28 August 2013

Báo chí Ba Lan lên án HCM là tên diệt chủng



image
Thời báo Ba Lan 'xếp hạng' Hồ Chí Minh - hạng 3 trong số 13 nhà độc tài đẫm máu nhất thế kỷ 20

Tờ Polska Times tức Thời báo Ba Lan hôm 5/3 vừa đưa ra một bản xếp hạng 13 nhà độc tài đẫm máu nhất thế kỉ 20, trong đó có Hồ Chí Minh. Theo đó, Hồ Chí Minh qua 24 năm cầm quyền của mình đã gây ra cái chết của 1,7 triệu người Việt qua cuộc chiến tranh đẫm máu.

Cũng như nhiều sự bình chọn trước đó của các trang mạng khác, các nhà độc tài thuộc 3 thể chế chính trị: Phát xít, Cộng sản và Quân phiệt.


Những "nhân vật" của Polska Time như sau:
image
 1 – Ismail Enver, Thổ Nhĩ Kỳ, cầm quyền 1913-1918, chịu trách nhiệm về cái chết của 1,1 đến 2,5 triệu người; tội ác lớn nhất: diệt chủng người Armenia
image
2 – Kim Nhật Thành, Bắc Triều Tiên, cầm quyền 1948-1994, chịu trách nhiệm về cái chết của 1,6 triệu người; tội ác lớn nhất: chiến tranh Triều Tiên
image
 3 – Hồ Chí Minh, Việt Nam, cầm quyền 1945-1969, chịu trách nhiệm về cái chết của 1,7 triệu người; tội ác lớn nhất: chiến tranh Việt Nam
image
4 – Pol Pot, Campuchia, cầm quyền 1975-1979, chịu trách nhiệm về cái chết của 1,7 – 2,4 triệu người; tội ác lớn nhất: diệt chủng ở Campuchia
image
 5 – Saddam Hussein, Irad, cầm quyền 1969-2003, chịu trách nhiệm về cái chết của 2 triệu người; tội ác lớn nhất: diệt chủng người Kurd
image
6 – Yahya Khan, Pakistan, cầm quyền 1969-1971, chịu trách nhiệm về cái chết của 2 đến 12 triệu người; tội ác lớn nhất: diệt chủng ở Bangladesh
image
7 – Hideki Tojo, Nhật Bản, cầm quyền 1941-1944, chịu trách nhiệm về cái chết của 4 triệu người; tội ác lớn nhất: hành quyết thường dân trong chiến tranh thế giới thứ II.
image
8 – Vladimir Lenin, Nga, cầm quyền 1917-1924, chịu trách nhiệm về cái chết của 4 triệu người; tội ác lớn nhất: nội chiến ở Nga
image
 9 – Hoàng đế Hirohito Nhật Bản, cầm quyền 1926-1989, chịu trách nhiệm về cái chết của 6 triệu người; tội ác lớn nhất: thảm sát ở Nam Kinh
image
 10 – Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc, cầm quyền 1928-1949, chịu trách nhiệm về cái chết của 10 triệu người; tội ác lớn nhất: thảm sát tại Đài Loan vào năm 1947
image
 11 – Adolf Hitler, Đức, cầm quyền 1933-1945, chịu trách nhiệm về cái chết của 17-20 triệu người; tội ác lớn nhất: Holocaust
image
 12 – Joseph Stalin, Nga, cầm quyền 1924-1953, chịu trách nhiệm về cái chết của 40-62 triệu người; tội ác lớn nhất: Trại tập trung Gulag
image
13 – Mao Trạch Đông, Trung Quốc, cầm quyền 1943-1976, chịu trách nhiệm về cái chết của 45-75 triệu người; tội ác lớn nhất: nạn đói lớn và Cách Mạng Văn Hóa.

Cũng cần nói thêm, Polska Times là tờ báo có số lượng truy cập khá lớn. Theo Alexa Ranking, lượng người đọc của tờ này đứng hạng thứ 30.000 trong số hàng chục triệu trang mạng trên toàn thế giới.

Nguyên bản tiếng Balan
http://www.polskatimes.pl/artykul/775659,trzynastu-najbardziej-krwawych-dyktatorow-w-historii-n

27 August 2013

Xin Lỗi Tháng Tư !


Xin Lỗi Tháng Tư !
Bình Ngọc

Thời trai trẻ, gác bút nghiên, gác mọi ước mơ ...lên đường " đánh Mỹ!"
Cây súng trên vai, máu đỏ trong tim!
Mụ lí trí! Hùng hục vượt Trường Sơn.
Đêm nghỉ, ngày đi, giày vẹt gót , áo sờn vai thấm lạnh!
Mẹ còng lưng vắt kiệt sức, mỏi mòn, thao thức đợi con về!
"Ba mươi tháng Tư" Bên Thắng cuộc, hả hê!!!
Con trở thành kẻ "kiêu binh!" trong đoàn "quân Giải phóng!"
Nhưng! Ba mươi tám năm sau con vô cùng thất vọng!
Không hiểu mình đi Giải phóng cho ai???
Chỗm trệ trên cao, toàn những kẻ bất tài!
Đáy xã hội, nhiều "dân oan!" mất đất.
Những nghịch lý, tai ương...chồng chất!
Khoảng cách "sang, hèn" cứ rộng mãi ra.
Người ở "quê" không còn tha thiết với "ao nhà".
Tràn vào Miền Nam "ngoạ, chiếm, xâm canh...từ núi, rừng, chợ búa, thị thành, lầu cao, gác tía ....!"
Ngay như nhà ta thôi!
Chỉ có mình tôi "gọi là : góp công giải phóng".
Chẳng tước quan gì! Mà cũng cả xóm kéo vào.
Người thì bán rau, lượm ve chai, giặt ủi, bán thịt chó, thuốc Lào ...
Thậm Chí! Có cả lừa gạt, bảo kê, hút chích, đĩ điếm, bụi đời...
Đi đâu, ở đâu cũng gặp toàn người "ngoài ấy".
Còn! đố ai tìm thấy bóng dáng người "miền trỏng!" hiện diện trên quê hương mình đấy?
Nhà cửa, ruộng vườn ngoài ấy họ bỏ hoang???
Quê Hương tôi, tên thật đẹp (làng Vàng).
Cũng có đình, chùa, bờ xôi, ruộng mật!
Không hiểu vì sao nhiều người "bỏ tất ?" để vào Nam chen lấn, đua đòi ?

Riêng tôi!
Đã hơn sáu mươi năm, đang ở cuối cuộc đời .
Vẫn cháy bỏng! Muốn được về nơi mình "chôn nhau, cất rốn!"
Đã mấy năm nay, tôi đã làm kẻ "chạy trốn!"
Trốn khỏi "sai lầm !" những năm, tháng ...đã đi qua!
Trở về quê hương, cất lại một nếp nhà!
Tập làm nông, ngớ ngẩn tìm những mảnh gốm xưa, và "Hoài niệm!" thuở ấu thơ ....
Bỗng choàng tỉnh! Đôi khi tìm thấy mình trong đó.
Cửa, cổng nhà tôi cứ mở toang! Kể cả khi trời đang nổi giông, nổi gió ...
Mỗi tháng Tư về tôi lại nhớ vào Nam!
Xin lỗi ! "tháng Tư!"
Xin lỗi ! Miền Nam, những việc tôi đã làm!
Xin lỗi tất cả!
Cả những người "bên thua cuộc!"
Biết sao được !
Mọi người chúng ta sinh ra, đâu có thể chọn được thời cuộc
Nhưng! Lẽ đời, Đen, trắng phải phân minh!
Xin lỗi! "tháng Tư!"
Hãy tha thứ cho mình! Rất chân thành, chứ không phải lời giả dối.


BÌNH-NGỌC

Cả nước đã bị lừa


Châu Hiển Lý - Bộ Đội Tập kết 1954

Đã hơn 3 thập kỷ trôi qua, làm ăn cực nhọc là thế, thành tựu không thể nói là nhỏ, thế mà khoảng cách phát triển của VN so với thế giới sao vẫn xa vời! 

Không định thần nhìn nhận lại tất cả, không khéo chúng ta sẽ ngày càng đi sâu vào con đường đi làm thuê, đất nước có nguy cơ trở thành đất nước cho thuê với triển vọng là bãi thải công nghiệp của các quốc gia khác! Giữa lúc thế giới đang bước vào thời kỳ kinh tế trí thức!

150 năm đã trôi qua, nhưng bài học này còn nguyên vẹn. Đó là 80 năm nô lệ, 40 năm với 4 cuộc chiến tranh lớn (Pháp, Mỹ, Cam Bốt, Tàu) – trong đó 3 thế hệ liên tiếp gánh chịu những hy sinh khốc liệt, 37 năm xây dựng trong hòa bình với biết bao nhiêu lận đận, và hôm nay VN vẫn còn là một nước chậm tiến.

Thảm kịch của đảng cộng sản thực ra đã bắt đầu ngay từ ngày 30-4-1975. Sự bẽ bàng còn lớn hơn vinh quang chiến thắng. Hòa bình và thống nhất đã chỉ phơi bày một miền Bắc xã hội chủ nghĩa thua kém miền Nam, xô bồ và thối nát, về mọi mặt. "Tính hơn hẳn" của chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành một trò cười. Sự tồi dở của nó được phơi bày rõ rệt cùng với sự nghèo khổ cùng cực của đồng bào miền Bắc.

