28 February 2014

Bảo Q Kiếm & Phạm H Vương Tự Gõ Vào Đầu Mình

Bảo Q Kiếm & Phạm H Vương Tự Gõ Vào Đầu Mình
(Gậy ông đánh lưng ông)
 
(Kính nhờ quý vị chuyển tiếp diễn đàn bởi vì tôi không có diễn đàn. Cảm ơn!)
 
 
Từ trước tới nay, chúng tôi nhận thấy hai ông Phạm Hoàng Vương (PHV) và Bảo Quốc Kiếm (BQK) đã tung ra những bài vu khống, mạ lỵ Giáo sư Võ Văn Ái để kết án hàm hồ, vô căn cứ; với lời lẽ khiếm nhã, cộc cằn, tục tĩu, thiếu giáo dục. 
 
Giáo sư Võ Văn Ái (Gs VVA) cư xử như thế nào? Chúng tôi thấy Gs VVA đã có phản biện một hay hai bài chi đó, rồi sau đó Gs VVA im lặng.
 
Thế rồi, thời gian cứ trôi, PHV và BQK vẫn liên tục tung thêm hàng trăm bài với những lời lẽ mạt sát, ngôn từ đầy tính căm thù, thiếu hẳn lễ giáo để tố cáo, bôi nhọ Gs VVA ở cường độ mạnh mẽ độc hại hơn. Trong lúc đó, Gs VVA vẫn giữ thái độ mặc tẫn.
 
Giáo sư Võ Văn Ái dùng thái độ mặc tẫn để trị hạng người vừa lộng ngôn, vừa giảo ngôn, vừa xú ngôn.
 
Giáo sư Võ Văn Ái sử dụng cách im lặng để đối nghịch với hạng người vô quy tắt, vô giáo dục, vô ý thức.
 
Mặc tẫn (im lặng) không phải thua kém, mà ấy chính là tính nhẫn trong tinh thần đạo Phật, là nét nhịn ở thế đời của một thánh nhân hay chính nhân quân tử đối với những kẻ vũ phu, kẻ nông bộc háo thắng, kẻ nhìn đời bằng ác cảm, kẻ thiếu trưởng thành trí óc.
 
Chúng tôi biết, dù không muốn nói với hạng người này, nhưng trong lòng Gs Võ Văn Ái rất khinh miệt họ, như họ chẳng là gì hết dưới nhãn quang của thánh nhân. Độc giả thiện tâm, tri thức trên khắp diễn đàn cũng có lối nhìn và cách đánh giá tương tự khi đọc những bài viết bát nháo, gươm đao, gậy gộc của đám người này.
 
Giả dụ, ngoài phố gặp những đứa trẻ con văng tục chửi mình, gặp đồ điên mang gậy đánh mình, há lẽ mình văng tục chửi chúng hay múa tay oánh lại sao? Hay là nên cứ tâm niệm rằng chúng mất mất lễ độ để rồi bỏ qua đi cho yên chuyện. 
 
Người đời, tuy chưa lần gặp, thấy, biết Gs Võ Văn Ái hoặc các ông Phạm Hoàng Vương hay Bảo Quốc Kiếm là ai, nhưng khi nhìn qua lối hành xử giữ bình tĩnh im lặng của Gs Võ Văn Ái và lối hành xử lồng lộn điên rồ của các ông PHV&BQK, họ sẽ nhận thấy bản tính trí thức nhân hậu của Gs VVA, và bản tính cộc cằn hung tợn của các ông PHV&BQK. Điều này sẽ làm cho họ có nhiều thiện cảm với Gs VVA, ác cảm với các ông BQK&PHV.
 
Đó là đặc điểm của sự kết giao tình hữu, là việc kết duyên hứa hẹn gần gũi thân quen giữa người và người khắp nơi trên thế giới, đưa họ lại gần nhau hoặc đẩy họ xa nhau. Các ông BQK&PHVchưa bao giờ suy nghĩ đến điều này, đúng không? 
 
Tôi sống ở trời Nam, tôi đã chẳng bao giờ đến trời Tây trong thời gian mấy chục năm hoặc mấy trăm năm về trước để gặp những nhân vật như Victor Hugo, Pascal, Shakespeare, Napoleon, Hitler, Lenin…, trời Đông của chúng ta cũng có những nhân vật như Trang Tử, Mạnh Tử, Hồ, Mao, nhưng tại sao trong lòng tôi có sẵn những địa vị khác nhau (ưu ái, kính nễ, khinh chê, hoặc ghét đoạn) sẵn dành cho họ? Ấy phải chăng là do qua ngòi bút xét đoán, qua hoạt động để định giá con người? Đâu cần phải gặp nhau mới thành bạn hữu, mới biết nhau, mới thương nhau, mới quý nhau, hoặc ghét nhau phải không các ông PHV&BQK? Các ông không thử suy nghiệm về điều này để cải thiện ngòi bút, cải thiện tâm tính thì thật quá uổng trong đời. Ngòi bút ác cảm của các ông sẽ làm cho mọi người chán ghét khinh thường và tách các ông ra khỏi tình yêu thương đồng loại.
 
