
 
Tấm ảnh lịch sử, được ông chụp ngày 11/6/1963 khi đang làm cho AP, đã khiến dư luận quốc tế bị sốc, đánh dấu bước ngoặt của khủng hoảng Phật giáo và dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Hãng tin AP cho biết ông qua đời vào tối thứ Hai 27/8 ở tiểu bang Hoa Kỳ New Hampshire.

Ông được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson năm 2000 và trải qua những năm cuối đời trên xe lăn.

Người vợ gốc Việt, mà ông gặp ở Sài Gòn, cho biết ông được xe cấp cứu đưa vào bệnh viện tối 27/8 và rồi qua đời.

Tấm ảnh lịch sử
Sinh năm 1931 ở New York, Malcolm Browne tốt nghiệp đại học với bằng hóa học.

Ông nhập ngũ năm 1956 và được gửi đến Hàn Quốc để lái xe tăng. Nhưng tình cờ ông viết báo cho một tờ báo quân đội, và từ đó quyết định đổi sang nghiệp báo chí.

Ông gia nhập hãng tin AP năm 1960 và được gửi đến Sài Gòn một năm sau để dẫn dắt văn phòng.

Hai đồng nghiệp, nhiếp ảnh gia Horst Faas và nhà báo Peter Arnett, cùng có mặt ở Sài Gòn trong năm đó. Bộ ba này, vào năm 1966, sẽ giành giải Pulitzer cho tường thuật của họ về Việt Nam.

Những người này, cùng các phóng viên đến miền Nam Việt Nam đầu tiên như David Halberstam, Neil Sheehan, Charles Mohr, Nick Turner, viết nhiều về tham nhũng và yếu kém quân sự.

Họ bị những người chỉ trích ở Sài Gòn và Washington cáo buộc là giúp đỡ đối thủ cộng sản.

Vào ngày 11/6/1963, xảy ra cuộc tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức ở ngã tư đại lộ Phan Đình Phùng và phố Lê Văn Duyệt, phản đối chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo.

Mặc dù nhiều phóng viên phương Tây được báo trước về sự kiện, nhưng chỉ có Browne tin tưởng và có mặt để chứng kiến.

Các tấm ảnh chụp cảnh vị hòa thượng tự thiêu trong cao trào khủng hoảng chính trị ở miền Nam đã được truyền đi khắp thế giới.

Tại Nhà Trắng, Tổng thống Kennedy nói với ông Henry Cabot Lodge, sắp sửa làm Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, rằng ông "bị sốc" vì các tấm ảnh và rằng "chúng ta phải làm gì về chế độ đó".

"Đó là sự mở đầu nổi loạn, và nó kết thúc bằng việc lật đổ và giết ông Diệm," ông Browne hồi tưởng vào năm 1998.

Năm 1964, ông cùng với David Halberstam của báo New York Times nhận chung giải Pulitzer nhờ tường thuật ở Việt Nam.

28 August 2012

VỤ KIỆN CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM


Võ Văn Sáu
 
          Như mọi người đã được biết, trong chiến tranh VN, không quân Hoa Kỳ đã xử dụng thuốc diệt trừ cây cỏ có chất Dioxin để khai quang một số khu rừng tiếp với nông thôn, nhằm bảo đảm an ninh cho các vùng nông thôn, chống quân du kích VC dùng làm nơi ẩn núp, đêm đêm xuất hiện xâm nhập vào các thôn xóm để thi hành các vụ cướp bóc, bắt cóc, hiếp dâm, đốt nhà, sát hại thường dân vô tội, cũng như lùa các thanh niên vào rừng cưỡng ép đi theo bọn chúng, gây biết bao nhiêu đau thương tang tóc cho đồng bào ta ở nông thôn.
     Chuyện kể cũng khôi hài. Người dân VN ở vùng nông thôn dưới sự cai trị của bè lũ CS Hànội bây giờ nghèo xơ nghèo xác, cơm không đủ ăn, chịu cảnh thất học, chữ nghĩa không đủ làm một lá đơn tiếng Việt. Thế mà bỗng dưng có một số nông dân ở cả hai miền Nam, Bắc lại có đủ tiền bạc cùng phương tiện để mướn luật sư người Mỹ, phát đơn kiện chánh phủ Mỹ và ngay tại các toà án cũng ở Mỹ. Thế mới hách ! Ai cũng biết đàng sau là có bàn tay lông lá của lũ vượn làm người ở Bắc Bộ Phủ Hànội. Cuộc chiến đã kết thúc hơn 30 năm, bọn chúng toan khơi lại để làm gì ?
     Nhưng cả 2 lần đi kiện đều bị Toà Án Mỹ bác vì thiếu yếu tố. Mới đây, những nhà đấu tranh cho Dân Chủ ở trong nước đã nói toẹt ra rằng : Những người đang lớn tiếng tố cáo cho rằng họ đã bị nhiễm chất độc màu da cam là hoàn toàn không đúng sự thật. SỰ THẬT ở đây chính là vì các nạn nhân đó đã bị nhiểm bởi các chất độc trong  thực phẩm do Trung Cộng sản xuất. Một phần chất độc khác do các sản phẩm nội địa vì thiếu an toàn thực phẩm. Chính bọn Trung Cộng và VC cố tình sách động vụ kiện chất độc màu da cam để tuyên truyền cũng như kiếm tiền, và người dân vì ham lợi đã trở thành kẻ đồng loã trong nội vụ.

     Các toà án Mỹ đã có đủ lý do chánh đáng để bác bỏ vụ kiện. Và chánh phủ Mỹ cũng có đủ lý do chánh đáng để không bồi thường cho các nạn nhân chất độc màu da cam. Bởi vì trước kia, chánh phủ Mỹ đã đưa quân tới VN chiến đấu để giúp miền Nam VN "tự vệ"; trong khi chính CS Hànội là kẻ "xâm lăng". Hàng trăm ngàn quân nhân VNCH đã thiệt mạng, hàng chục ngàn khác đã phải mang thương tật suốt đời bởi các mìn cóc do Trung cộng chế tạo. Đó là chưa kể đến cái chết của hàng trăm ngàn thường dân vô tội bị chết oan uổng, điển hình như vụ thảm sát ở Huế trong vụ Tết Mậu Thân 1968 ! Còn về phía Hoa Kỳ đã có hơn 58 ngàn binh sĩ hy sinh tại chiến trường VN, và hàng chục ngàn người khác bị thương tật và tàn phế.
     Vậy thử hỏi ai mới chính là kẻ phải chịu trách nhiệm ? Nếu CS Hànội không XÂM LĂNG miền Nam thì đâu có xảy ra những cảnh máu đổ thịt rơi ? Nếu CS Hànội không thi hành chỉ thị của CS Đệ Tam Quốc Tế muốn nhuộm đỏ miền Nam thì chuyện rải thuốc khai quang với đất độc màu da cam đã không xảy ra.

     Việc  rải thuốc khai quang chống du kích VC là một phần của cuộc chiến TỰ VỆ của chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng hoà !
     Như vậy đã rõ : Chính tập đoàn CS Hànội mới là kẻ chịu trách nhiệm về những tang thương, mất mát và đau khổ do chúng gây ra cho người dân. Hơn nữa, khi ký Hiệp Định Ba Lê 1973 chấm dứt chiến tranh, Hoa Kỳ đã cam kết sẽ tái thiết cả hai miền Nam-Bắc sau khi CS Hànội thi hành đầy đủ những điều cam kết, bảo đảm các cuộc bầu cử tự do giữa 2 bên miền Nam VN (VNCH và Chánh phủ Lâm thời  Cộng hoà MNVN) theo HĐ Paris-73, sau đó tiến tới Tổng Tuyển cử giữa 2 miền Nam Bắc theo HĐ Geneva 1954. Thế nhưng chính CS Hànội đã nuốt lời, ngang nhiên xé bỏ Hiệp Định xua quân cưỡng chiếm miền Nam, buộc miền Nam phải đầu hàng vô điều kiện ngày 30-4-1975. Do đó, bọn chúng không có lý do gì để đòi hỏi Hoa Kỳ thi hành nghĩa vụ tái thiết VN như đã cam kết.
     Chính Ngụy Quyền CS Hànội phải có bổn phận bồi thường cho các nạn nhân chất độc màu da cam. Bởi chính họ, CS Hànội, là nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh xâm lăng miền Nam.

     Ngoài ra, CS Hànội còn phải bồi thường cho nhân dân miền Nam; thậm chí cả nhân dân miền Bắc, về các tài sản như nhà cửa, đất đai đã bị chúng cướp đoạt từ hơn nửa thế kỷ qua !
     Đó là vấn đề thứ nhứt.
     Còn vấn đề thứ hai là, đã nói tới chiến tranh thì không thể không có chết chóc rủi ro và tàn bạo. Bọn VC đã xử dụng loại mìn con cóc đem gài khắp nơi. Loại mìn này không làm chết người, nhưng người đạp nhầm phải bị cụt 2 chân tàn phế suốt đời. Nếu CS Hànội thay vì đi kiện đòi bồi thường vụ chất độc màu da cam, họ nên lên án việc xử dụng chất độc này, đồng thời cũng lên án cả việc xử dụng các loại vũ khí độc hại như loại mìn cóc, thì mới chinh phục được cảm tình của thế giới.
     Về ý thức trách nhiệm trong chiến tranh, Ngụy quyền CS Hànội nên xem tấm gương người Nhựt. Hàng năm, người Nhựt đều tổ chức tưởng niệm các nạn nhân đã chết vì 2 quả bom nguyên tử của Mỹ trên Quảng Đảo và Trường Kỳ năm 1945. Họ tưởng niệm không phải là để khơi dậy lòng căm thù đối với người Mỹ. Họ tưởng niệm để nhắc nhở con cháu họ đừng bao giờ đi xâm lăng, gây đau khổ cho các dân tộc khác để rồi phải nhận lấy hậu quả bi thảm cho chính mình.