Nhìn lại sau hơn nửa thế kỷ dưới chế độ CS, hàng loạt các câu hỏi được đặt ra :

_ Năm 1954 sau khi thắng Pháp, tại sao hơn 1 triệu người Bắc phải bỏ lại nhà cửa ruộng vườn di cư vào miền Nam ?
_ Sau năm 1975 , tại sao dân miền Nam không ồ ạt di cư ra Bắc sinh sống để được hưởng những thành quả của CNXH mà chỉ thấy hàng triệu người Bắc lũ lượt kéo nhau vào Nam lập nghiệp
_ Tại sao sau khi được "giải phóng" khỏi gông cùm của Mỹ-Ngụy, hàng triệu người phải vượt biên tìm tự do trong cái chết gần kề, ngoài biển cả mênh mông ?
_ Tại sao nhân viên trong các phái đoàn CS đi công tác thường hay trốn lại ở các nước tư bản dưới hình thức tị nạn chính trị ?
Tất cả những thành phần nêu trên, họ muốn trốn chạy cái gì?
_ Tại sao đàn ông? của các nước tư bản Châu á có thể đến VN để chọn vợ như người ta đi mua một món hàng?
_ Tại sao Liên Xô và các nước Đông âu bị sụp đổ?
_ Tại sao lại có sự cách biệt một trời một vực giữa Đông Đức và Tây Đức, giữa Nam Hàn và Bắc Hàn?
Tại sao nước ta ngày nay phải quay trở lại với kinh tế thị trường, phải đi làm công cho các nước tư bản?
_ Tại sao các lãnh tụ CS lại gởi con đi du học tại các nước tư bản thù nghịch?


Hỏi tức là trả lời, người VN đã bỏ phiếu bằng chân từ bỏ một xã hội phi nhân tính. Mọi lý luận phản biện và tuyên truyền của nhà nước cộng sản đều trở thành vô nghĩa.

Sự thực đã quá hiển nhiên nhưng đảng cộng sản không thể công khai nhìn nhận. Họ không thể nhìn nhận là đã hy sinh bốn triệu sinh mệnh trong một cuộc chiến cho một sai lầm. Nếu thế thì họ không còn tư cách gì để nắm chính quyền, ngay cả để hiện diện trong sinh hoạt quốc gia một cách bình thường.

Nhìn nhận một sai lầm kinh khủng như vậy đòi hỏi một lòng yêu nước, một tinh thần trách nhiệm và một sự lương thiện ở mức độ quá cao đối với những người lãnh đạo cộng sản. Hơn nữa họ đã được đào tạo để chỉ biết có bài bản cộng sản, bỏ chủ nghĩa này họ chỉ là những con số không về kiến thức. Cũng phải nói là trong bản chất con người ít ai chịu từ bỏ quyền lực khi đã nắm được.

Thế là sau cuộc cách mạng long trời lở đất với hơn ba chục năm khói lửa, máu chảy thành sông, xương cao hơn núi, Cộng Sản Hà Nội lại phải đi theo những gì trước đây họ từng hô hào phá bỏ tiêu diệt. Từ ba dòng thác cách mạng chuyên chính vô sản, hy sinh hơn bốn triệu mạng người, đi lòng dòng gần nửa thế kỷ, Cộng Sản Hà Nội lại phải rập khuôn theo mô hình tư bản để tồn tại .

Hiện tượng "Mửa ra rồi nuốt lại" này là một cái tát vào mặt các nhà tuyên giáo trung ương. Cách mạng cộng sản đã đưa ra những lí tưởng tuyệt vời nhất, cao cả nhất, đã thực hiện những hành động anh hùng vô song, đồng thời cũng gieo vào lòng người những ảo tưởng bền vững nhất.

Nhưng thực tế chuyên chính vô sản đã diễn ra vô cùng bạo liệt, tàn khốc, chà đạp man rợ lên đạo lý, văn hóa và quyền con người ở tất cả các nước cộng sản nắm chính quyền. Sự dã man quỷ quyệt mánh lới và sự bất nhân khéo che đậy của Cộng sản chưa hề thấy trong lịch sử loài người.

Con người có thể sống trong nghèo nàn, thiếu thốn. Nhưng người ta không thể sống mà không nghĩ, không nói lên ý nghĩ của mình. Không có gì đau khổ hơn là buộc phải im lăng, không có sự đàn áp nào dã man hơn việc bắt người ta phải từ bỏ các tư tưởng của mình và "nhai lại" suy nghĩ của kẻ khác.

Nền chuyên chính vô sản này làm tê liệt toàn bộ đời sống tinh thần của một dân tộc, làm tê liệt sự hoạt động tinh thần của nhiều thế hệ, làm nhiều thế hệ con người trở thành những con rối, những kẻ mù chỉ biết nhai như vẹt các nguyên lý bảo thủ giáo điều…

Công dân của nhà nước cộng sản luôn luôn sợ hãi, luôn luôn lo lắng không biết mình có làm gì sai để khỏi phải chứng minh rằng mình không phải là kẻ thù của chủ nghĩa xã hội.

Cơ chế quyền lực cộng sản tạo ra những hình thức đàn áp tinh vi nhất và bóc lột dã man nhất. Vì vậy công dân trong các hệ thống cộng sản hiểu ngay điều gì được phép làm, còn điều gì thì không. Không phải là luật pháp mà là quan hệ bất thành văn giữa chính quyền và thần dân của nó đã trở thành "phương hướng hành động" chung cho tất cả mọi người.

Cơ chế hiện nay đang tạo kẽ hở cho tham nhũng, vơ vét tiền của của Nhà nước. 

Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là mất tiền, mất của, dù số tiền đó là hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ. Cái lớn nhất bị mất, đó là suy đồi đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống…

Bác và đảng đã gần hoàn thành việc vô sản hóa và lưu manh hóa con người VN (vô sản lưu manh là lời của Lê Nin). Vô sản chuyên chính (đảng viên) thì chuyển sang làm tư bản đỏ, còn vô sản bình thường (người dân) trở thành lưu manh do thất nghiệp, nghèo đói. Nền kinh tế Việt Nam bây giờ chủ yếu là dựa trên việc vơ vét tài nguyên quốc gia , bán rẻ sức lao động của công nhân và nông dân cho các tập đoàn kinh tế ngoại bang, vay nước ngoài do nhà nước CS làm trung gian.

Huyền thoại giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp do cộng sản Việt Nam dày công dàn dựng đã tan thành mây khói khi giai cấp "vô sản" âm thầm lột xáctrở thành các nhà Tư bản đỏ đầy quyền lực và đô la.

Do vậy, lý thuyết CS dần dần mất đi tính quyến rũ hoang dại. Nó trở nên trần trụi và lai căng. Tất cả điều đó đã làm cho các ĐCS trên toàn thế giới dần dần chết đi. Dù GDP có tăng lên, nhiều công trình lớn được khánh thành do vay mượn quỹ tiền tệ Quốc Tế nhưng đạo đức xã hội cạn dần. Thực tế cho thấy rằng sức mạnh không nằm ở cơ bắp. Vũ khí, cảnh sát và hơi cay chỉ là muỗi mòng giữa bầu trời rộng lớn nếu như lòng dân đã hết niềm tin vào chính quyền.

Học thuyết về xây dựng một xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa chỉ là một loại lý tưởng hóa, nó là chiếc bánh vẽ để lừa gạt dân, không hơn không kém; đảng nói một đằng, làm một nẻo.

Chẳng hạn đảng nói "xây dựng xã hội không có bóc lột" thì chính những đảng viên lại là những người trực tiếp tham nhũng bóc lột người ; đảng nói " một xã hội có nền dân chủ gấp triệu lần xã hội tư bản" thì chính xã hội ta đang mất dân chủ trầm trọng; đảng nói "đảng bao gồm những người tiên phong nhất, tiên tiến nhất" nhưng thực tế thì đảng đầy rẫy những người xấu xa nhất, đó là những kẻ đục khoét tiền bạc của nhân dân.

Sở dĩ ĐCSVN còn cố giương cao ngọn cờ XHCN đã bị thiêu rụi ở tất cả các nước sản sinh ra nó vì chúng đang còn nhờ vào miếng võ độc "vô sản chuyên chính" là... còng số 8, nhà tù và họng súng để tồn tại !

Nhân dân đang hy vọng rằng Đảng sớm tự ý thức về tội lỗi tầy trời của mình. Đảng sẽ phải thẳng thắn sám hối từ trong sâu thẳm chứ không chỉ thay đổi bề ngoài rồi lại tiếp tục ngụy biện, chắp vá một cách trơ trẻn.

Người dân chẳng còn một tí ti lòng tin vào bất cứ trò ma giáo nào mà chính phủ bé, chính phủ lớn, chính phủ gần, chính phủ xa đưa ra nữa. Họ nhìn vào ngôi nhà to tướng của ông chủ tịch xã, chú công an khu vực, bà thẩm phán,ông chánh án, bác hải quan, chị quản lý thị trường, kể cả các vị "đại biểu của dân" ở các cơ quan lập pháp "vừa đá bóng vừa thổi còi" mà kết luận: "Tất cả đều là lừa bịp!"

Do đó XHCN sẽ được đánh giá như một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử VN. Con, cháu, chút, chít chúng ta nhắc lại nó như một thời kỳ... đồ đểu ! vết nhơ muôn đời của nhân loại.

Một thời kỳ mà tâm trạng của người dân được thi sĩ cách mạng Bùi Minh Quốc tóm tắt qua 2 vần thơ :

"Quay mặt phía nào cũng phải ghìm cơn mửa !
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi!"


Chẳng lẽ tuổi thanh xuân của bao người con nước Việt dâng hiến cho cách mạng để cuối cùng phải chấp nhận một kết quả thảm thương như thế hay sao ?