Cũng trong một bài trước đây, tôi đã khuyên các ông rằng các ông đừng lầm có một vài đồng bọn tung hô các ông, rồi các ông tưởng rằng các ông có chính nghĩa. Họ chỉ là những kẻ xu thời, dua nịnh, kém nhận định. Xin nhắc lại, nhóm chop bu đảng CSVN bán nước buôn dân mà nay cũng đã có xấp xỉ 4 triệu đảng viên lâu la đi theo làm tôi tớ một cách đáng rủa, huống hồ chi các ông lại chẳng có người nhập bọn để phá kẻ hiền lương? Tôi còn nhớ trước đây, hay theo dõi tin tức trên diễn đàn, bạn thân thiết của các ông là Nguyễn Hữu Tín thường hay chửi thề văng tục trên khắp diễn đàn, nên đã bị người ta dạy nhiều bài học xứng đáng. Bạn bè của các ông toàn là những loại đó. Bản tính xấu xa, hẹp hòi, kịch cợm như thế, thử hỏi làm sao có được bạn tốt chung đường? 
 
Sau bài 4, tôi tự bảo mình không viết nữa về hai nhân vật BQK và PHV, vì ít nhiều cũng đã viết 4 bài chỉ rõ những điểm quấy của hai ông, mong hai ông kiểm điểm những thói hư tật xấu của mình mà quay về bến giác, thế nhưng lời khuyên bảo của tôi đối với hai ông như nước đổ đầu vịt, mỡ rót lá môn, tôi quyết định gát bút bởi nói cũng bằng thừa. Nhưng hôm nay xin được 1 lần nữa khuyên bảo các ông, vì:
 
Trong thư gửi ra ngày Sunday, June 09, 2013 5:15 PM, chủ đề "Chú PHVg Gửi Cháu Tuệ Giang", ông Phạm Hoàng Vương dùng ngôn từ vô thức, thiếu giáo dục, tục tỉu, cố ý dơ bẩn hóa mối quan hệ giữa Gs Võ Văn Ái và Nữ sĩ Ỷ Lan. Một lá thư nữa do Bảo Quốc Kiếm gửi ra ngày Saturday, June 8, 2013 9:31 PM, chủ đề "Võ Văn Ái Phải Trả Lời" cũng với trò thói biếm nhạo của lớp trẻ con; cuối thư BQK đã ghi độc một lời thề kinh vía đối với Gs Võ Văn Ái là: "Món nợ này nhất định tôi phải đòi cho được. Đừng hòng trốn chạy".      
            
Chao ôi! Cặp mắt của các ông, chả thấy những gì cao đẹp và thiết thực trong sự tương hệ gắn bó để đấu tranh cho nhân quyền của Gs VVA và Ns Ỷ Lan ngoài chỉ một ánh nhìn thù hận chứa đầy dơ bẩn? Trí óc của các ông chưa bao giờ được trong sạch? Tâm ý của các ông chẳng bao giờ thánh thiện ngoài tính căm thù hằn học trào dâng? Bản tính đầy thù hận, quyết tâm săn đuổi đến tận cùng của ông Bảo Quốc Kiếm đã thể hiện rõ nét qua câu tuyên bố của ông ta: "Món nợ này nhất định tôi phải đòi cho được. Đừng hòng trốn chạy".
 
Tôi sực nhớ tới câu để ruột của dân Tàu: "Quân tử trả thù mười năm chưa muộn", nghĩa là người Tàu luôn nhớ mãi thù chẳng bao giờ quên cả; dù cả đến 10 năm sau cũng quyết định trả cho được thù, đòi cho được nợ. Ông Bảo Quốc Kiếm giờ đây cũng vậy!
 
Rồi tôi ngẫm đến bản chất của bọn Cọng sản Việt Nam cũng ác ôn vô kể, chưa trả được thù chẳng thể sống yên, đó là lý do chúng cướp miền Nam để trả thù. Bởi vậy, tuy đã nuốt trọn Việt Nam nhưng chúng vẫn đẩy hàng vạn quân binh cán chính Việt Nam Cộng hòa vào các trại cải tạo để đày đọa, đẩy hàng triệu thân nhân liên hệ lên vùng núi non hẻo lánh để giam đói họ, thậm chí trên 4 triệu dân Việt đã trốn chúng vượt biển thoát ra ngoại quốc mà chúng cũng chẳng buông tha quyết truy đuổi tiêu diệt tận cùng (Đừng hòng chạy trốn!). Ông Bảo Quốc Kiếm giờ đây cũng vậy!
 