     Rõ ràng là không giống như bè lũ CS Hànội, mỗi năm tổ chức ngày 30 tháng tư, để khơi lại nỗi đau thương của nhân dân miền Nam; để thoả mãn thói kiêu căng cùng lòng dạ sói lang của kẻ chiến thắng. Chính CS Hànội cũng có trách nhiệm gián tiếp gây nên cái chết của 31 cựu cán binh miền Bắc bị lật xe khi trên đường vào Sài Gòn để ăn mừng lễ "Chiến Thắng Miền Nam" vào dịp tháng 4-2005 !
     Cho thấy cái "tư duy" của người Nhựt nó cao cả khác xa với cái tư duy hèn kém và ngu ngốc của bè lũ CS Hànội. Ngay như 2 tấm bia tưởng niệm các thuyền nhân tại Mã Lai và Nam Dương, tự nó không làm hại ai; thế mà một tên Chủ tịch nước như Trần Đức Lương lại có thể gởi văn thư yêu cầu chính quyền của 2 nước này phải đục bỏ ! Thế mà họ còn dám diễn trò đạo đức giả kêu gọi hoà giải hoà hợp với người tị nạn coi như khúc ruột ngàn dặm (sic) !
     Những con người văn minh luôn đặt vấn đề "nhân đạo" lên hàng đầu. Như một người bị kết án tử hình, người ta cũng tìm thế nào cho tử tội chết cho thật êm ái không phải đau đớn. Khi kết thúc chiến tranh, người ta liền xoá bỏ hận thù. Như gương người Nhựt và người Mỹ. Sau chiến tranh cả hai trở thành bạn bè cùng chia sẻ những lợi ích chiến lược để đưa quốc gia của họ trở nên hùng mạnh như bây giờ.
     Về phần nước Mỹ, cũng đã từng xảy ra cuộc nội chiến Nam-Bắc kéo dài đầy hận thù và bi thảm. Nhưng khi cuộc chiến vừa kết thúc, không bên nào tuyên bố chiến thắng bên nào : Quân lính của 2 bên đều được tuyên dương là Anh Hùng. Các tử sĩ của 2 bên đều được chôn chung ở các nghĩa trang. Cả hai miền bắt tay nhau cùng tái thiết đất nước. Nhờ thế nước Mỹ mới có được như ngày nay !

     Nhìn lại cuộc chiến Việt Nam vừa qua thật quả đau lòng và nhục nhã. Khi chiếm được miền Nam, bọn CS Bắc Việt đã ra tay trả thù quân, cán, chánh miền Nam; cướp đoạt tài sản của nhân dân miền Nam, cướp cả 16 tấn vàng mang về Bắc coi như là chiến lợi phẩm, bọn đầu sỏ đem chia nhau bỏ túi riêng. Bọn chúng cai trị miền Nam như một thuộc địa. Do đó, thay vì chiến thắng và xây dựng đất nước, bọn CS Hànội đã đẩy hàng triệu người phải bỏ nước ra đi; và đày đoạ cả dân tộc xuống hàng chó ngựa, thậm chí còn đem dâng cả biển và đất cho kẻ thù ngàn đời là bọn Bành Trướng Bắc Kinh, đó là cái tội mà trời không dung đất không tha !

     Thử hỏi, có dân tộc nào mà một nhóm kẻ cầm quyền lại có thể tự ý cắt đất, cắt biển đem dâng cho bọn Tàu cộng là kẻ thù truyền kiếp của VN như bọn cầm quyền CS Hànội hiện nay hay không ?
     Thử hỏi có dân tộc nào, mà những người dân yêu nước, thanh nên sinh viên yêu nước, biểu tình phản đối quân xâm lược Trung cộng lại bị bọn cầm quyền bắt, đánh đập bỏ tù như ở Việt Nam ngày nay hay không?
      Và thử hỏi, có một dân tộc nào lại đi dựng tượng đài để tưởng niệm những kẻ đã đem quân đến tàn sát dân tộc mình một cách dã man như bạo quyền CS Hànội hiện nay vinh danh bọn binh lính Tàu cộng xâm lăng Việt Nam năm 1979 hay không ?

     Nhục ơi, là nhục cho dân tộc Việt Nam !

     Đả đảo bọn Việt gian Cộng sản Hànội !

VÕ VĂN SÁU – Góp Gió

GIEO HẠT TIẾNG CƯỜI

Phạm Hoài Nam


Người nông dân gieo hạt trên cánh đồng, ai cũng muốn những hạt giống vừa gieo sẽ nảy mầm thành một mùa bội thu trong những tháng ngày sau đó, nhưng chẳng ai biết trước được tương lai nó sẽ thế nào, nhưng dù gì thì cũng cứ phải gieo hạt đã.

Phật giáo dạy rằng: Hãy nhìn sự vật đúng bản chất của nó, để sự vật ấy tồn tại như chính nó đang tồn tại mà không bị nhuộm thêm những màu sắc khác mang tính chủ quan. Triết lý này tuy đơn giản nhưng thật khó để thực hành trong đời sống. Mỗi người đều có những thái độ và hành xử khác nhau trên cùng một sự việc. Cùng sự việc một cô hoa hậu đi thăm trại nuôi trẻ mồ côi, người nghĩ xấu bảo rằng cô mua danh, người nghĩ tốt cho rằng cô nhân ái. Cùng một hành động, với hai cách nhìn khác nhau, kết luận cũng trái ngược nhau.

Mọi người thường có thói quen nhìn nhận vấn đề theo kiểu riêng của mình và rất khó để thay đổi cách nhìn đó. Thái độ sống của từng người được hình thành theo những năm tháng họ sống. Sẽ khó lòng bảo rằng cuộc sống sẽ luôn tươi đẹp hơn đối với những người vốn hay sống bi quan và đố kỵ. Với họ, tất cả những sự việc đang diễn ra xung quanh dường như chỉ chực chờ lôi tuột họ xuống, trong khi những người sống lạc quan lại luôn thấy những khó khăn đang gặp phải như một dịp thử thách lòng can đảm, nghị lực vượt lên chính mình.

Nhìn nhận vấn đề một cách mạch lạc, không chủ quan, không suy diễn không phải là một điều khó, nhưng thường thì chả ai làm thế, vì sống ở đời thường phải có chính kiến chứ. Cũng chính vì chính kiến cá nhân kiểu ấy mà nhiều khi ta không thấy được những chiều khác của cuộc sống, những mặt khác, đôi khi tốt đẹp hơn của cùng một hành động.

Ta thử gieo hạt nhân ái vào đời, nhìn những khúc mắc trong đời sống ta đây bằng con mắt khác xem sao? Nhìn những khó khăn đang gặp kia, sâu tận trong bản chất của nó, tìm những gút thắt và dần gỡ chúng ra, xem ta sẽ học được gì từ những gút thắt ấy? Thử thay cách nhìn khó đăm đăm, đổi thái độ mà ta đang hằn học nhìn vào đời sống kia xem, ta sẽ nhận được những gì?

Khoa học chứng minh rằng, người ta sẽ hồi phục vết thương nhanh hơn, nếu ta tin tưởng rằng vết thương đang mang kia sẽ sớm lành. Mỗi sáng thức dậy, chính mình thử tặng mình một nụ cười xem, cuộc sống có vui hơn không? Chắc chắn ta sẽ được vui ít nhất là trong giây phút ấy. Không ai có đủ khả năng mang đến niềm vui cho ta bằng chính chúng ta, người ta mang đến hạnh phúc cho ta đấy, nhưng ta không thấy hạnh phúc thì điều đó có thể được gọi là hạnh phúc không?

Ta vui bởi vì ta thấy vui, ta hạnh phúc bởi đang hạnh phúc, điều đó phụ thuộc vào cảm giác bên trong của chính mình nhiều hơn là do người khác mang đến. Nếu ta nghĩ cuộc đời ta thật tươi, thì chẳng có nỗi buồn nào làm cuộc đời đang tươi kia héo hon được. Và hơn nữa khi niềm vui được nhân lên, lan toả, có ai đứng giữa đám đông mà không cười khi thấy người bên cạnh mình, người xung quanh mình đang cười vui vì sung sướng? Cái đó nhân gian gọi là "vui lây".

Như những hạt mầm kia, gieo xuống hạt tiếng cười, ta sẽ được niềm vui, ta sẽ thấy cuộc đời đáng sống bởi vì ta đang sống. Cứ gieo hạt đi, vì nếu không gieo, sẽ chẳng có gì để nảy mầm cả./.


Phạm Hoài Nam

26 August 2012

Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đồng hành cùng Dân Tộc

Huỳnh Ngọc Tuấn

 - Giáo hội Phật giáo VN Thống Nhất đang cùng với những tôn giáo bạn và nhân dân cả nước nhất là những nhà đấu tranh cho dân chủ kiến tạo nền tảng cho một xã hội dân sự cởi mở tại VN. Chính điều này mới thực sự khắc họa hình ảnh trung thực của giáo hội như là một nhân tố quyết định để hình thành một chế độ dân chủ, đa nguyên và pháp trị tại VN trong quá khứ trong hiện tại và nhất là trong tương lai...

*

Lịch sử dân tộc và đất nước Việt Nam trải qua những giai đoạn thăng trầm và đau khổ, Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc và đất nước nên cũng phải chung chia cái số phận thăng trầm và đau khổ đó.

Từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam và phát triển trên đất nước này, Phật giáo đã trở thành một bộ phận gắn liền máu thịt với dân tộc và đất nước.

Dân tộc và đất nước lúc thịnh lúc suy, Phật giáo đồng hành cùng dân tộc và đất nước nên cũng lúc suy lúc thịnh. Nhưng dù suy hay thịnh thì Phật giáo vẫn là một nhân tố hình thành nên văn hóa, đạo đức và truyền thống của nước Việt, có những đóng góp vô cùng to lớn và quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Trong thời kỳ hoàng kim của Phật giáo như thời Lý-Trần thì vai trò của Phật giáo thật nổi bật, Nổi bậc không phải đơn thuần vì Phật giáo là quốc giáo, các vị vua Lý-Trần là những Phật tử - thiền sư mà Phật giáo nổi bật vì đã trở thành tinh hoa của dân tộc, tư tưởng Phật giáo thấm đẫm trong máu huyết của cả dân tộc. Văn minh và học thuật Phật giáo trở thành động lực cho xã hội phát triển, Triết lý Phật giáo hoạch định cho hướng đi của dân tộc, và những thời kỳ sau đó tư tưởng và học thuật Phật giáo cũng ở địa vị cao quý trong xã hội. Những đóng góp của Phật giáo mãi mãi trường tồn và để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử nước nhà.

Chính vì công lao dựng nước và giữ nước nên Phật giáo Việt Nam được nhân dân trân quý tôn thờ, được coi là Tôn giáo có truyền thống yêu nước thương dân... Truyền thống yêu nước thương dân đó không hề mai một và được kế thừa cho đến ngày hôm nay và mãi mãi sau này.

Điều này một lần nữa được khẳng định trong Giải pháp 8 điểm mà Đức đệ Ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ đã trình bày: "Hộ dân, hộ Quốc, hộ Pháp là kim chỉ nam cho nếp sống và hành động của Phật tử".**

Hay trong Hiến chương của Giáo hội Phật giáo VN thống nhất đã minh định:

"Công bố lý tưởng hòa bình của giáo lý Đức Phật, các Tông phái Phật giáo Bắc tông và Nam tông tại VN thực hiện nguyện vọng thống nhất thực sự đã hoài bão từ lâu để phục vụ nhân loại và dân tộc, đó là lập trường thuần nhất của Giáo hội Phật giáo VN thống nhất" *

"Giáo hội Phật giáo VN thống nhất không đặt sự tồn tại của mình nơi nguyên vị cá biệt mà đặt sự tồn tại ấy trong sự tồn tại của nhân loại và dân tộc" *.