Chẳng lẽ máu của bao nhiêu người đổ xuống, vàng bạc tài sản của bao nhiêu kẻ hảo tâm đóng góp để cuối cùng tạo dựng nên một chính thể đê tiện và phi nhân như vậy?

Tương lai nào sẽ dành cho dân tộc và đất nước Việt Nam nếu cái tốt phải nhường chỗ cho cái xấu?

Một xã hội mà cái xấu, cái ác nghênh ngang, công khai dương dương tự đắc trong khi cái tốt, cái thiện phải lẩn tránh, phải rút vào bóng tối thì dân tộc đó không thể có tương lai!

Một kết cục đau buồn và đổ vỡ là điều không tránh khỏi.



Châu Hiển Lý

Bộ đội tập kết 1954

Những cái chết 'lạ lùng' của Việt kiều khi về thăm quê




Ngọc Lan

 Chỉ riêng trong Tháng Bảy, 2013, có ít nhất 4 người Việt ở hải ngoại về thăm Việt Nam, và chết tại đây do đủ mọi nguyên nhân.

Có người bị chết chỉ bởi vài câu cãi nhau. Có người bị chết vì kẻ cướp. Có người chết do tai bay vạ gió. Và có người chết mà không biết lý do rõ ràng.

Điểm lại một số những bất trắc mà những người này gặp phải khi quay về thăm nơi chôn nhau cắt rốn, cuối cùng dẫn đến những cái chết tức tưởi, để lại bao nỗi hoài nghi trong lòng người ở lại, để thấy rằng, những ai khi quay về Việt Nam cần chuẩn bị trước tâm lý đương đầu với chuyện "điều gì cũng có thể xảy ra."


Vince Nguyễn Xuân Cảnh, 30 tuổi, cư dân San Jose, chết tại Sài Gòn vào ngày 1 Tháng Bảy, 2013
mà "gia đình không thể hiểu lý do vì sao." (Hình: Sharon Nguyễn Mỹ Dung cung cấp)

Những cái chết có lý do


Lý do mà Việt Kiều Pháp 36 tuổi, Liêm Quốc Vinh, bị tước đi mạng sống vào ngày 19 Tháng Bảy, 2013 khi về thăm quê hương, đơn giản chỉ là "cãi nhau trong lúc nhậu."

Theo báo Pháp Luật, anh Vinh đến thuê phòng tại nhà nghỉ Thanh Hoa ở Vũng Tàu để ở trọ. "Thấy một nhóm vài nhân viên của nhà nghỉ đang ngồi nhậu, anh Vinh cũng tham gia vô."

Rượu vào lời ra, anh Vinh lời qua tiếng lại cùng một nhân viên của nhà nghỉ. Khi anh Vinh rời khỏi nhà trọ, người thanh niên kia đuổi theo "dùng dao bấm đâm anh Vinh."

Dù đã cố sức gọi điện thoại cho người nhà đến chở đi cấp cứu, nhưng mọi chuyện đã muộn màng.

Bà Trần Thị Minh, Việt kiều Mỹ, sinh năm 1964, khi quyết định trở về Sài Gòn để bán căn nhà ở Gò Vấp có lẽ cũng không bao giờ ngờ đó là chuyến đi định mệnh của mình.

Bà Minh được thân nhân phát hiện chết trong nhà vệ sinh vào sáng ngày 31 Tháng Bảy, 2013, sau 19 ngày trở về quê nhà, trên người "đang mặc đồ thể thao, nằm ngửa, đầu quay vào tường và trên người có nhiều vết thương." Công an nghi đây là "vụ án giết người, cướp tài sản."

Trong khi đó, một Việt Kiều Hồng Kông, bà Trần Thị Thu Hương, chấm dứt cuộc sống của mình ở tuổi 42 vào ngày 8 Tháng Giêng, 2013, chỉ vì lý do "muốn xóa đi một vết sẹo trên mặt."

Đi tìm cái đẹp ở thẩm mỹ viện Linh Nhung - Hà Nội nhưng đâu ai ngờ Thu Hương lại bị chết trong lúc chụp thuốc mê.

Và làm sao có thể hình dung được cảnh bà Hồ Mộng Điệp, 55 tuổi, cũng một Việt Kiều từ Mỹ về Sài Gòn ăn Tết Nguyên Đán cùng gia đình, lại có thể chết cháy một cách đau đớn ngay trong ngôi nhà của em gái mình, chỉ mới sau một ngày về nước?

Theo báo VNExpress, trưa ngày 25 Tháng Giêng, 2013, trong lúc bà Điệp ngồi ăn cơm mừng ngày hội ngộ ở tầng trệt cùng con cháu thì lầu 3 của ngôi nhà bốc cháy.

Trong khi mọi người chạy ra ngoài thì bà Điệp lại chạy ngược lên lầu 2 để lấy giấy tờ tùy thân. Đây chính là lý do khiến bà Điệp tử vong do ngạt khói.

Tuy nhiên, trong số những cái chết "có lý do" thì có lẽ cái chết của Việt kiều Mỹ Nguyễn Hữu Nhơn vào ngày 27 Tháng Bảy vừa qua là cái chết "lãng nhất trên đời."

Ông Nhơn về thăm gia đình 2 tháng, phần lớn thời gian ông ở Sài Gòn. Khi chỉ còn vài ngày nữa là quay trở lại Mỹ, ông Nhơn về Biên Hòa-Đồng Nai thăm gia đình thì gặp nạn.

Một chiếc nồi hơi được chế tạo để hấp bánh tráng cách nhà ông Nhơn ở 7 căn, phát nổ. Phần lõm của chiếc nồi bay vút lên cao theo hình chữ C rồi rớt xuống xuyên qua mái tôn căn nhà ông Nhơn đang trú ngụ, trúng ngay xuống đầu ông, trong lúc ông đang đứng nghe điện thoại dưới hiên nhà!

Mặc dù được gia đình đưa đi cấp cứu, người Việt kiều này tử vong trước khi đến bệnh viên do vết thương đầu quá nặng.

Dẫu biết rằng sống chết có số, nhưng chết như thế này thì quả là hy hữu.

Những cái chết không thể hiểu

Bên cạnh những cái chết mà thân nhân người quá cố biết được lý do mất mát để có thể an ủi lòng, thì cũng có những Việt Kiều về nước và không bao giờ còn có cơ hội sống tiếp trong cuộc đời, nhưng lý do vì sao thì không ai biết một cách rõ ràng.

Quay ngược thời gian, trong cùng Tháng Tư, 2012 có hai Việt Kiều Mỹ chết chưa rõ nguyên nhân.

Người chết vào tối ngày 12 Tháng Tư là ông Nguyễn Tăng Thẩm (có báo ghi là Nguyễn Văn Thẩm), 65 tuổi. Ông Thẩm được nhân viên khách sạn A. Trình ở Thuận An-Bình Dương phát hiện "chết tự khi nào" trong phòng. Nhiều người chỉ biết là chiều hôm đó ông Thẩm đi đâu đó rồi trở về khách sạn bằng taxi.

Trong khi đó, Việt kiều Trần Văn Lạc, 58 tuổi, được phát hiện chết ngay tại nhà người tình của ông vào trưa ngày 15 Tháng Tư tại Bà Rịa-Vũng Tàu.

Cho đến nay cũng chưa ai nói về lý do vì sao ông Lạc qua đời.

Nhưng gây ồn ào và hoang mang nhất cho nhiều người là cái chết của cô Cathy Huỳnh, 26 tuổi, Việt kiều Canada và người bạn Mỹ đi cùng cô tên là Kari Bowerman, 27 tuổi.

Sở dĩ cái chết không rõ lý do của hai cô gái trẻ này được biết nhiều là bởi đài CNN nhập cuộc bằng bài viết "Mysterious tourist deaths in Asia prompt poison probe."

Cathy và Kari cùng dạy tiếng Anh ở Nam Hàn và họ bay sang Nha Trang nghỉ Hè vào ngày 29 Tháng Bảy, 2012. Nhưng tối ngày hôm sau, cả hai đều được đưa vào bệnh viện Đa Khoa tỉnh Khánh Hòa trong tình trạng "ói mửa, khó thở, và có dấu hiệu mất nước trầm trọng."

Khoảng 3 giờ đồng hồ sau khi vào bệnh viện, cô Kari qua đời.

Cathy được cho về. Tuy nhiên, hai ngày sau đó, Cathy cũng "nhắm mắt xuôi tay."

Cathy Huỳnh, 26 tuổi, Việt kiều Canada, chết tại Nha Trang với
nguyên nhân chết  "Choáng không hồi phục chưa rõ nguyên nhân".
(Hình: Chụp lại từ Youtube BYNTVNews)


Gia đình và bạn bè của cô Kari Bowerman, cư dân tiểu bang Wisconsin, nêu ra giả thiết là hai cô có thể chết vì trúng chất độc của thuốc trừ sâu.

Trả lời phỏng vấn của đài CNN, cô Jennifer Jaques, chị của Kari cho biết, "Thật là ác mộng khi cố đi tìm thông tin về cái chết của em tôi. Không có báo cáo của bệnh viện. Không có báo cáo của công an. Không có cái gì hết. Bất cứ điều gì đã xảy ra cho em tôi, tôi muốn chắc là nó không xảy ra cho ai khác hết."

Bà Huỳnh Thị Hương, mẹ của Cathy Huỳnh, từ Ontario, Canada bay về Việt Nam lo hậu sự cho con gái, tỏ ra tức giận khi phát biểu với báo chí, "Tôi thật sự tức giận về sự vô trách nhiệm của đội ngũ nhân viên y tế trong bệnh viện. Con tôi chết bởi nó không nhận được sự chăm sóc, điều trị cần thiết khi được đưa vào bệnh viện."