Lạ thay, trong hàng trăm bài viết, hai ông Bảo Quốc Kiếm và Phạm Hoàng Vương dồn dập kết án gán ghép Giáo sư Võ Văn Ái là "thằng Tàu Võ Văn Ái, Việt cộng Võ Văn Ái", nhưng chúng tôi cảm thấy Gs Võ Văn Ái không Tàu cũng chẳng Cộng gì cả. Bởi vì, chúng tôi chẳng bao giờ thấy một bài viết nào mà Gs Võ Văn Ái phản đối các ông dưới bút tích đầy thù hận cay cú "phải đòi được nợ", cũng chẳng nghe Gs Võ Văn Ái hăm he "đừng hòng chạy trốn" như bản chất cố hũ của dân Tàu, bọn Cộng? 
 
Mà ngược lại, chúng tôi thấy rõ rằng các ông BQK và PHV là thứ Tàu hơn cả Tàu, lòng thù dai của các ông gấp bội lần hơn cả bọn Tàu ("trả thù 10 năm chưa muộn"). Tâm địa quyết rửa thù trả hận của các ông gấp chục lần hơn cả Cộng sản ("đừng hòng trốn chạy")!
Ô hay, các ông vừa ăn cướp vừa la làng, vừa vu cáo vừa kêu oan, vừa chém giết vừa kêu cứu! Lời ngăm nghe đanh đá của các ông, rõ ràng đã vẽ trắng con người, bản chất và tâm tính của các ông. Phải không? Ai Tàu, ai Cọng đây các ông? Vậy các ông còn cầm bút viết lách nỗi gì?
Chỉ mới đọc một đoạn ngắn trong một bài viết sau này của các ông mà đã thấy sai như vậy rồi. Huống gì, từ trong hàng trăm bài viết chửi bới đầy thô lỗ tục tằn của các ông, nếu chúng tôi phân tích tiếp, sẽ chỉ cho thiên hạ biết về các ông bao nhiêu trăm ngàn điều sai quấy, tâm địa hẹp hòi, tính nết xấu xa, tư chất kém cỏi, kiểu lý luận nghịch lý hàm hồ hàng tôm cá chợ chiều, nói chẳng nghĩ, viết chẳng suy, lời lẽ tuôn ra từ loa miệng chứ không là từ ý thức não bộ, cố chửi cho lại gan do ghen tức bởi vì tự thấy mình không bằng đối phương? 
 
Tôi thật thấy thẹn cho các ông. Trong lúc Gs Võ Văn Ái lăn lộn bôn ba để đấu tranh cho quê nhà, lên án chính quyền Cộng sản, thì các ông chi thời gian công sức của mình ra để vạch lá tìm sâu moi móc từng chữ trong sách của người ta để bôi nhọ, triệt hạ, chống đối. Các ông có bao giờ đặt câu hỏi cho chính mình có còn lương tâm không?
 
Vậy một lần nữa, tôi thành thật khuyên các ông nên cố gắng suy nghiệm về chính mình; hưng khởi từ tâm, dẹp bớt thù hận để dừng bút lại như tôi đã chỉ cho các ông ởtrên và ở trong những bài viết lúc trước. Các ông càng viết càng sai, thế nên lý luận của các ông hoàn toàn phản tác dụng, khiến ngòi bút của các ông trở lại gõ đầu các ông. Đó, các ông luôn gán cho người ta là Tàu là Cộng, nhưng tâm tính của người ta ôn hòa, thiện đức, chẳng có chút gì giống Tàu, Cộng cả. Mà ngược lại, bản chất của các ông đâu khác gì Tàu, Cộng? Ấy là các ông tự chuốc nỗi đau nhục nhã cho riêng mình do chính các ông gây ra từ ngòi bút thiếu hẳn đạo đức của các ông. Rõ ràng các ông tự bôi nhọ và tự đánh các ông chứ chẳng có ai đánh các ông cả./.
 
 
Vũ Bình Minh

Vấn đề GHPGVNTN là Phật giáo hay không?


Vấn đề GHPGVNTN là Phật giáo hay không? 

Chắc có lẽ tôi phải lập lại,

Phật giáo là một tôn giáo. Không thể nào thay đổi được. 
 