Giáo hội Phật giáo VN thống nhất ngày hôm nay là "đích tôn thừa trọng" của Phật giáo VN vì là giáo hội được truyền thừa từ hàng ngàn năm trước của chư Tổ mà vị Tăng thống đầu tiên của giáo hội là ngài Khuôn Việt, tức thiền sư Ngô Chân Lưu thời Tiền Lê.

Giáo hội Phật giáo VN thống nhất là người kế thừa danh chánh ngôn thuận của Phật giáo VN, sự kế thừa này không những là sự chính danh của giáo hội mà còn vì những đóng góp, những dấn thân cho dân tộc và đạo pháp bằng những mục tiêu và sách lược cụ thể của giáo hội.

Giáo hội Phật giáo VN thống nhất là linh hồn, là tinh hoa của Phật giáo VN được gìn giữ và kế thừa cho đến hôm nay là ngọn đuốc soi đường cho Phật tử VN và là chổ nương tựa và hội tụ của phật tử vì:

"Pháp lý của giáo hội là 2000 năm dựng văn mở đạo trên đất nước VN này, địa vị của giáo hội là 80% dân chúng, Cơ sở của Giáo hội là nông thôn, thành thị cao nguyên và hải đảo." *

Chính ảnh hưởng to lớn này đã làm nên sức mạnh của Phật giáo VN và cũng chính sức mạnh này là hệ lụy của Giáo hội như một thứ định nghiệp khi có những vị lãnh đạo của giáo hội một thời bị chao đảo bởi thời cuộc nhiễu nhương, bị cám dỗ bởi quyền lực và danh vọng thế gian mà đã đi chệch hướng của Giáo hội, chệch hướng con đường tự giác – giác tha của Như Lai, làm ảnh hưởng đến sự trong sáng và uy nghiêm của Giáo hội và Tăng đoàn, làm hoen ố đến địa vị cao quý của Giáo hội. Hệ lụy tai hại đó còn đeo bám Giáo hội và dân tộc VN mãi đến bây giờ.

Nhưng cho dù có những vị lãnh đạo của Giáo hội bị chao đảo, chệch hướng vì tham sân ngã mạn thì Giáo hội Phật giáo VN thống nhất vẫn đồng hành cùng dân tộc, chưa bao giờ Giáo hội đi ngược lại quyền lợi quốc gia, dân tộc hoặc đứng bên lề thời cuộc để được an thân.

Chính vì nhìn thấy được tầm ảnh hưởng to lớn và địa vị cao quý của Phật giáo trong lòng dân tộc, uy tín và sức mạnh trong xã hội VN nên đảng CSVN đã coi giáo hội Phật giáo VN thống nhất như là một mối đe dọa tiềm tàng cho quyền lực và sự thống trị độc tôn của họ.

Thời kỳ những năm từ 1975 đến 1985 là thời kỳ "vàng son" của chủ nghĩa CS trên thế giới.

Sau sự sụp đổ của những nhà nước dân chủ trên bán đảo Đông dương, chủ nghĩa CS đã lan tràn nhanh chóng đến một vùng đất mà theo mọi người là "không đội trời chung" với CS, đó là các nước Hồi giáo ở Tây nam Á và Nam Á.

Năm 1980, Liên xô xâm chiếm A Phú Hản, thiết lập ở đây một nhà nước CS theo mô hình các nước Trung Á trong Liên bang Xô viết, chủ nghĩa CS tràn sang Yemen và vượt qua Hồng hải đến Đông Phi. Một loạt các nước châu Phi bị nhuộm đỏ như Angola, Mozambique, Ethiopia, Somalia. 

Chủ nghĩa CS còn được xuất cảng từ Cuba sang các nước Mỹ châu La tinh và Nam Mỹ.

Chính vì những thắng lợi "long trời, lở đất" đó, với khí thế hừng hực như "trúc chẻ, ngói tan" của chủ nghĩa CS trên thế giới mà đứng đầu là Liên xô, CSVN trở thành một tên lính xung kích hung hăng và cực đoan nhất, bất chấp nền kinh tế quốc gia đang ngoắc ngoải và tê liệt hoàn toàn, họ vẫn xua quân sang chiếm đóng xứ Chùa tháp theo kế hoạch của Liên xô.

Mặc cho người dân sống trong đói nghèo và tuyệt vọng, xã hội đã chết lâm sàng vì những vật dụng tối thiết yếu và nhỏ nhoi như xà phòng, kem đánh răng, giày dép, áo quần để che thân là những thứ đã trở thành khan hiếm và xa xỉ. Còn thuốc men để chữa bịnh là con số không, cả nước dùng Xuyên tâm liên như một thứ thuốc trị bá bịnh?!. Nhưng đảng CSVN với những người lãnh đạo như Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng vẫn tiếp tục u mê trong cơn điên loạn. Họ không hề quan tâm đến quốc kế dân sinh, không thèm biết là họ đang đưa đất nước xuống hố thẳm, họ không tự nhận thức được VN vào thời điểm đó đang ở đâu, vị trí nào trong bản đồ thế giới và khu vực… trong khi đất nước VN hoàn toàn tê liệt trong "thiên đường XHCN" thì ở các nước bên cạnh như Thái Lan, Singapore, Mã Lai đang tiến hành công nghiệp hóa và đang đuổi theo bén gót các nước phát triển giàu có như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.

Đảng CSVN tự cô lập mình và cô lập cả dân tộc với thế giới. VN trở thành một ốc đảo của đói nghèo và lạc hậu. Họ không hề có ý định canh tân đất nước như đã rêu rao trong cuộc chiến tranh "chống Mỹ cứu nước".

Đảng CSVN dồn mọi nguồn lực vào việc củng cố chế độ. Nhưng củng cố chế độ không qua con đường phát triển đất nước và chấn hưng dân tộc, họ củng cố chế độ bằng cách triệt tiêu tất cả mọi tinh hoa của đất nước và dân tộc. VN những ngày sau 1975 nhà tù mọc lên như nấm sau cơn mưa để giam cầm, thủ tiêu, trừng phạt những người thuộc chế độ cũ. Khống chế và tiêu diệt những con người ưu tú của đất nước nếu nghi ngờ họ hoặc không nhận được sự phục tùng, hợp tác của họ.

Nhưng quan trọng nhất là đảng CSVN đã tấn công vào các tôn giáo - một hình thái xã hội dân sự duy nhất còn tồn tại độc lập với chế độ CS sau 1975.

Trong những tôn giáo lớn tại VN thì Giáo hội Phật Giáo VN Thống Nhất là tôn giáo mang bản sắc dân tộc sâu đậm nhất, có uy tín và ảnh hưởng to lớn nhất, có số lượng tăng sĩ và tín đồ đông đảo nhất và trong mắt của người CSVN là một mối đe dọa tiềm tàng nguy hiểm nhất?!.

Cho dù CSVN nóng lòng muốn xóa sổ Giáo hội PGVN Thống Nhất một cách nhanh chóng và triệt để nhưng họ biết rằng sẽ rất là mạo hiểm nếu làm như vậy vì "bức dây động rừng". Họ đã rất thận trọng nhưng vô cùng quỷ quyệt.

Họ biết rằng giáo hội Phật giáo VN Thống Nhất như cây đại thụ, bóng của đại thụ bao trùm cả đất nước VN, rể của đại thụ ăn sâu vào nguồn mạch dân tộc VN nên họ đã lộng giả thành chân tiến hành cái gọi là "thống nhất" Giáo hội Phật giáo năm 1981, bèn cách cho dựng lên một "Giáo hội" mới có tên gọi là Giáo hội Phật giáo VN, một tổ chức bù nhìn của đảng CSVN, là một thành viên trong mặt trận Tổ quốc VN, cánh tay nối dài của đảng CSVN.

Theo như tiết lộ của ông Đỗ Trung Hiếu (một kiến trúc sư của Giáo hội này) thì: "Cuộc thống nhất Phật giáo lần này, bên ngoài là do các Hòa thượng gánh vác nhưng bên trong bàn tay của đảng CSVN xuyên suốt quá trình thống nhất để nắm và biến tướng Phật giáo VN trở thành tổ chức bù nhìn của đảng"*. Ông Hiếu còn cho biết Ban Dân vận trung ương chỉ thị khống chế Phật giáo như sau: " Nội dung đề án (thống nhất) là biến hoàn toàn Phật giáo VN thành một Hội đoàn quần chúng, còn thấp hơn Hội đoàn vì chỉ có Tăng-Ni, không có Phật tử. chỉ có tổ chức bên trên không có tổ chức bên dưới tên gọi là Giáo hội Phật giáo VN" *.

Sau cái gọi là thống nhất các hệ phái Phật giáo đó và sau khi một giáo hội nhà nước ra đời, CSVN đã đặt Giáo hội Phật giáo VN Thống Nhất ngoài vòng pháp luật, không công nhận tính chính thống và pháp lý của Giáo hội PGVN thống nhất và đàn áp thẳng tay bất cứ một sinh hoạt nào của Giáo hội thống nhất, bỏ tù và thủ tiêu những vị cao tăng không chịu hợp tác với đảng CS.

Hòa thượng đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang và Hòa thượng đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ bị lưu đày và đã trở thành những tù nhân Tôn giáo nổi tiếng trên thế giới.

Nhưng CSVN tạm thời chỉ tiêu diệt được cái cái hình thức bên ngoài của Giáo hội PG Thống Nhất chứ không thể tiêu diệt được linh hồn của Giáo hội. Linh hồn của Giáo hội PGVN Thống Nhất là giáo lý giác ngộ của đức Bổn sư.

Ngày nào giáo lý giác ngộ của đức Bổn sư Thích Ca còn hiện hữu còn được tín ngưỡng thờ phụng thì Giáo hội PGVN Thống Nhất còn tồn tại. Giáo hội chính là thế tử của đức Bổn sư, điều này không thể dùng cường quyền mà áp đặt được cũng không thể dựng lên một giáo hội khác để thay thế được.

Sau 1985 chủ nghĩa CS trên toàn thế giới đi vào khủng hoảng nghiêm trọng, nó đã bộc lộ hết những khuyết tật của một mô hình xã hội quái gở và một ý thức hệ phản dân chủ, phản khoa học và chống nhân loại. Đến những năm cuối cùng thập niên 80 hệ thống CS đã bắt đầu tan rã từ Mỹ La tinh sang Đông Phi đến Nam Á và Đông Nam Á, tại Đông Nam Á các đảng CS thay nhau sụp đổ, các lực lượng vũ trang CS thay nhau giải thể, hạ vũ khí đầu hàng như ở Thái Lan, Mã Lai.