Do không nhận được lời giải thích nào từ nhà cầm quyền Việt Nam hay từ các giới chức lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam, gia đình và bạn bè của cô Kari Bowerman đã phát động chiến dịch viết thư để yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ mở cuộc điều tra.

Theo báo Dân Trí, ngày 14 Tháng Tám, 2012, tức hai tuần sau khi Kari qua đời, mẫu bệnh phẩm của cô mới được gửi ra Hà Nội để xét nghiệm tại Viện Pháp Y Trung Ương. Và kết luận cuối cùng là nguyên nhân dẫn đến tử vong của cô Kari Bowerman là "suy hô hấp tuần hoàn cấp do hậu quả của phù não."

Trường hợp Cathy Huỳnh, theo đề nghị của gia đình và Tổng Lãnh Sự Quán Canada, thi thể cô được bàn giao nguyên vẹn cho gia đình đưa về Ontario mai táng, không qua thủ tục mổ khám nghiệm tử thi.

Mới đây nhất là cái chết của anh Vince Nguyễn Xuân Cảnh, 30 tuổi, một Việt kiều sống tại San Jose, miền bắc California, cũng khiến nhiều người quan tâm, nhất là khi câu chuyện này được báo San Jose Mercury News tường thuật.

Theo lời kể của cô Sharon Nguyễn Mỹ Dung, chị ruột của Vince thì anh về Sài Gòn đi dạy kèm Anh Văn tại trường Anh Ngữ ILA từ cuối Hè 2012 và dự trù trở về San Jose vào Tháng Tám, 2013.

Thế nhưng, ngày 1 Tháng Bảy, 2013, gia đình Sharon bàng hoàng nhận được tin người con trai duy nhất trong gia đình có 6 chị em đã qua đời tại Sài Gòn.

Nói chuyện với phóng viên Người Việt, cô Sharon cho biết lý do cái chết của em trai cô được ghi trong hồ sơ tại bệnh viện Pháp-Việt là "phù phổi cấp" và "họ cũng nói thêm là Vince qua đời vì chứng tim đột tử do thân thể chứa quá nhiều chất lỏng không tống ra ngoài được."

Tuy nhiên, đến giờ phút này, dù Vince đã được gia đình đưa xác về chôn cất tại San Jose, nhưng cô Sharon vẫn cảm thấy cái chết của người em trai duy nhất trong gia đình "có quá nhiều bí ẩn".

Những gì mà thân nhân của Vince Nguyễn được biết là: chiều ngày tối Chủ Nhật, 30 Tháng Sáu, 2013, Vince cùng người bạn thân ở Sài Gòn tên Nguyễn Chấn Phương đi ăn uống và sau đó rủ nhau đến quán nhậu sang trọng Banana Pub and Restaurant ở Quận 7 để uống rượu.

Tối đó, Phương đưa Vince, trong tình trạng say xỉn, về nhà mình ở Phú Mỹ Hưng để nghỉ ngơi.

Tại đây, Vince đã trải qua một đêm ói mửa, tiểu tiện và đi cầu không ngừng.

Khoảng 9 giờ sáng sáng ngày hôm sau, 1 Tháng Bảy, Phương đưa Vince vào một nhà trọ và để Vince ở đó, dù anh "vẫn còn say xỉn, không tỉnh táo để tự mình đi đứng được."

Nhân viên nhà trọ cho biết người Việt kiều này đã mua rất nhiều nước uống từ quầy tiếp tân và yêu cầu mang đến tận phòng.

Khoảng 6 giờ chiều hôm đó, nhân viên nhà trọ báo cho Phương biết "họ để ý thấy Vince bất động và cơ thể bị lạnh."

Phương quay trở lại nhà trọ đưa Vince vào bệnh viện.

Sau 40 phút làm "hồi sức cấp cứu", bệnh viện tuyên bố Vince Nguyễn Xuân Cảnh đã chết.

Sharon Nguyễn Mỹ Dung (thứ hai từ phải), cùng các em gái và Vince Nguyễn (bìa trái)


"Đến giờ này tôi cũng không hiểu tại sao lại như vậy. Tại sao Phương cũng đi nhậu với Vince mà Phương không bị gì? Tại sao Phương lại không đưa em tôi vào bệnh viện?" Sharon nói qua điện thoại.

Sharon nói thêm một cách chán nản, "Luật bên đó không giống ở đây. Hình như họ chỉ làm có lệ, hồ sơ chứng tử chỉ có một tờ giấy, trong khi ở Mỹ thì cả một xấp giấy dày ghi đầy đủ chi tiết. Mình yêu cầu công an điều tra nhưng họ không có ý giúp đỡ thì mình cũng không biết làm gì hơn. Gia đình cũng đã gửi thư đến Tổng Lãnh Sự Mỹ, họ gửi về Việt Nam nhưng cũng không thấy ai trả lời gì hết."

Dù đã từng trở về Việt Nam hai lần vào năm 2000 và 2012, nhưng sau lần trở lại Sài Gòn để đưa xác em trai mình sang Mỹ vào đầu Tháng Bảy vừa qua, cô Sharon Nguyễn Mỹ Dung, 38 tuổi, cho rằng "Tôi không bao giờ còn muốn trở về Việt Nam nữa."

Một người bạn thời trung học của Cathy Huỳnh, người được Sở Tư Pháp Khánh Hòa cấp giấy chứng tử với nguyên nhân chết là "Choáng không hồi phục chưa rõ nguyên nhân", tên Jetty Lý, nói với đài CNN rằng, "Tôi thiết nghĩ ít nhất chúng ta cũng cần phải để cho thế giới biết chuyện gì đang xảy ra… để có thể khi đứa con trai hay con gái của một ai đó nói rằng chúng trở về South Asia, thì đó sẽ không phải là lời chia tay vĩnh biệt."


Ngọc Lan

23 August 2013

NHỮNG NGÀY NẰM BỆNH


Đỗ Thái Nhiên
 
 
Bệnh ở đây không là bệnh nóng trán, nhức đầu, không là bệnh vặt. Bệnh ở đây là bệnh của một người "thất thập cổ lai hy", bệnh của một người đã nghe văng vẳng đâu đây điệu nhạc vĩnh quyết từ cổng nghĩa trang... Trong tình huống cô tịch như vừa kể, những nghĩ và viết của Lê Hiếu Đằng nên được nghiêm chỉnh ghi nhận như một sản phẩm của tĩnh lặng và chân tình. Chân tình có hay không? Chân tình đến mức độ nào? 
 
I.           Suy nghĩ của Lê Hiếu Đằng

Sau 30/04/1975, ngay giữa Sàigon, nhạc sĩ Nhật Ngân đã hiên ngang và khẳng khái viết lời và nhạc cho nhạc phẩm "Anh giải phóng Tôi hay Tôi giải phóng Anh?". Ba mươi tám năm sau từ trên giường bệnh, Lê Hiếu Đằng (Bạn cùng lớp với Nhật Ngân tại Trường Trung Học Phan Châu Trinh Đà Nẵng) mới long trọng viết câu trả lời:
"Nếu hiểu từ giải phóng theo ý thức sâu xa đó thì tôi cũng rất đồng tình với nhận xét của nhiều nhà báo, nhà văn, học giả ở Miền Bắc, trong đó có nhà báo Huy Đức trong cuốn Bên thắng cuộc mới đây. Thật sự là Miền Nam đã giải phóng Miền Bắc trên tất cả các lĩnh vực nhất là kinh tế, văn hóa, tư tưởng"
("Viết trong những ngày nằm bệnh" – Lê Hiếu Đằng)
 
Năm 1963 Lê Hiếu Đằng và một người bạn tù khác bị giam vì lý do chính trị, nhưng lại được nhà cầm quyền VNCH cho phép rời nhà tù để đi dự thi tú tài II. Nhớ lại sự kiện vừa kể, Lê Hiếu Đằng viết:
Tôi không biết với chế độ gọi là "ưu việt" hiện nay có người tù nào đã được cho ra đi thi như chúng tôi hay không?"
(VTNNNB – LHĐ)
 
Nhớ lại núi tội ác của CSVN sau 1975, Lê Hiếu Đằng mạnh mẽ xác định:
"Sau một thời gian dài Đảng và nhà nước Việt Nam nhận chìm các tầng lớp nhân dân Việt Nam từ Bắc chí Nam dưới chế độ quản lý kinh tế bao cấp, đi ngược lại tất cả quy luật tự nhiên, cop-py mô hình kinh tế của Liên bang Xô viết và Trung Quốc cộng sản 100%. Dân chúng đói kém rên xiết. Các đợt cải tạo tư sản X1, X2 đã làm tan nát biết bao gia đình, làm dòng người vượt biên ngày càng nhiều và biết bao gia đình phải chết tức tưởi trên biển. …….Hoặc bị bọn cướp biển hãm hiếp làm nhục trước mặt chồng con. Có thể nói tất cả điều đó là tội ác của Đảng và Nhà nước Việt Nam, không thể nói khác được."
(VTNNNB – LHĐ)
 
Ác với dân bao nhiêu, hèn với giặc bấy nhiêu. Hèn như thế nào? Lê Hiếu Đằng mô tả:
"Thật ra tổ tiên chúng ta, những tiền nhân thời xa xưa đã cho họ nhiều bài học Chi Lăng, Bạch Đằng Giang, Gò Đống Đa, v.v. Không biết tập đoàn Tập Cận Bình có còn nhớ những bài học đó không? Riêng các vị lãnh đạo ĐCS và Nhà nước Việt Nam thì dường như chưa thấy hết sức mạnh của dân tộc Việt Nam nên quá "hiền lành" đối với một nước lớn nhưng rất "tiểu nhân" (chữ nghĩa của các truyện Tàu), miệng thì xoen xoét nói về "bốn tốt mười sáu chữ vàng" trong lúc hành động thực tế là uy hiếp, săn đuổi, bắt bớ một cách vô nhân đạo các ngư dân Việt Nam đang đánh bắt trong ngư trường truyền thống của mình hoặc hèn hạ cắt đứt cáp các tàu thăm dò dầu khí của chúng ta. Thế mà phản ứng của lãnh đạo Việt Nam thì quá nhu nhược: chỉ là lời phản đối lặp đi lặp lại nghe quá nhàm tai và khó chịu của người phát ngôn viên bộ Ngoại giao. Đến nỗi có những vụ việc lớn càng không dám thực hiện những việc bình thường trong quan hệ quốc tế là triệu tập đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội để trao công hàm phản đối chứ không chỉ là đưa công hàm đến toà đại sứ. Vậy thì độc lập cái gì? Hẳn nhiên là chúng ta không dựa vào nước này chống các nước khác nhưng thực tế quốc tế hiện nay rất thuận lợi để chúng ta liên kết với các nước để đấu tranh với Trung Quốc về Biển Đông." 
( VTNNNB – LHĐ)
 
II.       Phương pháp luận của Lê Hiếu Đằng

Đứng trước tình cảnh khó khăn mọi mặt của Việt Nam, Lê Hiếu Đằng kêu gọi những người đã từng bị CSVN dối gạt trong "cách mạng giải phóng", giới trẻ và toàn thể quần chúng Việt Nam hãy vùng lên:
"vùng lên sau một giấc ngủ khá dài để chấp nhận mọi rủi ro, nguy hiểm cho bản thân cá nhân mình cũng như gia đình để dấn thân vào cuộc chiến đấu mới để tiếp tục thực hiện lý tưởng thời trai trẻ mà hiện nay đã bị phản bội, chà đạp những lời hứa năm nào trong kháng chiến. Ngoài ra còn cả một lớp trẻ hăng hái, nhiệt tình bao gồm những blogger, những sinh viên đang có những hoạt động ở các trường Đại học hoặc nhiều tổ chức khác". 
(VTNNNB – LHĐ)
Vùng  lên để làm gì? Thưa rằng để đòi dân chủ đa nguyên, đòi xóa bỏ hiến pháp 1972, làm ra hiến pháp mới dưới quyền giám sát nghiêm minh của Liên Hiệp Quốc:
"(CSVN) đã chủ trương phải đổi mới kinh tế bằng cách phải chấp nhận kinh tế có nhiều thành phần trong đó có kinh tế cá thể. Thế thì một khi cơ sở hạ tầng có nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội sẽ có nhiều tầng lớp với lợi ích khác nhau thì tất yếu họ phải có tổ chức để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của họ. Đó là quy luật tất yếu vì vậy không thể không đa nguyên đa đảng được và như vậy điều 4 Hiến Pháp hiện nay là vô nghĩa. Trước sau gì các vị lãnh đạo của ĐCS phải chấp nhận thách thức này: các Đảng, tổ chức đối lập sẽ đấu tranh bình đẳng với ĐCS trong các cuộc bầu cử hợp pháp có quan sát viên Quốc tế giám sát như hiện nay Campuchia đã làm………….Cần có quốc hội lập hiến để soạn thảo và thông qua hiến pháp mới.Sau đó bầu quốc hội lập pháp."
( VTNNNB – LHĐ)

III.    Lý thuyết dẫn đạo suy nghĩ và hành động

Muốn tránh tình huống "nói một đường, làm một nẻo", hoặc "vừa làm, vừa run", một người, một tập thể cần phải suy nghĩ và hành động theo một lý thuyết dẫn đạo. Lý thuyết dẫn đạo mà Lê Hiếu Đằng chọn lựa chính là tư tưởng của Nhà Cách Mạng Phan Châu Trinh:
 "Tôi nêu những trải nghiệm nói trên để chứng minh rằng trong chế độ này không có chỗ cho người trung thực mà chỉ dành cho những người nói láo, tránh né đấu tranh. Giờ đây chúng ta phải phá vỡ nỗi sợ hãi đó đi để thực hiện một chủ trương cực kỳ quan trọng của nhà cách mạng Phan Châu Trinh: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh."
( VTNNNB – LHĐ )

Lê Hiếu Đằng nhấn mạnh:
"Một khi xã hội dân sự, xã hội công dân mạnh lên, đủ sức kìm hãm, ức chế các khuynh hướng độc tài của một nhà nước toàn trị. Trước mắt là phải "chấn dân khí" để không còn sợ hãi các thế lực tàn bạo, không sợ bắt bớ, tù đày. Sau đó là "khai dân trí" và "hậu dân sinh".
(VTNNNB – LHĐ)
 
« Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh » là một khẩu quyết trong tư tưởng Phan Châu Trinh. Chi tiết hóa tư tưởng này chúng ta sẽ có được cả một dàn tư tưởng với đầy đủ :
         Tiền đề triết học
         Qui luật triết học
         Phương pháp luận

Bài "Viết trong những ngày nằm bệnh" của Lê Hiếu Đằng với đầy đủ:
1)Suy nghĩ rất chân tình, rất phù hợp với thực tại đời sống.
2)Ước mơ hành động rất quyết liệt, rất dứt khoát.
3)Suy nghĩ và hành động của Lê Hiếu Đằng được dẫn đạo bởi tư tưởng biện chứng Phan Châu Trinh.

Bởi các lý lẽ trình bày ở trên bài viết này trân trọng thỉnh cầu Bạn Đọc trong cũng như ngoài nước đón nhận "Viết từ những ngày nằm bệnh" của Lê Hiếu Đằng như là cống hiến tư tưng của một người Việt Nam yêu nước, quyết tâm từ bỏ quá khứ bị dối gạt bởi "cách mạng giải phóng của CSVN", quyết tâm đấu tranh cho một Việt Nam Dân Chủ Đa Nguyên, Nhân Quyền, Thịnh Vượng và Công Bng ./.
 
Đỗ Thái Nhiên

22 August 2013

ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN LÊ HIẾU ĐẰNG ĐÃ PHẢN TỈNH THẬT HAY CHỈ LÀ CÒ MỒI CHO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM?


 Thiện Ý
le_hieu_dang
 
         Tôi đã đọc kỹ bài "Viết trong những ngày nằm bịnh" của đồng môn cựu sinh viên luật khoa Lê Hiếu Đằng,một đảng viên cộng sản, được đăng tải trên trang Web của Beauxit Việt Nam và sau đó được phát tán rộng rãi trên mạng internet toàn cầu.

      Nội dung bài viết đảng viên CS Lê Hiếu Đằng đã đưa ra những nhận thức lại quá khứ về mình, về đảng và chế độ Việt cộng sau 45 năm vào "Đảng", theo "Đảng" nhưng đã không thực hiện được mục tiêu lý tưởng cộng sản chủ nghĩa mà một thời tuổi trẻ Lê Hiếu Đằng đã hăng say lao vào. Trái lại, sau nhiều thập niên độc quyền thống trị đất nước, áp đặt một chế độ độc tài toàn trị cộng sản chủ nghĩa, trái với ý muốn của nhân dân,  "Đảng ta" đã làm băng hoại niềm tin của nhân dân và của chính các đảng viên cộng sản và làm suy đồi toàn diện đất nước.

     Từ nhận thức về quá khứ và nhờ thực tiễn suy đồi toàn diện 38 năm qua, đảng viên CS Lê Hiếu Đằng đã "Phản tỉnh" và  công khai nói lên sự "phản tỉnh",bất bình, phẫn nộ,đôi chút hối tiếc của mình (vì bị "Đảng" phỉnh gạt, phản bội lý tưởng). Nhìn đến tương lai, CSVLK Lê Hiếu Đằng đã công khai bầy tỏ lập trường, thái độ chọn lựa dứt khoát về những vấn đề căn bản của Đất nước (Vấn đề đa nguyên, đa đảng, vấn đề độc lập, dân chủ ,tự do hạnh phúc…). Đồng thời cá nhân Lê Hiếu Đằng đã hạ quyết tâm phải làm cái gì khác hơn trong những năm tháng còn lại của cuộc đời (gần đất xa trời), bất chấp mọi hậu quả. Cái khác hơn đó là đề nghị, kêu gọi mọi người, nhất là những người "đồng chí" trước đây cùng tham gia "Phong trào sinh viên, học sinh đấu tranh chống Mỹ-Thiệu" dưới sự lãnh đạo của "Đảng ta",  đã đến lúc cần can đảm công khai "phản tỉnh" (đừng giấu mặt nữa), để quy tụ thành một lực lượng chính trị đối trọng và đối lập xây dựng  với đảng Cộng sản Việt Nam, tạo tiền đề sớm hình thành "chế độ đa nguyên, đa đảng, dân chủ pháp trị" thay thế "chế độ nhất nguyên, độc đảng, độc tài toàn trị" hiện nay, đề xây dựng, phát triển toàn diện đất nước và bảo vệ Tổ Quốc trước hiểm họa ngoại xâm.Một cách cụ thể, đảng viên CS phản tỉnh Lê Hiếu Đằng để nghị hình thành một đảng chính trị đối lập lấy tên là "Đảng Dân Chủ Xã Hội" chẳng hạn.

     Trong mấy tuần qua công luận trong và ngoài nước đã quan tâm đặc biệt đến bài "Viết trong những ngày nằm bịnh" của đảng viên CS Lê Hiếu Đằng. Đã có hai luồng dư luận trái ngược: người tin thì cho rằng đảng viên cộng sản Lê Hiếu Đằng "Phản tỉnh thật"; người không tin thì nghi ngờ rằng "phản tỉnh giả", làm "cò mồi" theo chỉ thị ngầm của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN).