Bước sang thập niên 90 của thế kỷ 20 các nước Đông Âu đã hoàn thành cuộc cách mạng nhung, chủ nghĩa CS bị vứt bỏ vào sọt rác lịch sử, tại quê hương của chủ nghĩa CS là Liên Xô cũng bắt đầu đi vào cải cách và đổi mới và sau đó là sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết.

CSVN bị khủng hoảng nặng nề về kinh tế lẫn chính trị, đảng CS mất tư tưởng chỉ đạo. Để tồn tại họ quay sang thần phục Trung cộng để tìm chỗ dựa cho đảng và cho một khối đảng viên đang mất phương hướng. Họ du nhập chủ nghĩa tư bản rừng rú và chủ nghĩa thực dụng của Đặng Tiểu Bình từ TC về thay thế cho chủ nghĩa Mác – Lê Nin đã lỗi thời và không còn thuyết phục.

Từ đó CSVN bị cuốn vào quỹ đạo của TC, bị chi phối từ kinh tế đến chính trị, ngoại giao và tư tưởng. Sự độc lập của đất nước đã bị đe dọa bởi sự câu kết của tham vọng Bá quyền phương Bắc và bọn Việt gian bán nước.

Thế giới bước sang thế kỷ 21 với sự bùng nỗ về công nghệ thông tin và học thuyết toàn cầu hóa đã đẩy CSVN vào sân chơi của khu vực và quốc tế về kinh tế, nhưng CSVN vẫn khăng khăng cố bám víu vào chế độ độc tài đảng trị hòng tiếp tục duy trì đặc quyền đặc lợi và quyền lực độc tôn. Nhưng với một thế giới mở về thông tin và hội nhập kinh tế thì không phải CSVN muốn làm gì thì làm như thời còn Liên xô của thập niên 70-80s.

Quyền lực của đảng CS tuy không được chia xẻ nhưng cũng đã bị giới hạn khá nhiều vì xu thế Dân chủ hóa toàn cầu, Dân chủ là hướng đi và sự lựa chọn tất yếu của nhân loại trong thời đại ngày nay.

Thời cuộc đã chín muồi, "tháng 10 năm 2003, Đại hội bất thường tại Tu viện Nguyên Thiều tỉnh Bình Định đã khai mở cơ duyên. Giáo hội Phật giáo VN thống nhất tập họp đầy đủ Hội đồng Lưỡng viện. Sau đó Ban đại diện các tỉnh, thành, quận huyện dần dà tái lập" *

Vẫn tiếp tục truyền thống như 2000 năm qua, giáo hội Phật giáo VN thống nhất lấy mục đích phục vụ nhân loại và dân tộc bằng cách hoằng dương chánh pháp, thực hiện lý tưởng "thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh".

Và Giáo hội cũng minh định lập trường của minh cho nhân dân VN và thế giới biết rằng: "Giáo hội PGVN thống nhất chỉ hoạt động thuần túy tôn giáo đem giáo lý giải thoát, giác ngộ đến cho chúng sinh. Chư Tăng không bao giờ đảm nhận chức vụ gì của thế gian, nên giáo hội PGVN thống nhất là Giáo hội thuần túy" *

Lập trường trong sáng này được chư Tăng ni gìn giữ một cách nghiêm khắc và được các vị học giả các nhà Ngoại giao và chính khách của nhiều nước trên thế giới hoan hỉ đón nhận, Các quốc gia dân chủ trên thế giới đã gởi nhiều phái đoàn đến diện kiến chư tôn đức trong Hội đồng Lưỡng viện để tìm hiểu và chia xẻ với quý Ngài về mục tiêu duy trì nền hòa bình thế giới và mưu tìm một nền Dân chủ và công lý đích thực cho VN.

Với nhà cầm quyền CS thì giáo hội PGVN thống nhất là một thách thức cho chế độ độc tài của họ nên họ tìm mọi cách để trấn áp, sách nhiễu, cô lập.

Nếu nói về những khó khăn, nguy hiểm và gian lao bức bách mà giáo hội PGVN thống nhất đã trải qua từ khi phục hoạt đến nay thì quá nhiều, trong phạm vi bài viết này không thể nào đề cập hết được.

Nhưng như núi Thái sơn, mặc cho phong ba bão táp Giáo hội vẫn kiên định lập trường và lý tưởng phục vụ Đạo pháp và dân tộc. Đem giáo lý từ bi của Đức Phật phổ độ chúng sinh, đồng hành cùng dân tộc trước hiểm họa Bắc thuộc, đau cùng nỗi đau của nhân dân trước mối quốc nhục độc tài tham nhũng và lạc hậu, xót xa trước sự băng hoại xã hội, sự suy đồi đạo đức, nhân tâm ly tán và chủ nghĩa hưởng thụ đang tàn phá thế hệ trẻ của chúng ta.

Một lần nữa Giáo hội lại khẳng định luôn gắn liền vận mệnh của mình cùng vận mệnh dân tộc và đất nước khi chủ trương: muốn giải trừ Pháp nạn trước hết phải giải trừ Quốc nạn. Điều này được minh định qua lập trường của Giáo hội về những vấn đề lớn của quốc gia như Hoàng sa- Trường sa, về biên giới lãnh thổ, về vụ khai thác Bô xít tại Tây nguyên và nguy cơ của "đội quân thứ 5" đang hiện diện tại VN từ nam chí bắc… 

Trong tình thế bị bao vây kiềm tỏa Giáo hội cũng đã làm được nhiều việc đầy ấn tượng trong công tác từ thiện - xã hội của mình như tổ chức những cuộc cứu trợ bão lụt khắp cả nước mỗi khi có thiên tai, tổ chức thường xuyên những đợt phát quà cho những người thiếu may mắn và thua thiệt trong một xã hội cạnh tranh bất bình đẳng và vô tình… Người dân trong nước và thế giới nhiều lần được mục kiến và rất quen thuộc với Hòa thượng Thích Không Tánh người đại diện cho Hội đồng Lưỡng viện Giáo hội PGVN Thống Nhất trong những chuyến công tác từ thiện này.

Giáo hội Phật giáo VN Thống Nhất đang cùng với những tôn giáo bạn và nhân dân cả nước nhất là những nhà đấu tranh cho dân chủ kiến tạo nền tảng cho một xã hội dân sự cởi mở tại VN. Chính điều này mới thực sự khắc họa hình ảnh trung thực của giáo hội như là một nhân tố quyết định để hình thành một chế độ dân chủ, đa nguyên và pháp trị tại VN trong quá khứ trong hiện tại và nhất là trong tương lai.

Hiện tại hơn bao giờ hết, đất nước VN, con người và xã hội VN đang cần một giáo hội chân truyền và trong sáng để dẫn dắt, để xoa dịu những đau thương mất mát và nhất là để hóa giải những hận thù đã chất cao hơn núi tại VN. Đó là sứ mệnh của Giáo hội PGVN Thống Nhất, và chỉ có Giáo hội PGVN Thống Nhất mới đủ tư cách và phẩm giá để làm việc đó.

Thế giới ngày hôm nay đang chuyển dịch theo một chiều hướng nguy hiểm, nhất là quan hệ Mỹ -Trung đang tiềm tàng những mâu thuẫn không có cơ may hóa giải vì tham vọng điên cuồng bởi sự kết hợp hai luồng tư tưởng cực đoan nguy hiểm hai chủ nghĩa hiếu chiến và tham tàn đó là chủ nghĩa CS và tư tưởng Đại Hán. Chúng ta không thể thay đổi được thực tế này, đây là kết quả tai hại của sự tôn thờ vật chất và danh vọng.

TC ngày hôm nay đã trở thành hiểm họa của Mỹ, Nhật và cả thế giới, người Mỹ đã thức tỉnh, người Nhật đã hoảng sợ. Trong cuốn bạch thư quốc phòng mà nước Nhật mới cho công bố ngày 30/07/2012, họ đã đánh động với thế giới về mối đe dọa này. Còn người Mỹ thì đang ráo riết chuẩn bị đối phó với sức mạnh kinh hồn của TC bằng sự chuyễn hướng chiến lược từ Âu sang Á. Trong kế hoạch chuyễn hướng chiến lược 60% vũ khí tối tân nhất sẽ được triển khai ở khu vực Đông Á này.

Thời gian gần đây chúng ta bắt đầu chứng kiến những mâu thuẫn và sự mất niềm tin đang được công khai (hoặc không thể che giấu) giữa hai siêu cường này, TC đã dùng những ngôn ngữ nặng nề bất chấp sự tế nhị ngoại giao khi yêu cầu nước Mỹ phải "câm mồm" không được can thiệp vào biển Đông mà họ cho là chuyện "nội bộ" của họ.

Nhưng biển Đông chỉ là phần nổi trong tảng băng, cái phần chìm mới thực sự là quan trọng, đó là sự mâu thuẫn chiến lược giữa hai siêu cường này.

Đứng trước một viễn cảnh của thế giới và khu vực như vậy chúng ta và cả những người CS cũng thấy rằng chế độ CS này không hề có tương lai.

Đông Á đang đứng trước một trận cuồng phong và một trật tự thế giới mới sắp hình thành, chế độ CSVN sẽ bị quét sạch sau trận cuồng phong này vì chế độ này không phù hợp với xu thế thời đại và trật tự thế giới mới.

Tại VN một nhà nước Dân chủ -Pháp trị sẽ hình thành là một tất yếu, nhưng không phải như vậy mà khó khăn sẽ chấm dứt và dân tộc VN sẽ dễ dàng hưởng được dân chủ, tự do và thái bình thịnh trị vì nguy cơ một chế độ độc tài mới sẽ manh nha trong đó có nguy cơ những người CS cũ và thế lực hậu thuẫn họ sẽ trỗi dậy để một lần nữa đưa đất nước đến thảm họa (nước Nga hiện nay là một bài học nhãn tiền). Để đối trị với nguy cơ này vai trò của Giáo hội PGVN Thống Nhất và những tôn giáo bạn như Phật giáo Hòa Hảo, Công Giáo, Cao Đài và Tin Lành sẽ cùng nhau tạo nên một nền tảng để một chế độ Dân chủ và Pháp trị xây dựng trên đó, đây là cách tốt nhất để chế độ Dân chủ hình thành và phát triển tốt đẹp và là cách tối ưu để bảo vệ nó không cho những thế lực hắc ám trỗi dậy giết chết hoặc chuyễn hướng và tha hóa. Vì một lẽ dễ hiểu là trong một xã hội Dân chủ cởi mở mọi người, mọi xu xướng chính trị đều bình đẳng và có cơ hội như nhau nên cái tốt và cái xấu, cái thiện và cái ác sẽ tồn tại bên nhau, cạnh tranh với nhau. 