     Theo nhận định của chúng tôi thì dù đảng viên cộng sản Lê Hiếu Đằng "Phản tỉnh thật" hay "Phản tỉnh giả" đều có lợi cho công cuộc chống cộng vì mục tiêu dân chủ hóa đất nước của chúng ta. Vì vậy, những ai là người Việt quốc gia chân chính mà quá đa nghi cần cảnh giác để không tiếp tay cho "Đặc tình truyền thông Việt cộng", mỗi khi thấy một đảng viên phản tỉnh chậy về phía quốc gia, dân tộc,thường "tương kế tựu kế" tạo sự nghi ngờ để bị cô lập,tẩy chay, hầu giảm thiểu hay vô hiệu hóa những bất lợi do sự "phản tỉnh của đồng chí mình" gây ra. Đây là thủ đoạn Việt cộng từng làm trong quá khứ (điển hình như với cựu đảng viên CS Bùi Tín hiện ở Pháp, Nguyễn Cần ở Nga và nhiều nhiều người khác…bị nghi ngờ và bị "đánh" dài dài chưa dứt…) sẽ tiếp tục làm cho đến khi Việt cộng bị tiêu vong hoàn toàn.

    Phần chúng tôi thì tin là đảng viên cộng sản Lê Hiếu Đằng "Phản tỉnh thật" (cũng như rất đông đảng viên cộng sản khác đã phản tình nhưng còn giấu mặt…). Sự tin tưởng của chúng tôi căn cứ trên:

   1.- Chiều hướng suy tàn của chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn cầu đã là tất yếu (không thể khác, không thể đảo ngược), với thực tế là sự sụp đổ chế độ cộng sản thiết lập đầu tiên là Liên Xô (Liên bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô-Viết mà Việt cộng từng coi là "Tổ quốc xã hội chủ nghĩa" của mình), kéo theo sự tan rã hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, nay chỉ còn sót lại 4 nước trong đó có Việt Nam, chỉ còn đeo cái vỏ "xã hội chủ nghĩa" (Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam), còn  cái ruột đã dần dần biến thể trong "Môi trường mật ngọt kinh tế thị trường" qua "Tư bản chủ nghĩa" (mà chúng tôi thường gọi nôm na là chế độ "đỏ vỏ, xanh lòng" hay kiểu "treo đầu dê bán thịt chó" của gian thương).

   2.- Tình hình thực tế tại Việt Nam đã biến chuyển ngày một rõ nét theo chiều hướng phát triển tất yếu của chiến lược tòan cầu mới: Toàn cầu hóa về chính trị (dân chủ hoá các hế độ độc tài các kiểu) song song với thị trường tự do hóa các nền kinh tế chỉ huy hoạch định cứng rắn (giải tư các xí nghiệp quốc doanh, chấp nhận nhiều thanh phần kinh tế cạnh tranh…).

     Thực tế là, đảng Cộng sản Việt Nam đã phải trả lại một số quyền dân chủ, dân sinh, nhân quyền căn bản cho nhân dân. Nhân dân không còn "Sợ" Đảng và chính quyền Việt cộng như trước đây. Trên thực tế, từ nhiều năm qua, nhân dân đã giám xuống đường đấu tranh đòi các quyền lợi hợp pháp chính đáng của mình. Nhà cầm quyền đã và đang tiếp tục lùi dần về phía dân chủ dưới áp lực quốc tế và lực đẩy, lực xoay của các cuộc đầu tranh đòi tự do, dân chủ và nhân quyền của nhân dân trong nước và quốc dân Việt Nam khắp nơi ở hải ngoại.

   3.- Đối với cá nhân đảng viên CS Lê Hiếu Đằng, là một đồng môn cựu sinh viên Đại học Luật khoa Sài gòn. Trong quá khứ, Lê Hiếu Đằng từng được hấp thụ những kiến thức luật học  theo ý thức hệ dân chủ Phương Tây, từng sống trong chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng Hòa, nhưng đã đi theo Việt cộng vì đã nhận thức, đánh giá sai lầm về chế độ và xã hội Miền Nam, khi không thấy chế độ độc tài đảng trị và xã hội "Xã hội chủ nghĩa" Miền Bắc tồi tệ hơn nhiều; lại không phân biệt được thực chất và ý nghĩa của cuộc chiến chống thực dân Pháp trước năm 1954 (chống ngoại xâm giành độc lập cho dân tộc) hoàn toàn khác với cuộc chiến tranh Quốc–Cộng sau này (Nội chiến ý thức hệ, cả hai chính quyền của hai chế độ Bắc-Nam đều là công cụ chiến lược của ngoại bang).

      Giờ đây, sau 38 năm Việt cộng cưỡng chiếm được Miền Nam, xây dựng "Xã hội chủ nghĩa" trên cả nước, đảng viên cộng sản Lê Hiếu Đằng đã có đủ dữ kiện thời gian, không gian để "phản tỉnh thật",như  anh  đã mở đấu bài "Viết trong những ngày nằm bịnh":
 "Sau hơn 45 năm chiến đấu trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam, với 45 tuổi Đảng, những trải nghiệm cay đắng mà tôi cùng nhiều bạn bè nữa trong phong trào học sinh sinh viên trước 1975 đã chịu đựng, thôi thúc tôi phải "thanh toán", "tính sổ" lại tất cả."

     Trong bài ""Viết trong những ngày nằm bịnh", tại điểm 1 (Vì sao tôi đi kháng chiến, vào ĐCS Việt Nam?)  Lê Hiếu Đằng đã tự biện minh cho sự lầm lạc đi theo Việt cộng của  mình (cũng như phần đông những người tuổi trẻ cùng thời đã đi theo Việt cộng) là vì "Bạn bè tôi và bản thân tôi cũng bị thôi thúc bởi những tình cảm đó: lòng yêu nước, ý chí chống xâm lược, giành độc lập tự do dân chủ cho Tổ quốc để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn các chế độ cũ ở đó công nhân, nông dân, người lao động, những người hi sinh nhiều trong chiến tranh có cuộc sống ấm no, hạnh phúc đã thôi thúc chúng tôi lên đường…".

     Tôi biết nhưng không quen CSVLK Lê Hiếu Đằng vì chưa một lần tiếp xúc với anh. Thế nhưng tôi tin lời biên bạch cho sự lầm lạc theo Việt cộng của CSVLK Lê Hiếu Đằng (cũng như nhiều sinh viên khác) là thật và anh cũng "Phản tỉnh thật".

    Trước 30-4-1975, tôi không quen, nhưng biết CSVLK Lê Hiếu Đằng là một trong những sinh viên đã hoạt động nằm vùng cho Việt Cộng. Tại Trường Luật Sài Gòn, ngoài CSVLK Lê Hiếu Đằng, một số CSVLK nằm vùng khác như:  Triệu Quốc Mạnh- Nguyễn Đăng Trừng - Nguyễn Đăng Liêm – Đỗ Hữu Cảnh – Trịnh Đình Ban - Đinh Viết Tứ - Hồ Hùng Vân – Nguyễn Long Hội, Tăng Thị Nga… Đó là những đồng môn mà chúng tôi quen biết hay có người chỉ biết mà không quen, theo nghĩa chỉ nghe biết về họ mà chưa một lần trực tiếp gặp gỡ trao đổi…(Có dịp chúng tôi sẽ viết những gì chúng tôi biết về họ).

     Tất cả những sinh viên nằm vùng cho Việt Cộng ở Trường Luật hay các phân khoa khác trước đây, sở dĩ hoạt động được là nhờ "Vỏ bọc sinh viên quốc gia" có thế hợp pháp, trong khung cảnh chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng Hòa, dù mới hình thành còn nhiều bất hoàn và xã hội còn nhiều bất công. Thế nhưng, dù trong tình trạng đang có chiến tranh, các quyền dân chủ, dân sinh và nhân quyền căn bản vẫn được tôn trọng, bảo vệ và hành xử. Do đó, CSVLK Lê Hiếu Đằng (cũng như các sinh viên nằm vùng khác) mới có thể " ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản", lợi dụng thế hợp pháp hoạt động công khai trong Ban chấp hành Tổng hội sinh viên Sài Gòn và Ban Đại Diên Luật Khoa, phát động các cuộc xuống đường chống chính phủ VNCH, theo sự chỉ đạo của Việt cộng.

       Năm 1968 Lê Hiếu Đằng đã tham gia "Liên Minh các lực lượng Dân tộc, dân chủ và Hòa bình Việt Nam", với luật sư Trịnh ĐìnhThảo làm Chủ tịch, Lê Hiếu Đằng Phó Tổng Thư Ký. Đây là một tổ chức do Việt cộng dựng lên để hổ trợ về mặt chính trị cho cuộc "Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968". Vì tham gia Liên Minh này, CSVLK Lê Hiếu Đằng và một số cựu sinh viên luật khoa nằm vùng khác như Nguyễn Đăng Trừng, Tăng Thị Nga… và nhiều sinh viên nằm vùng ở các phân khoa khác đã lộ mặt nên phải trốn chậy vào bưng, sau khi làm cuộc Tổng Tiến Công mà không thấy nhân dân nổi dậy ( mà chỉ thấy nhân dân bỏ chậy khi VC đến) nên đã bị thảm bại.

     Sau 30-4-1975, đảng viên Lê Hiếu Đằng được Đảng và Chính quyền Việt cộng cho công tác trong Mặt Trận Tổ Quốc Thành Phố HCM (Phó Chủ tịch Mặt Trận), một tổ chức ngoại vi của đảng CSVN. Trong những ngay tháng năm đầu sau "Giải phóng", một số sinh viên luật khoa nằm vùng khác thì được công tác trong ngành công an (công cụ bảo vệ nền chính vô sản) như Nguyễn Đăng Trừng, Nguyễn Đăng Liêm, Đỗ Hữu Cảnh, Đinh Viết Tứ …

      Theo chỗ chúng tôi được biết thì chỉ một vài năm sau ngày "Giải phóng" (?!?),đảng viên cộng sản Lê Hiếu Đằng (cũng như phần đông những sinh viên lỡ đi theo Việt cộng) đã "phản tỉnh" rất sớm, nhưng phải dấu mặt cho đến hôm nay mới giám "phản tỉnh công khai" (phần đông còn dấu mặt). Tất cả vì đã lỡ "nhúng tay vào tràm", vì sợ bộ máy "Chuyên chính vô sản" trấn áp, nghiền nát; vì sợ mất các ưu quyền đặc lợi mà chế độ mới dành cho bản thân, gia đình cán bộ đảng viên cộng sản cũng có…nên tất cả đành phải "ngậm miệng ăn tiền".

        Tôi biết sự "Phản tỉnh" rất sớm của CSVLK Lê Hiếu Đằng, qua hiện tượng một số người dân mách bảo cho nhau biết khi gặp khó khăn, áp bức, bất công gì hãy tìm gặp "Ông Lê Hiếu Đằng bên Mặt Trận"nhờ can thiệp. Môt vài người sau khi gặp "Phó Chủ Tịch Mặt Trận Thành Phố Lê Hiếu Đằng" đã kể lại cho tôi nghe về thái độ, lời nói khi tiếp xúc với những người dân chậy đến nhờ "can thiệp", đã  thể hiện sự bất mãn, tức giận những  việc làm sai trái, ức hiếp nhân dân  của các viên chức chính quyền các ngành, các cấp. Mặc dầu "phản tỉnh" rất sớm, đảng viên CS Lê Hiếu Đằng vẫn chỉ giám bầy tỏ thái độ và hành động phản kháng tiêu cực, vẫn tiếp tục nằm trong guồng máy đảng và Nhà nước Việt cộng và chỉ rời bỏ nó khoảng 4 năm trước đây (2009-2013) khi đến tuổi về hưu, không còn quyền lực gì trong tay. Trong những năm tháng gần đây, tình thế đất nước thay đổi ngày càng bất lợi cho Đảng và chế độ Việt cộng, Lê Hiếu Đằng mới giám  tham gia cao trào đấu tranh của quần chúng đòi các quyền dân sinh, dân chủ, nhân quyền và chống Tầu cộng xâm lược.

      Giờ đây, sau thời gian nằm bịnh, suy nghĩ lại quá khứ, ở tuổi ngoài "Thất thập cổ lai hy" ,đảng viên CS Lê Hiếu Đằng mới giám "Phản tỉnh công khai" và bầy tỏ thái độ hành động phản kháng chế độ quyết liệt như thế. Dẫu sao trễ còn hơn không và tuy "trễ" nhưng "chưa muộn" . Tuy nhiên, nhân dân trong nước và quốc dân Việt Nam ở hải ngoại vẫn đang chờ những hành động cụ thể tiếp theo có lợi cho dân cho nước, để không còn ai nghi ngờ đảng viên CS Lê Hiếu Đằng "phản tỉnh giả", làm "cò mồi" theo chỉ thị ngầm của đảng Cộng sản Việt Nam nữa.

      Dẫu sao, quốc dân Việt Nam trong và ngoài nước cũng nên thông cảm và cho cơ hội để đảng viên CS Lê Hiếu Đằng làm được những diều ích quốc lợi dân trong những ngày tháng tới, để chứng tỏ sự "Phản tỉnh thật sự" của mình; để đoái công chuộc tội, do đã lầm lạc trong quá khứ đi theo Việt cộng, mà dù muốn dù không cũng phải gánh chịu một phần trách nhiệm trước nhân dân và lịch sử, về những di hại do Việt cộng gây ra cho nhân dân, dân tộc và đất nước trong nhiều thập niên qua./.

Thiện Ý
Houston, ngày 20 tháng 8 năm 2013.

18 August 2013

Ni Cô Mặc Quân Phục ! Vậy Thì Sao ?

Trần Chung Ngọc
..."Ngày nay cũng vậy. Trong hai cuộc chiến chống xâm lăng vừa qua, Phật Giáo luôn luôn gắn liền với tinh thần yêu nước, cho nên có những tăng ni Việt Nam đã cởi áo cà sa, nâu sồng, mặc quân phục lên đường chiến đấu chống ngoại xâm. Vậy thì màn trình diễn văn nghệ của các Ni Cô chẳng qua cũng chỉ là diễn lại sự hy sinh đóng góp cho quốc gia của tăng ni Phật Giáo trong thời chiến, khích lệ lòng yêu nước của quần chúng, có gì mà phải thắc mắc." (TCN) 
Thỉnh thoảng tôi vẫn ghé vào đọc lướt qua trong VOA, BBC, RFA, RFI tiếng Việt, không phải để học hỏi những gì họ viết trong đó mà chỉ để biết những luận điệu của họ như thế nào để chống phá Việt Nam, phục vụ cho đường lối chỉ đạo của các quốc gia liên hệ, chứ tôi đã biết từ lâu những tổ chức này không phải là những cơ quan thông tin vô tư.  Thí dụ về RFA.
Trần Đình Hoàng có viết trên chuyenluan.net ngày 12.6.2007 bài: "Đài RFA Tuyên Truyền Chống Việt Nam".  Đây là bài nghiên cứu đầy đủ với nhiều chi tiết về thực chất và mục đích của RFA.  Sau đây là phần kết của bài:
Bài viết này muốn nhắc nhở những người nào còn lầm tưởng RFA đấu tranh cho quyền lợi của người Việt rằng: RFA là một tổ chức phục vụ cho quyền lợi của Mỹ và do một nhóm người Việt lưu vong điều hành nhằm làm suy yếu sự đoàn kết dân tộc của Việt Nam và gây bất ổn chính trị xã hội ở Việt Nam để người nước ngoài có cơ hội "thừa nước đục thả câu". Những người ở trong nước đã và đang cộng tác với họ hoặc do bị lừa gạt hoặc tự nguyện cần ý thức được rằng RFA -- vì sứ mệnh chính trị của họ -- chưa bao giờ khách quan, chưa bao giờ có thiện chí với Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Do đó, cộng tác với họ cũng đồng nghĩa với việc hợp tác với những người chống lại quyền lợi của Việt Nam.
Nhận định này cũng đúng với BBC, VOA, RFI tiếng Việt. Gần đây tôi ghé vào BBC thấy có một bài ngồ ngộ với đầu đề:  Ni cô 'thay nâu sồng mặc quân phục', Cập nhật:10:35 GMT - thứ tư, 14 tháng 8, 2013.
Chỉ với cái đầu đề chúng ta có thể thấy sự bất lương trí thức của BBC tiếng Việt.  Vì đây chỉ là một màn trình diễn văn nghệ, chứ không phải là Ni cô vĩnh viễn "thay nâu sồng mặc quân phục."  Nếu lương thiện thì đầu để của bài viết phải là "Ni cô mặc quân phục trình diễn văn nghệ."  Hơn nữa, trong URL chúng ta thấy cụm từ  nun_inappropriate_clothes.  BBC tiếng Việt vì dốt nên đã  cho rằng Ni Cô mà mặc quân phục là không thích hợp.  Điều này phản ánh sự hiểu biết hẹp hòi của BBC tiếng Việt về Phật Giáo. 
Thứ nhất, từ xưa tới nay Phật Giáo luôn luôn đặt quốc gia lên trên hết. Khi thực dân Pháp xâm lăng và dưới thời Pháp thuộc, nhiều Chùa đã trở thành nơi bao che, bảo vệ cho những người yêu nước chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến ở Việt Nam gần đây cũng vậy có nhiều tu sĩ bỏ áo cà sa đi theo kháng chiến, đó không phải là theo Cộng sản vì lý thuyết Cộng sản mà vì theo truyền thống yêu nước, xét đúng ưu tiên của thời thế, giặc đến nhà đàn bà phải đánh, nền độc lập của nước nhà trên hết, không như bọn việt gian vô tổ quốc, phi dân tộc, chủ trương "thà mất nước chứ chẳng thà mất Chúa". Cho nên, nếu Ni Cô có "cởi áo nâu sồng mặc quân phục" như các tu sĩ "cởi áo cà sa khoác chiến bào" cũng đâu có phải là chuyện lạ.  Lịch sử Việt Nam viết rõ, trong những cuộc chiến chống ngoại xâm, các Chùa thường là nơi che dấu quân kháng chiến, và nhiều tăng, ni đã: "Nghe theo tiếng gọi của núi sông/Cà sa gửi lại chốn thư phòng...". 
Thứ nhì, lịch sử đã chứng tỏ truyền thống yêu nước, hộ quốc, an dân của Phật Giáo. Thiên hạ Lý Trần bán vi Tăng (Nửa thiên hạ sống như là các tu sĩ Phật Giáo), nhưng thời đại Lý Trần cũng là thời đại oanh liệt nhất của Việt Nam, ba lần đánh bại quân xâm lược hùng mạnh nhất vào thời đó. Tăng sĩ Phật Giáo "cởi áo cà sa khoác chiến bào", tham gia chống xâm lăng không phải là chuyện hiếm hoi, trong thời nào cũng có. Khi xưa thì Tuệ Trung Thượng Sĩ, anh của Hoàng Hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm, thời bình thì tu ở Chùa, thời chiến thì khoác chiến bào chống xâm lăng, cùng Đức Trần Hưng Đạo lập được nhiều chiến công, đuổi xong ngoại xâm rồi lại trở về Chùa sống thung dung tự tại; Vua Trần Nhân Tông cũng vậy, sau khi chiến thắng ngoại Mông, bỏ ngôi báu, xuất gia làm Trúc Lâm đầu đà.
Ngày nay cũng vậy. Trong hai cuộc chiến chống xâm lăng vừa qua, Phật Giáo luôn luôn gắn liền với tinh thần yêu nước, cho nên có những tăng ni Việt Nam đã cởi áo cà sa, nâu sồng, mặc quân phục lên đường chiến đấu chống ngoại xâm. Vậy thì màn trình diễn văn nghệ của các Ni Cô chẳng qua cũng chỉ là diễn lại sự hy sinh đóng góp cho quốc gia của tăng ni Phật Giáo trong thời chiến, khích lệ lòng yêu nước của quần chúng, có gì mà phải thắc mắc.
Năm 1999, nhân kỷ niệm 52 năm Ngày truyền thống "Nghĩa sĩ phật tử" (27/2/1947), một nhóm ni sư từng phát nguyện "Cởi áo cà sa khoác chiến bào" đã cho lập một bia đá ngay trong khuôn viên chùa để ghi nhớ sự kiện đó. Nhà chùa cũng đã cho xây dựng Đài tưởng niệm các Nghĩa sĩ Phật tử hy sinh trong thời kỳ chiến tranh. Thể theo tâm nguyện cá nhân, xương cốt của 5 vị đã được quy tập, an táng trong vườn tháp của chùa. Đây cũng là nơi mà bất cứ phật tử, du khách nào cũng muốn ghé thăm mỗi khi có dịp để nghiêng mình tưởng nhớ tới những vị sư "Nhập thế ra trận" năm xưa.
Ni cô mặc quân phục, mặc áo tứ thân trình diễn văn nghệ chẳng qua chỉ là nói lên hai nét văn hóa của dân tộc: quân phục tượng trưng cho sự hào hùng của nữ nhân Việt Nam trước nghịch cảnh của thời thế, tiếp nối tinh thần Trưng, Triệu, còn áo tứ thân nói lên nét duyên dáng của phái nữ Việt Nam.  Phật Giáo nên hãnh diện về những đóng góp này thay vì chấp vào những hình thức bề ngoài chỉ có tính cách tượng trưng trong một màn trình diễn văn nghệ, và nên bỏ ngoài tai những lời phê bình nọ kia của những kẻ thiếu hiểu biết về truyền thống văn hóa dân tộc, và về tinh thần "tùy duyên bất biến" của Phật Giáo.
   