Lúc này vai trò lãnh đạo và dẫn dắt về mặt tinh thần cho người dân của Giáo hội PGVN Thống Nhất sẽ mang tính quyết định cho sự bền vững của một xã hội tốt đẹp, đây là cách hiệu quả nhất để loại bỏ nọc độc của chế độ CS. Hơn nữa, đất nước VN đã trải qua một thời gian quá dài trong chế độ CS, những tàn dư của một xã hội ích kỷ, hẹp hòi, vô cảm và thực dụng phải được chữa trị bằng giáo lý từ bi hỷ xả, vị tha, nhân ái và bao dung của nhà Phật và những giá trị cao quý của các tôn giáo khác.

Tương lai của đất nước này rất cần sự dẫn dắt của Giáo hội PGVN Thống Nhất. Và chúng ta hoàn toàn có thể đặt niềm tin của mình nơi Giáo hội vì Giáo hội PGVN Thống Nhất luôn đồng hành cùng dân tộc.

Huỳnh Ngọc Tuấn
Tam kỳ ngày 28/06 âm lịch Nhâm thìn



Ghi chú:

* những dòng có dấu * là trích từ bài viết "Giáo hội PGVN thống nhất và Giáo hội PGVN khác nhau ở chổ nào" của Hòa thượng Viện trưởng Viện Hóa Đạo Thích Viên Định.

** những dòng này trích trong Sách lược 8 điểm của Giáo hội PGVN thống nhất của Đức đệ Ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ

24 August 2012

Tôi Đang Huân Tập

Đào Văn Bình


Bạn ơi,

Tôi đang huân tập một đức tính: Hễ có ai chửi tôi, nhục mạ, bôi lọ tôi…tôi sẽ nhẫn nhục không trả lời. Nếu buộc phải trả lời tôi sẽ dùng lời lẽ ôn hòa, không dùng lời thô tục, hung dữ …để trình bày rõ sự việc, để mọi người được biết…mà không làm tổn thương đến người đang công kích hay thù hận tôi. Đức Phật dạy rằng "Muôn loài chúng sinh đều bình đẳng". Nếu con hổ có thể gầm, con sư tử có thể rống…thì con chim cũng có thể hát ca, con suối có thể reo, thậm chí loài côn trùng nhỏ bé cũng có quyền cất lên tiếng nỉ non giữa canh khuya. Ai cũng có quyền cất lên tiếng nói mà không một ai có quyền ngăn cản miễn sao tiếng nói đó không làm tổn hại tới người khác, không làm xáo trộn sự an vui của cộng đồng.

 

Tôi đang huân tập một đức tính: Không coi những phim ảnh, báo chí, video bạo lực bắn giết để giảm bớt những ý nghĩ hung ác, những tư tưởng bất thiện đã từ lâu được nuôi dưỡng, ẩn chứa trong đầu óc tôi…đồng thời gieo trồng những chủng tử lành trong A-lại-da thức. Tôi hiểu rằng khi tôi phóng ra một tin tức gì…với đà tiến bộ vượt bực của kỹ nghệ truyền thông hiện đại, tin tức đó có thể được hằng triệu, hằng tỉ  người đọc và tác động ngay tới đầu óc của họ. Tôi nghĩ rằng chuyện cậu sinh viên ban tiến sĩ James Holmes đem đủ các loại súng vào rạp chiếu phim ở Aurora, Colorado bắn giết người xem…như trong ci-nê…là hậu quả của phim ảnh bạo lực Mỹ trong đó có phim Batman. Chuyện Anders Behring Breivik 32 tuổi người Na Uy  – nơi được thế giới coi như một quốc gia hiền hòa, thánh thiện, sau khi đánh bom tại một cơ sở  chính quyền, đã xách súng tới một hòn đảo nhỏ,  thản nhiên bắn giết 69 người, làm bị thương 110 ngườ, năm 2011 …mà đa số họ đều là thanh niên thiếu nữ đang hồn nhiên vui chơi trong một buổi sinh hoạt picnic ngoài trời... theo tôi…là kết quả của những tin tức, những bài báo, những bài bình luận, những hình ảnh, những video … mang tính khích động, xúi giục, kỳ thị, ghét bỏ, loại trừ. Rồi ngày hôm qua 5/8/2012, một cựu chiến binh Da Trắng Mỹ đã đem súng vào bắn chết 6 tín đồ Đạo Sikh của Ấn Độ  đang hành lễ ở một  ngôi đền tại Milwaukee, Tiểu Bang Wisconsin,  rồi sau đó bị cảnh sát bắn chết cũng chì vì ông này theo chủ  nghĩa " White Supremacy"  (Da Trắng Là Ưu Việt) - một tổ chức cực đoan kỳ thị chủng tộc.

Ôi cuộc đời thật vô thường! Đảo nhỏ xinh tươi Utøya của Na Uy nay bỗng dưng biến thành địa ngục. Rạp ci-nê, thánh đường bỗng biến thành phạm trường bắn giết. Nghĩ cho cùng, tất cả đều do con người gây tạo ra với nhau.

Vì hiểu rằng hạnh phúc khổ đau trên cõi đời này là do chính con người đem đến cho nhau cho nên muốn những điều ác không xảy ra thì ngay bây giờ chúng ta phải làm điều lành. Cũng giống như để cứu một hồ nước nhiễm ô chúng ta không thể quỳ gối cầu xin mà chinh chúng ta phải ngưng xả rác hoặc ngưng  ném những chất độc hại xuống đó, đồng thời đưa vào hồ một dòng  nước trong mát. Chân lý muôn đời là không thể diệt trừ bạo lực này bằng một bạo lực khác. Không thể có yên bình nếu con người còn tiếp tục nuôi dưỡng và cổ súy bạo lực, kỳ thị, ghét bỏ, loại trừ. Bạo lực ngày hôm nay chỉ là kết quả của cái nhân xấu của ngày hôm qua.

 

Tôi cũng còn đang huân tập một đức tính: Nhìn vương tôn công tử cũng giống như  một kẻ hành khất, cung vàng điện ngọc của vua chúa cũng giống như ngôi nhà tranh vách đất, mối tình của công chúa, hoàng tử chưa chắc đã đẹp hơn mối tình của đôi trai gái ở làng quê, đám cưới của siêu sao, người mẫu chưa chắc đã đẹp hơn đám cưới nghèo ở một thôn bản đìu hiu, ông tỷ phủ thì cũng vậy mà người buôn gánh bán bưng cũng vậy,  kẻ tri thức bằng cấp cùng minh chưa chắc đã thiện lương hơn bà già mù chữ, kim cương châu báu cũng giống như sỏi đá ven đường, nữ trang đắt giá cũng giống như vỏ sò vò ốc, quần hàng, áo hiệu cũng giống như lá che thân của con người thời tiền sử…

Huân tập như vậy là tôi nương theo lời dạy của Phật trong Kinh Viên Giác, " Này thiện nam tử! Tất cả chướng ngại là giác hoàn toàn. Chính niệm hay tà niệm đều là giải thoát. Lập được pháp hay phá pháp đều là Niết Bàn. Trí tuệ ngu si đều là Bát Nhã. Bồ Tát hay ngoại đạo thành tựu các pháp đều là Bồ Đề. Vô minh, chân như không giác cảnh giới (Phật). Giới-Định-Huệ và Dâm-Nộ- Si đều là phẩm hạnh. Chúng sinh và quốc độ đồng một pháp tính. Địa ngục, cung trời đều là Tịnh Độ. Có tính hay không tính đều thành Phật đạo. Tất cả phiền não chính là giải thoát hoàn toàn. Bể tuệ pháp giới soi rõ các tướng cũng như hư không. Đấy gọi là tính Viên Giác tùy thuận của Như Lai." (*)

 

Tuy nhiên trong cuộc huân tập đó, thú thực tôi như người lội dòng nước ngược, như kẻ lên thác xuống ghềnh, như kẻ tự cột mình vào một giây cao-su, một kẻ bị xiềng xích. Có lúc tôi hiu hiu tự đắc tưởng mình đã "đạt đạo" nhưng thực thế thì "trôi lăn".

-Gốc tham-sân-si vẫn còn nguyện vẹn đó.

-Lòng căm thù, ý nghĩ ghét bỏ, kỳ thị, loại trừ có từ bao đời nay không sao dứt được.

-Sự ngã mạn và "cái tôi" với tuổi đời tưởng như thu nhỏ lại nhưng thực tế lại phình to ra.

-Tôi vẫn còn nuôi dưỡng, ấp ủ và vuốt ve những thói hư tật xấu của mình.

-Tôi tự an ủi và biện minh cho những lỗi lầm và lơ là với việc sám hối.

-Tôi luôn luôn có ý nghĩ cho rằng mình đúng còn người ta thì sai.

-Tôi vẫn cho rằng mình luôn đứng ở phía chân lý còn kẻ khác là tà vạy.

-Tôi vẫn nhìn đời bằng con mắt nghi kỵ thay vì cảm thông, tha thứ.

-Tôi vẫn còn nuôi dưỡng lòng hận thù. Hận thù cả những kẻ mà tôi chưa hề gặp mặt mà chỉ nghe nói trên truyền hình, báo chí, Internet.

-Nhiễm ô bởi những tin tức, hình ảnh, báo chí, Internet hằng ngày, kho chứa hận thù trong lòng tôi cứ lớn dần lên trong khi kho chứa tình thương thì cứ vơi đi. Chắc chắn khi tôi chết đi, tôi không thể đem theo cổ phiếu, đô-la, nhà cửa, xe cộ, nữ trang ngọc ngà châu báu…nhưng thần thức, linh hồn tôi sẽ đem theo kho tàng hận thù mà tôi tích chứa từ thuở ấu thơ. Tôi sẽ làm nhiễm ô "thế giới bên kia" khi tôi gặp những ông bà cố tổ sinh ra cách đây vài ngàn năm mà tâm hồn họ rất ngây thơ, chân chất.

-Tôi vẫn thích loan truyền những tin tức xấu, hoặc nói xấu người khác hoặc những bài viết xuyên tạc, chia rẽ, đánh phá mà tôi coi đó như một khoái cảm, một thành tích.

-Tôi vẫn còn thích thủ đoạn dìm người khác để ngoi lên. Tôi có ý nghĩ sai lầm là "kẻ khác xấu thì đương nhiên mình tốt". Tôi đâu biết rằng kẻ khác xấu nhưng chưa chắc mình đã tốt. Ai có phận của người đó.

-Tôi thường tiết kiệm lời khen vì tôi nghĩ rằng khen ngợi người khác làm giảm giá trị của mình.

-Tôi bóp méo sự thực khách quan theo tình cảm yêu ghét của tôi.

-Tôi vẫn có ý nghĩ cho rằng đề cao tinh thần vị tha "chín bỏ làm mười" là tiêu cực, là yếu hèn. Phải dùng sức mạnh để chiến thắng. Tôi đâu biết rằng có những chuyện mà người ta chém giết nhau đã vài ngàn năm nhưng có giải quyết được gì đâu.