  
(trên)   Ni Cô trong màn trình diễn văn nghệ nói lên tinh thần Phật Giáo yêu nước chống xâm lăng
(dưới)  Các "sơ" ngày xưa làm gián điệp cho quân xâm lăng Pháp. Các "sơ" ngày nay tíu tít hôn hít TGM Leopoldo Girelli của nước Vatican (SH)
 
Chùa Cổ Lễ (huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của vùng đất Thành Nam giàu truyền thống lịch sử và văn hoá. Nơi đây còn được biết đến bởi huyền thoại về những tăng ni tạm gác việc đạo tình nguyện lên đường ra trận đối mặt với kẻ thù để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.
Theo Thượng tọa Thích Tâm Vượng, Viện chủ chùa Cổ Lễ, trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc của dân tộc ta trong thế kỷ 20, từ mái chùa cổ kính này đã có 35 ni, sư cởi áo cà sa ra tiền tuyến giết giặc, bảo vệ quê hương, trong đó có 12 người đã anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
                    
(trái) Đại đức Thích Pháp Lữ cởi áo cà sa khoác chiến bào
(phải) Ni Trưởng Thích Đàm Thanh, một trong những nữ tu đã tham gia quân đội chống xâm lăng (1947 
  
Nếu những người thiếu hiểu biết về Phật Giáo còn thắc mắc về chuyện các Ni Cô mặc quân phục thì tôi khuyên họ hãy xem video clip Cởi Áo Cà Sa Khoác Chiến Bào sau đây:
"Phật Pháp bất ly thế gian pháp", cho nên người Phật tử phải tùy duyên tùy thời thế mà hành xử.  Tác giả Đồng Ngọc Hoa viết:  "Tu mà không xa rời trần tục, tu mà khi quốc gia có biến cố thì thiền sư, cư sĩ, tín đồ… đều quan tâm đến vận mệnh quốc gia, nghĩ đến sự hưng vong của chùa cảnh, xóm làng, đất nước. Thậm chí còn vui lòng dấn thân vào cuộc, kể cả xông pha trận mạc chém giết quân thù, giữ gìn cuộc sống thanh bình cho dân tộc."
Chúng ta có thể đọc vài bài thơ nói lên tinh thần yêu nước của Phật Giáo trước nghịch cảnh ngoại xâm:
 Cởi áo cà sa khoác chiến bào
 Tuốt gươm bồng súng dẹp binh đao
 Ra đi quyết rửa thù cứu nước
Vì nghĩa quên thân hiến máu đào
.

Cởi áo cà sa khoác chiến bào,
Giã từ thiền viện lướt binh đao,
Câu kinh tiếng kệ chờ khi khác;
Cứu nước thương dân dễ đợi nào"

Nghe theo tiếng gọi của núi sông
Cà sa gửi lại chốn thư phòng
Xông ra trận tuyến trừ hung bạo
Thực hiện từ bi lực phải hùng

Sau đây là bài thơ của một sư ni:
"Cởi áo cà sa khoác chiến bào
Việc quân đâu có quản gian lao
Gậy thiền quét sạch loài xâm lược

[và loài theo gót quân xâm lược]
Theo gót Trưng Vương tỏ nữ hào".

Nhận thức được truyền thống Phật Giáo yêu nước như vậy thì chúng ta phải thấy rằng, trong khối Phật Giáo gồm hơn 80% dân chúng, nếu có những cá nhân, Tăng cũng như tục, tham gia mặt trận Việt Minh, hay đảng Cộng sản, hay Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, hay Phản Chiến, trong bối cảnh lịch sử chống xâm lăng, đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, thu giang sơn thu về một mối, thì đó cũng chỉ là vì lòng yêu nước, yêu dân tộc, là có chính nghĩa, là một điều vinh dự đáng khen. Điều rõ ràng là trong cuộc chiến chống Pháp, khi toàn dân kháng chiến thì đa số trong đó theo Phật Giáo và chắc chắn là cũng có không ít các tín đồ Ca-tô Giáo, vì Ca-tô Giáo ở Việt Nam cũng chiếm từ 5% đến 7% dân chúng.
Đạo Phật đi vào cuộc đời, tôi thấy chuyện các Ni Cô mặc quân phục hay áo tứ thân để trình diễn văn nghệ chẳng có gì đến nỗi làm cho dư luận ồn ào như BBC đưa tin, hay 'phản cảm' và 'báng bổ Phật giáo' như có người, vì thiếu hiểu biết về Phật Giáo, nên phê phán như vậy. 
Tất cả những nhận định tiêu cực về chuyện này mà BBC tiếng Việt đưa lên đều phản ánh những tình cảm vô trí của một số người thiếu hiểu biết. Họ hiểu biết rất hời hợt về Phật Giáo, chỉ nhìn thấy bề ngoài, không nắm được ý nghĩa đàng sau những màn trình diễn văn nghệ, không ý thức được triết lý Nhị Đế của Phật Giáo, họ cho rằng Phật giáo phải như thế này, thế nọ, theo quan điểm hẹp hòi của họ..  Đạo đức tôn giáo đâu có nằm trên mấy bộ quần áo.  Tây phương cũng có câu "Bộ áo không làm nên thầy tu" (L'habit ne fait pas le moine), thầy tu đây là thầy tu Ca-tô.  Cho nên, đừng có vội vàng đánh giá dựa trên bề ngoài.
Phật Giáo không nên thắc mắc và cảm thấy khó chịu trước những lời chỉ trích vô trí về cuộc trình diễn văn nghệ của các Ni Cô, và các Ni cô nên cảm thấy mình đã có vinh dự được đóng góp nghệ thuật trong những màn trình diễn có nhiều ý nghĩa về lịch sử cà văn hóa Việt Nam.
Mong rằng Thượng tọa Thích Huệ Minh, phó Ban trị sự Phật giáo huyện Bình Chánh, hãy dũng cảm là theo lời nhận định của mình về những màn trình diễn văn nghệ:  'mô hình thật hay.. .cần phải mở rộng trong mùa An cư kiết hạ những năm sau'.
Và cũng mong rằng Ni trưởng Thích Nữ Huệ Ngọc, viện chủ Chùa Pháp Hải, sẽ tiếp tục  'vô cùng hoan hỷ' về ngày 'Ngày hội nữ tu' này, cũng như về những "Ngày hội nữ tu" trong tương lai, và bỏ đi sự phiền lòng trước những dư luận ngu si vô trí..
Để kết luận, có lẽ tôi cần đưa ra vài điều để đối chiếu:
Mặc áo chùng thâm tiếp cận sĩ quan Tây để làm gì ?? Ảnh dongduongthoibao.net
 
Linh Mục Hoàng Quỳnh:  "Thà mất nước chứ chẳng thà mất Chúa."
Trần Chung Ngọc
 Ngày 15 tháng 8, 2013