-Những ai có ý nghĩ khác với tôi, lập tức tôi sân hận rồi coi đó như kẻ thù và không hề có ý tưởng bao dung.

-Cho dù mái tóc đã điểm sương, "lực bất tòng tâm" nhưng tham vọng của tôi vẫn to lớn, lớn hơn cả như núi Tu Di. Dù ở tuổi "bất hoặc" tôi vẫn còn "ham vui"  tham gia vào những cuộc bênh-chống, nay bạn mai thù, nay khen mai chê, nay ngưỡng mộ mai hạ bệ. Tôi như đứa con nít, đúng ra như cái chong chóng quay tít trong dòng đời "vô minh và vọng động" mà không sao chủ động được. Cuộc sống nội tâm của tôi tưởng êm đềm nhưng thật ra như mặt nước dợn sóng, như khỉ truyền trên cành, như ngựa phi trên cánh đồng…hoàn toàn nóng nảy, bất an và vô định.

-Dù thế giới văn minh như thế nhưng tôi vẫn thích chém giết, cổ vũ cho sự chém giết và tỏ vẻ vui mừng khi thấy ngàn vạn tấm bom trút lên đầu đất nước mà tôi căm ghét. Tôi không có tư tưởng yêu chuộng hòa bình. Tôi coi cuộc sống, con người của dân xứ đó như những lon đồ hộp, như món đồ chơi.

-Tôi vẫn còn say mê tiền bạc, ham thích sự sang cả, phù du, ảo ảnh giống như lòai thiêu thân lao vào ánh đèn rồi tan tác vì ánh điện.

-Nói tóm lại, tôi vẫn là một phàm phu tục tử.

            Chính vì thế mà sự huân tập của tôi chỉ là một "hành giả" rất khiêm tốn,  một lữ hành miệt mài trên con đường thiên lý có khi gục ngã giữa đường mà không bao giờ tới đích hay có khi chỉ đi lòng vòng rồi trở lại khởi điểm ban đầu, đâu vẫn hoàn đó trong tiến trình gọi là Luân Hồi.

Bạn ơi,

            Con người mà chúng ta đang sinh sống, cư xử ngày hôm nay là một tổng hợp của thân thế, giáo dục, rèn luyện, hiểu biết…một tích lũy của di sản đúng-sai, yêu thương-hận thù,  hoặc sự cọ sát của lịch sử trong quá khứ rồi từng giây từng phút lại bị tác động bởi hiện tại và môi trường chung quanh.

Trong một xã hội hay một cộng đồng đầy hận thù và bạo lực, chúng ta có thể bị bôi lọ, giết hại nếu chúng ta nói chuyện thương yêu, tha thứ. Trong một cộng đồng đầy tình nhân ái thì bạo lực cũng có thể không có cơ hội nảy sinh hay lộng hành. Do đó, để có một cuộc sống an lành, chúng ta cần nuôi dưỡng chủng tử lành rồi cùng lúc xây dựng một cộng đồng, một xã hội an lành.

Bạn ơi,

            Tôi chỉ là một phàm phu tục tử xấu xa, đầy tội lỗi, đang cố gắng đi trên con đường thiên lý, có thể không bao giờ tới đích. Nhưng cái đích đó chính là chỗ mong ước và cầu xin hằng ngày của cả tỷ con người trên hành tinh nhỏ bé này: Đó là sự bình an cho cuộc sống của con người.

            Bạn ơi, xin đừng nhân danh bất cứ cái gì để phá hoại cuộc sống an bình của con người./.

Đào Văn Bình

(California nhân Mùa Vu Lan 2012)

 

(*) Kinh Viên Giác, bản dịch của Cụ Thích Huyền Cơ ( Hà Nội 1951) do Phật Học Viện Quốc Tế (Hoa Kỳ) tái bản năm 1997. Đây là bộ kinh chỉ dạy cho hàng đại bồ tát. Nghe kinh này tất cả đại chúng phải nhập chánh định. Nếu không nhập chánh định mà dùng "lý trí phân biệt"của thế gian thì không thể hiểu được bộ kinh này.

23 August 2012

Tây Tạng Bị Bỏ Quên

Trần Khải

Hình ảnh những người dân Tây Tạng tự thiêu trong tuyệt vọng vẫn là những gì không quên được, khi bạn nhìn thấy. Một thanh niên phựt lửa, vừa chạy vừa hô khẩu hiệu, và chạy tới khi gục ngã. Một phụ nữ tắm người trong lửa, đứng giữa chợ hô khẩu hiệu đòi độc lập Tây Tạng.

Tuyệt vọng, nhưng thế giới vẫn im lặng. Vẫn làm như không nghe, không thấy, không biết. Lương tâm người nhìn thấy bị cắn rứt, nhưng không làm gì hơn được, khi Liên Hiệp Quốc vẫn lặng lẽ.

Người ta sẵn lòng lớn tiếng về Trung Đông, về các vấn đề Hồi Giáo, phần lớn vì quan ngại về cuộc chiến khủng bố, về những người bạn của al-Qaeda và Taliban... nhưng người ta an tâm về Phật Giáo Tây Tạng, những người mà ai cũng biết rằng đang giữ giới không giết người, và không hề mang tâm sát nhân ngay cả đối với những người Trung Quốc đang cai trị họ.

Do vậy, Thủ Tướng Tây Tạng lưu vong tuần naỳ mới cảnh cáo rằng cộng đồng quốc tế có thể đang đẩy các vận động hòa bình về hướng biểu tình bạo động hơn bằng cách can thiệp vào Mùa Xuân Ả Rập, nhưng không chống đối gì chuyện Trung Quốc đàn áp ở Tây Tạng.

Thủ Tướng Lobsang Sangay, 43 tuổi, một học giả tốt nghiệp Harvard, nói rằng trong khi các lãnh tụ Phật Giáo Tây Tạng vẫn giữ lập trường dân chủ và bất bạo động, thì những phong trào bên lề khác có thể diễn giải qua hành động của Tây Phương rằng chỉ có biểu tình bạo động mới được hỗ trợ từ các siêu cường.

Đó là lời của Sangay nói trong bài diễn văn kỷ niệm một năm giữ chức Kalon Tripa, tức là chức Thủ Tướng Tây Tạng lưu vong, khi ông kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra về hàng loạt vụ tự thiêu trong và ngoài Tây Tạng.

Ông Sangay nói rằng, trong khi cuộc tự thiêu của một người Tunisia hồi tháng 12-2009 là tác nhân bùng khởi Mùa Xuân Ả Rập, trong đó cộng đồng quốc tế mạnh mẽ can thiệp, thì "Tây Tạng tới giờ đã là một Mùa Xuân Ả Rập trong nhiều thập niên rồi."

Đã có ít nhất 49 người Tây Tạng tự thiêu để phản đối chính sách TQ đàn áp ở Tây Tạng kể từ tháng 3-2011
, khi một vị sư trẻ tự thiêu ở tỉnh Tứ Xuyên để kỷ niệm năm thứ 3 của cuộc biểu tình tại Tu Viện Kirti, trong đó có ít nhất 10 người Tây Tạng bị bắn chết và từ đó bùng khởi làn sóng biểu tình bạo động.

"Bi kịch tại Tây Tạng đang diễn ra trong 50 năm qua, nhưng phản ứng của quốc tế không nhiều như Mùa Xuân Ả Rập," theo lời Sangay nói trong bài diễn văn tại Câu Lạc Bộ Phóng Viên Quốc Tế Vùng Nam Á (FCCSA) ở New Delhi mấy ngày trước.

"Bỏ quên chúng tôi, hay không hỗ trợ chúng tôi, có thể gửi một thông điệp tới các phong trào bên lề khắp thế giới rằng có lẽ không nên chiến đấu bằng phương tiện dân chủ và bất bạo động."

Tuy ông thất vọng vì quốc tế không ủng hộ cuộc chiến bất bạo động cuả dân tộc Tây Tạng, nhưng cả ông và Đức Đạt Lai Lạt Ma đều mạnh mẽ kêu gọi đừng dùng phương tiện tự thiêu.

Thủ Tướng Sangay nói rằng tình hình tệ hại thêm ở Tây Tạng từ khi ông nhậm chức hồi tháng 8-2011, khi chính phủ TQ xiết vòng đai quanh Tây Tạng, không cho du khách quốc tế vào, và liên tục sách nhiễu người Tây Tạng hành hương và cư dân.

Những người Tây Tạng liên hệ tới việc tổ chức biểu tình khi bị bắt "thường bị trả tấn và đôi trường hợp bị mất tích," và TQ bây giờ quan tâm về trị an hơn là chuyện đối ngoại.

Ông nói, vùng Tây Tạng bây giờ đã quân sự hóa cao độ, và là một trong những nơi dao động, bất ổn, và dân Tây Tạng đang chịu đau khổ, "Đó là lý do vì sao, khi bị kềm chế tự do phát biểu, dân Tây Tạng đã, một cách bất hạnh, tự thiêu như một hình thức phản kháng."

Dù vậy, Sangay nói ông hy vọng các sự kiện gần đây như Mùa Xuân Ả Rập, và việc trả tự do cho lãnh tụ dân chủ Miến Điện Aung San Suu Kyi sẽ lôi kéo Bắc Kinh tới phương pháp trung dung hơn với Tây Tạng.

Và TQ đã không đem tới một thiên đường xã hội chủ nghĩa như đã hứa cho Tây Tạng khi xâm chiếm hồi năm 1959, và đã tới lúc chính phủ TQ công nhận thất bại toàn diện của các chính sách trọng tâm về Tây Tạng.

Ông nói, chính phủ TQ phải nhận thấy như thế, hay là sẽ có ai đó thúc giục họ nhận ra như thế.

Một điểm cần ghi nhận, Mỹ và Liên Âu ưu tiên bận tâm về Kuwait, Iraq, Syria, Iran, Libya, Tunisia... vì vùng Trung Đông và Bắc Phi là mỏ dầu của thế giới. Trong khi Tây Tạng không phải thế.

Thêm nữa, Mỹ và Liên Âu hào hứng kềm chế thế giới Hồi Giáo, vì lo sợ quân khủng bố al-Qaeda và cũng vì trong tiềm thức mang sẵn tâm thức thánh chiến của Ky Tô Giáo, muốn đưa quân hướng về thánh địa Jerusalem, nơi họ đã lấy đất này từ dân tộc Hồi Giáo Palestine để trao tặng cho dân tộc Do Thái Giáo Israel từ sau Thế Chiến 2.

Còn chuyện các nhà sư Tây Tạng thì xa quá. Vừa không có dầu, vừa không dính gì tới nỗi lo tiềm thức của họ./.


Trần Khải

21 August 2012

MIỀN VĨNH NGHIÊM

MINH MẪN


Miền Vĩnh Nghiêm là tên gọi cho cộng đồng Phật giáo miên Bắc sống trong Nam, sau 1964 Phật giáo thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, chia vùng hành chánh theo từng miền:

  1. Miền Vạn Hạnh: Bắc duyên hải Trung phần từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, trụ sở ở Huế

  2. Miền Liễu Quán: Nam duyên hải Trung Phần từ Bình Định đến Bình Thuận, trụ sở ở Quy Nhơn

  3. Miền Khuông Việt: Cao nguyên Trung phần từ Kontum đến Quảng Đức, trụ sở ở Ban Mê Thuột

  4. Miền Khánh Hòa: Miền Đông Nam Phần từ Bình Tuy lên Phước LongTây Ninh xuống đến Gia Định,

  5. Miền Huệ Quang: Miền Tây Nam phần Tiền Giang,

  6. Miền Khánh Anh: Miền Tây Nam phần Hậu Giang,

  7. Miền Quảng Đức: Thủ đô Sài gòn, trực thuộc Viện Hóa Đạo,

  8. Miền Vĩnh Nghiêm: Phật tử Miền Bắc di cư và đại diện cho cả Miền Bắc

Đây là kết quả cuộc họp liên tục và cân nhắc của Phật giáo lúc bấy giờ sau khi nhà Ngô sụp đổ

Cuộc họp bắt đầu từ ngày 31 Tháng Chạp năm 1963 tại chùa Xá Lợi, Sài Gòn với:

  1. Ủy ban Liên phái Phật Giáo: Thượng tọa Thích Tâm Châu

  2. Giáo hội Tăng già Bắc Việt: Thượng tọa Thích Tâm Giác

  3. Thiền tịnh Ðạo tràng: Thượng tọa Thích Minh Trực

  4. Giáo hội Nguyên Thủy Việt Nam: Thượng tọa Thích Pháp Tri

  5. Giáo hội Theravada: Lục cả Lâm Em

  6. Giáo hội Tăng già Bắc Việt tại miền Nam: Thượng tọa Thích Thanh Thái

  7. Giáo hội Tăng già Trung phần: Thượng tọa Thích Huyền Quang

  8. Giáo hội Tăng già Nam Việt: Thượng tọa Thích Thiện Hoa

  9. Hội Phật học Nam Việt: cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền

  10. Hội Phật giáo Nguyên thủy: cư sĩ Nguyễn Văn Hiếu

  11. Hội Phật giáo Trung phần: Thượng tọa Thích Trí Quang

  12. Hội Việt Nam Phật giáo: cư sĩ Vũ Bảo Vinh

  13. Ðại diện Phật tử Theravada: cư sĩ Sơn Thái Nguyên.

Như vậy, trên phương diện lãnh thổ, các Miền quy định địa dư rõ ràng, riêng Miền Vĩnh Nghiêm chỉ là danh nghĩa dành cho cộng đồng Phật tử miền Bắc đang sống trong Nam đại diện cho phía Bắc, vì quần chúng Phật tử miền Bắc có mặt tất cả khắp phía Nam, không có địa giới rõ ràng, tuy là đại diện cho Phật tử phía Bắc, nhưng không liên lạc với phía Bắc. Vì vậy gọi là miền Vĩnh Nghiêm là miền lơ lững giữa 7 miền còn lại. Tuy nhiên, nề nếp sinh hoạt tôn giáo và cơ sở vật chất vẫn là một thực tại. Miền Vĩnh Nghiêm lúc bấy giờ do cố HT. T. Tâm Giác làm chánh đại diện.

Nhân sự:

Trước 1975, lúc bấy giờ, chư Tăng miền Vĩnh Nghiêm, hay nói cách khác là chư tôn đức miền Bắc vẫn có một trọng lượng đáng kể trong tổ chức GHPGVNTN, tuy ít. Cố Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm, cố Hòa Thượng Thích Tâm Giác, HT. T.Thanh Long, cố HT T.Quảng Long, cố HT. T. Đức Nhuận, HT T.Tâm Châu, HT.T.Quảng Độ, HT.T. Đức Nghiệp, HT.T. Quảng Thiệp, HT.T.Giác Đức…là những gương mặt sáng giá trong tổ chức GHPGVNTN đủ đại diện cho cộng đồng Phật giáo miền Bắc sinh hoạt tại miền Nam. Các ngài đã góp công rất lớn cho việc phục hoạt tổ chức Phật giáo Việt Nam sau 1963.

Về phía Bắc, chùa tổ Vĩnh Nghiêm, trong thời chiến, thiếu nhân sự thừa kế, một số chư Tăng phải xếp ca sa khoác chiến bào, vì vậy một thời gian dài tổ đình Vĩnh Nghiêm Bắc Giang thiếu bóng tu sĩ, kể từ lúc tổ Thanh Hanh (1838 – 1936 ) cố Thiền gia Pháp chủ phía Bắc có công lớn trong phong trào chấn hưng Phật giáo của thế kỷ 20, viên tịch.

Sau 1982, GHPGVN ra đời, khu vực hành chánh đã xóa tên miền Vĩnh Nghiêm cũng như các miền khác, chỉ còn danh xưng Ban Trị Sự Phật Giáo song song với cơ cấu hành chánh của nhà nước; Riêng Vĩnh Nghiêm được phục hoạt danh xưng như một dòng phái khởi nguồn từ dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử thời Trần Nhân Tông, hay còn gọi là Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử, từ đây, nhân sự của dòng Vĩnh Nghiêm cũng được gia tăng theo chiều dài lịch sử.

Nếu đệ tam Tổ Huyền Quang chấn hưng dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, phát xuất mạch nguồn từ thiền sư Hiện Quang ( đời thứ 15 dòng Vô Ngôn Thông) lấy chùa La ( Vĩnh Nghiêm ) Bắc Ninh làm cơ sở khởi đầu, thì ngày nay, Vĩnh Nghiêm tại Bắc Giang trở thành trung tâm du lịch tâm linh, có bề dày lịch sử về cơ sở đào tạo Tăng tài đầu tiên của đất nước, có lối kiên trúc đậm nét đặc trưng miền Bắc cổ; nằm ở vị trí non nước hữu tình về mặt cảnh quan, mà còn chiếm vị trí địa linh làm nẩy nở một thời dòng Thiền thuần Việt.

  
Cơ sở

Tuy được xây dựng từ thời Lý, nhưng mãi đến đời Trần, vua Trần Nhân Tông và các đồ đệ chọn chùa La làm cơ sở hoằng Pháp, từ đó, Vĩnh Nghiêm mới đi vào lịch sử gắn liền với Thiền phái Trúc Lâm. Kể từ khi Trúc Lâm Đại Đầu Đà Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, cùng 2 đệ tử Pháp Loa và Huyền Quang sáng lập phái Thiền tông hay còn gọi là dòng thiền Trúc Lâm Tam tổ, ( kết hợp ba dòng Thiền trước đó : Tỳ Ni Đa Lưu Chi- Vô Ngôn Thông và Thảo đường) mở mang hệ thống chùa tháp dọc theo hai sườn dãy Yên Tử, từ đó lan tỏa xuống vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong đó chùa Vĩnh Nghiêm ( còn gọi là chùa La ) và vùng Yên Tử trở thành trung tâm đào tạo Tăng tài cho toàn quốc.Vua Trần Nhân Tông thọ giới tại chùa Vĩnh Nghiêm đầu tiên. Sau đó Pháp Loa kế nhiệm trụ trì, khi Pháp Loa viên tịch, Thiền sư Huyền Quang kế thế thủ tọa, từ đây dòng thiền Trúc Lâm phát triển lớn mạnh. Phát xuất từ chùa La (Vĩnh Nghiêm), hình thành một giáo hội chính thống, có chủ trương, có tổ chức hành chánh, phong hàm giáo phẩm, có điệp đàn Tăng tịch. Lần đầu tiên Phật giáo có trường đào tạo tu sĩ, có khuynh hướng giáo dục rõ ràng.

Tuy nhiên, sau khi Thiền phái Trúc Lâm phát triển sâu rộng qua nhiều thời kỳ, Vĩnh Nghiêm không còn được xem thuộc trường phái Trúc Lâm Yên Tử, mà tự thân là một dòng biệt lập,mãi đến ngày nay, dòng Vĩnh Nghiêm truyền thừa trên 800 năm, không mang một sắc thái thiền của Trúc Lâm Tam tổ, và thời gian cận đại, sinh hoạt Thiền môn của dòng Vĩnh Nghiêm không khác với các sinh hoạt của những thiền môn trong cả nước, Thiền Mật Tịnh dung thông.

Ngày nay, dòng Trúc Lâm Yên Tử do Hòa Thượng T. Thanh Từ hướng dẫn, lần lượt phục hồi và kiến tạo các cơ sở Trúc Lâm, trong đó, tại Bắc Giang, Trúc Lâm Phượng Hoàng tại vùng đất Nham Biền, không xa chùa La, được hưng công một cách bề thế, có nghĩa, chùa Vĩnh Nghiêm không còn nằm trong hệ thống Trúc Lâm hiện nay.

Năm 1964, HT. T. Tâm Giác cùng HT. T. Thanh Kiểm đứng ra xây dựng chùa Vĩnh Nghiêm tại Saigon, trên đường Công Lý mà hiện nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa, do kỷ sư Bùi Văn Tố và Nguyễn Bá Lăng thiết kế xây dựng. Kế thế cố HT Trụ Trì Thích Thanh Kiểm, hiện nay là TT. T. Thanh Phong. Đây được xem là tổ đình Vĩnh Nghiêm phía Nam, hàng ngày co hàng trăm du khách tham quan, mỗi đại lễ, có hàng vạn Phật tử tham dự; không những tổ đình Vĩnh Nghiêm đại diện cho dòng phái phía Nam mà còn là nơi du lịch nổi tiếng. Nơi đây có nhiều sinh hoạt gắn liền với xã hội và tín ngưỡng, tạo một uy tín vững vàn trong giới Phật giáo hiện nay. Sau năm 1975, một số Tăng sĩ thành lập các nhánh Vĩnh Nghiêm như ở Mỹ do HT T. Minh Thông chủ tạo, Tiệp Khắc, Thiền viện Vĩnh Nghiêm- vũng Tàu do ĐĐ T. Phúc Hải trụ trì. Tu viện Vĩnh Nghiêm quận 12 TP HCM do TT. T. Thanh Phong chủ tạo. Chùa Vĩnh Nghiêm Thành Phố Nürnberg, bang Bayern, C.H.L.B Đức-ÂU CHÂU hình thành năm 2009. Hiện phía Nam có trên 80 cơ sở thuộc dòng Vĩnh Nghiêm, và trên 500 Tăng ni đng tu học khắp phía Nam, chưa kể số lượng tu sĩ và cơ sở vật chất từ Quảng Bình trở ra Bắc.

Một vài chùa miền Nam có liên đới với Phật tử miền Bắc trước đây, được xem là cơ sở dòng Vĩnh Nghiêm như chùa Giác Minh, chùa Từ Quang, chùa Phúc Lâm Biên Hòa, chùa Phổ Minh Tây Nguyên…hiện vẫn sinh hoạt không lệ thuộc dòng phái mà tiếp xúc, vẫn có nét riêng của Phật giáo phía Bắc.


Ảnh hưởng tâm linh

Tuy dòng phái Vĩnh Nghiêm sau khi tách khỏi ảnh hưởng Thiền phái Trúc Lâm, nhưng tinh thần tu tập và gắn kết với cộng đồng xã hội vẫn không khác với chủ trương của Trúc Lâm Tam tổ. Những Thiền sư kế thừa dòng thiền Trúc Lâm vẫn lấy tôn chỉ: : "Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật" làm chủ đạo, ngài linh động kết hợp giảng kinh thuyết pháp, mà các dòng phái trước kia chuyển ẩn dật, cách biệt xã hội, thì Thiền Trúc Lâm chứng minh cho thấy "Đạo đời viên dung" Phật pháp bất ly thế gian pháp. Trong thời chiến cũng như lúc thanh bình, chư Tăng thuộc dòng Vĩnh Nghiêm cũng từng tham gia mọi công ích, kể cả xếp cà sa khoác chiến bào để làm tròn bổn phận công dân. thậm chí, thời kỳ này Hòa thượng Thích Tâm Duyệt là người trực tiếp chèo đò chở cán bộ, bộ đội trên bến đò La qua sông Lục Nam. Sư Duyệt được Nhà nước tặng Huân chương vì đã có công trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước. Công tác xã hội ngày nay, chư Tăng dòng Vĩnh Nghiêm nói chung,TT Thanh Phong phía Nam và TT T. Thanh Vịnh, trụ trì tổ đình phía Bắc nhiệt tâm trong mọi công tác xã hội và hậu thuẩn cho giáo hội trong mọi sinh hoạt liên hệ đến kinh tế.

Vĩnh Nghiêm Bắc Giang là một cơ sở có nhiều vinh hạnh được chư danh Tăng thạc đức làm tọa chủ, người đầu tiên là Thiền sư Vạn Hạnh, kế đến là Ngài Đạo An, ngài Minh Tâm, ngài Bảo Tánh và ngài Huệ Quang ( tức vua Lý Huệ Tông), từ đó, các vua chúa, quần thần đều hướng về Vĩnh Nghiêm, nhất là khi Trúc Lâm đặt cở sở phát huy thiền phái của mình tại Vĩnh Nghiêm, nghiễm nhiên chùa La trở thành trụ cột cho Phật giáo thời bấy giờ, tiếp nối các danh Tăng về thủ tọa. Đến năm 1930, thế kỷ 20, Hòa Thượng T. Thanh Hanh, đệ nhất Pháp chủ thiền gia phía Bắc, rồi đệ nhị pháp chủ là Hòa Thượng T. Mật Ứng, HT T. Quảng Duyệt, HT T. Đức Nhuận đều xem Vĩnh Nghiêm là Già Lam Tổ đình cho Tăng ni an cư bốn mùa. Hiện nay là TT. T.Thanh Vịnh thủ tọa.

Ngoài ra, chùa Vĩnh Nghiêm thủ đắc kho mộc thư được ấn bản từ thời cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19 gồm nhiều thể loại như kinh, luật luận, thi phú, sách thuốc và chú giảng…được Unesco công nhận là di sản thế giới.

Tổ đình Vĩnh Nghiêm miền Nam, tuy phát triển cơ sở vật chất, vẫn mang tầm vóc tâm linh, thổi hồn vào để duy trì tinh thần Phật giáo qua các cơ sở vật chất như bảo tháp để lưu tồn ân đức của chư vị tiền bối có công với dòng phái. Phía Bắc, tổ đình cũng không làm mất dáng vẻ cổ kính mặc dù nhiêu lần tu tạo tái thiết. Cho dù nơi đâu, cơ sở vật chất của dòng Vĩnh Nghiêm vẫn còn phảng phất nét văn hóa Phật giáo một thời của miền Bắc, đó là nét đặc thù mà ngoài dòng phái Vĩnh Nghiêm, hiện nay chưa có dòng phái nào tồn tại lâu dài trên đất nước phía Bắc còn duy trì được văn hóa cá biệt của mình. Phải chăng, văn hóa tâm linh của dòng phái đã giúp chư Tăng bảo tồn được sắc thái đó?


Tập quán

Hầu hết các chùa phía Bắc ảnh hưởng nặng Tam tòa Tứ phủ, vì thế, chư Tăng ít nhiều cũng phải biết nghi pháp hầu đồng. Đền miếu chùa đình là một quần thể văn hóa tín ngưỡng của miền Bắc. Từ ngày thành lập GHPGVN, chư Tăng giảm dần việc cúng sao giải hạn, đốt vàng mã. Tuy nhiên, quần chúng vẫn khó mà thay đổi. Một số tu sĩ trẻ được đào tạo từ học viện, phần nào ý thức và phân biệt được giữa tín ngưỡng truyền thống dân tộc và tín ngưỡng tâm linh Phật giáo, nhưng các trụ trì vẫn không thoát khỏi sự chi phối của quần chúng về tập quán Thần Phật. Trụ trì không biết hầu đồng múa rỗi thì khó mà được quần chúng yểm trợ. Chư Tăng dòng Vĩnh Nghiêm cũng thế, nhưng sinh hoạt tín ngưỡng dòng Vĩnh Nghiêm hiện nay có nhiều thay đổi hơn xưa. Đặc biệt, tuy nhập thế thời đại, chư Tăng được trang bị kiến thức tối thiểu, nhiều vị được du học, khi về lãnh sứ mạng hoằng pháp, hành đạo, vẫn giữ được nét truyền thống cổ về kiến trúc, duy trì được Tăng phong dòng phái mà không bị lỗi thời với hiện đại. Tuy thích nghi với thời đại về kiến thức, về kiến trúc, về sinh hoạt xã hội mà vẫn giữ được nét cổ kính của dòng phái do nhiều đời danh sư truyền đăng tục diệm. Tập quán sinh hoạt thiền môn phía Bắc vẫn không bỏ, nhưng cập nhật văn minh hiện đại vẫn có thừa. Nhất là chư Tăng phía Bắc được duy trì tập quán bởi quần chúng miền Bắc vẫn chưa nhạt nhòa nếp sống cổ xưa, đòi hỏi chư Tăng phải giữ được tập quán thiền môn mà hàng ngàn năm, phía Bắc từng là chiếc nôi của đạo Phật. Cái khó hiện nay của chư Tăng nói chung trong thời kinh tế thị trường, đòi hỏi phải thích nghi thời đại mà không phụ lòng nhu cầu tâm linh cổ xưa quần chúng miền Băc. Tập quán vẫn là chiếc vành để giữ miệng thúng đạo đức tín ngưỡng được vững vàn hơn.

Tuy nhiên, chư Tăng dòng Vĩnh Nghiêm ở phía Nam tương đối ít bị ràng buộc bởi tập quán cổ thời, họ đã hòa nhập với nếp sinh hoạt phía Nam một cách uyển chuyển, tuy không đánh mất gốc cổ truyền, nhưng cũng không đi quá xa về Tăng phong đạo cách của Thiền môn.

Tóm lại, cùng với sự phát triển chung của Phật giáo, giòng thiền Trúc Lâm đang khôi phục cơ sở vật chất chưa đồng bộ với tăng trưởng tâm linh, tuy gọi là giòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, chưa cung cấp cho văn học Phật giáo Việt Nam hiện tại một nội chất đặc thù của Thiền phái ngoài danh xưng và các đời truyền thừa phả hệ của chư Thiền sư, chưa làm nổi bậc một pháp hành đặc thù như Tam Tổ đương thời, tuy nhiên khôi phục tinh thần Trúc Lâm trên cơ sở vật chất cũng là điểm tựa cho tinh thần dân tộc một thời được hưng phấn bởi giòng thiền Phật giáo Việt Nam duy nhất. Song song với sự phát triển của giòng Trúc Lâm khi tách biệt hẳn cơ sở chùa Đức La (Vĩnh Nghiêm Bắc Giang), dòng Vĩnh nghiêm vẫn duy trì được tông phong và âm thầm phát triển. Tuy dòng Vĩnh Nghiêm mang tính truyền thừa của tiền hiền liệt tổ, dẫu sao vẫn còn duy trì tầm vóc một thời mà những chi phái khác có tên tuổi như Thảo đường, Vô Ngôn Thông, Tỳ Ni Đa lưu Chi, Liễu Quán, Thiên Thai giáo quán tông…đã vắng mất hệ thống tổ chức truyền thừa. Lâm Tế và Tào Động cũng chỉ còn trên phả hệ mà không có truyền thống tục diệm rõ ràng. Ngày nay, dòng thiền của Ngài Duy Lực còn quá mới mẻ, chưa phát triển sâu rộng, chưa thành một giòng phái có tầm vóc, vì thế, dòng Vĩnh Nghiêm hiển nhiên có một vị trí tương xứng trong cộng đồng sinh hoạt của Phật giáo trong và ngoài nước hiện nay.

Dòng Vĩnh Nghiêm, ngoài cơ sở vật chất và lượng số Tăng ni khá lớn. Phả hệ tương đối tồn tục, nhưng sắc thái tâm linh vẫn chưa có một hương vị đặc thù nào để sử gia có thể phân biệt dòng Vĩnh Nghiêm khác với các giáo hệ đương đại mà Nhật Bản, Cao ly có một ranh giới rõ ràng cho các dòng phái.

Dẫu sao, qua bao biến thiên lịch sử, dòng phái Vĩnh Nghiêm vẫn có chỗ đứng thực sự trong giáo sử cận đại, song song đó, các trường phái nổi danh một thời nay cũng chỉ còn trên những trang sử quá độ của Phật giáo Việt Nam.

Miền Vĩnh Nghiêm hay dòng Vĩnh Nghiêm cũng chỉ là tên gọi cho sự liên tưởng một thời, dành cho chư Tăng Ni Phật tử từng hãnh diện chùa Tổ vốn là nguồn gốc phát xuất cho một trang sử oai hùng của dân tộc và Phật giáo từ thời Trần khai nguyên Thiền phái nước Việt. Đất nước bao lần thay ngôi đổi chủ, thể chế chính trị bao lần mang màu sắc khác nhau, nhưng Vĩnh Nghiêm vẫn là dòng phái tồn tại song hành với sự tồn tại của Phật giáo Việt Nam.


MINH MẪN

21/8/2012