Giáo hội Phật giáo Việt nam, Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất là hai giáo hội khác nhau. Nhưng không phải hai tôn giáo khác nhau, hiểu chưa? Nếu nói nữa, thì Về Nguồn, Thống Nhất Hoa Kỳ, Tăng Đoàn Phật giáo Thống nhất không phải là ba cái tôn giáo khác nữa mà vẫn là Phật giáo. Hàng chục, hàng trăm giáo hội, vẫn là để thực hiện đúng con đường tu theo một Tôn giáo là Phật giáo. Mỗi Giáo hội có thể theo một tông phái khác nhau vì lập trường tu, nhưng họ không phải là những tôn giáo khác nhau, cách tu, cách sinh hoạt Tăng có thể khác nhau, nhưng cũng không thể phá vỡ được Phật, Pháp, Tăng là đường lối đã đặt ra cho một tôn giáo là Phật giáo. 

Nếu ai chưa thể hiểu được căn bẳn này, thì đừng chửi bậy bạ các Tăng sĩ Phật giáo nữa. Cần phải biết căm cái mồm lại.

Sở dĩ Công giáo là một tôn giáo vì đó là một thứ đảng phái chính trị theo tôn giáo. Công giáo hay Công giáo Vatican là thủ phạm đã diệt các tông đồ chính thống theo Chúa Giê Su. La Mã là kẻ thù của Chúa giê su, đã không thể kiểm soát được số tín đồ chính thống. Diệt không được, thì phải thống trị lấy họ, sở dĩ Công giáo có thể nhanh chống phát triển thời kỳ sơ khởi vì hai lý do. Do bộ máy tài chính, chính trị La mã và có quân đội sẵn sàng chuyển biến (convert) sang áp dụng Công giáo là đà tiến thống lãnh Âu châu. Và lý do thứ hai là có sẵn tính đồ. Công giáo vẫn chỉ là một tông phái trong Thiến chúa Giáo, chứ không thể đồng nhất Thiên chúa giáo là Công giáo và ngược lại. Thành ra, trên diễn đàn này, có bọn phản quốc ca tụng Công giái dữ lắm, nhưng đến khi các ông Trần Chung Ngọc, Trần Quang Diệu, Duyên Sinh v.v. vạch mặt bọn Công giáo phản quốc, tức bọn lợi dụng chủ thuyết Thiên chúa giáo theo tông phái Công giáo để thực hiện mưu đồ chính trị, thì thấy rằng Công giáo là quá xấu hổ, nên bọn chúng bọ chạy luôn không dám nói tới Công giáo của mình mà phải ôm lấy "Thiên Chúa Giáo" và cho rằng chúng tôi đánh phá Thiên Chúa Giáo. Cả lũ ngu xuẫn đều tin vào điều láo khoét đó, một cái thứ lừa gạt đơn giản vậy mà còn tin theo, thì làm sao có đủ trí thức, ý thức, trí tuệ, tri thức, và bản năng căn bản của một con người để mà hiểu? 

Trở lại vấn đề GHPGVNTN. Những thắc mắc của Phạm Hoàng Vương, của Hương Trầm, Hoàng Anh Tuấn v.v. và cả Lữ Giang, Nguyễn Thọ Phi, và Colleen Hà. 
 
- Với Giáo Sư Võ Văn Ái, tôi vẫn một mực kính trọng Giáo Sư vì một lý do. Giáo sư vẫn là Phát ngôn nhân của GHPGVNTN. Là một Phật tử, tôi vẫn tin rằng GHPGVNTN làm đúng. 
 
- Với Tăng Đoàn Phật GIáo Thống Nhất, tôi có những bất đồng không phục họ, nhưng tôi vẫn kính trọng họ, vì họ nói có phần đúng. 
 
- Với "Quốc Doanh" tôi vẫn một lòng kính trọng họ, vì Các tăng ni có Theo Quốc Doanh, nhưng họ không làm tay sai cho VC giết người cướp của. Tại sao chửi họ được? Chỉ có bọn phản quốc ngu xuẫn theo Công giáo đảng mới căm thù Phật giáo Quốc Doanh. Với GS Võ Văn Ái có chỉ trí họ cũng đúng vì có vấn đề chia rẽ trong lập trường chính trị, nhưng tôi tin rằng những khía cạnh có chống nhau, trong vấn đề chính trị, lập trường tông phái v.v., nhưng vấn đề nhân quyền, pháp nạn thì tôi tin rằng tất cả đều thấy có vấn đề pháp nạn và chống cộng cũng có xãy ra trong tất cả mọi phe từ GHPGVNTN cho tới GHPGVNQD. Nhưng phương cách ứng xử của hai phe đối với đảng VC cũng có khác nhau. Nhưng chuyện Hai giáo hội này nắm chính quyền là không bao giờ xãy ra, phản quốc? không bao giờ. Nhưng GIáo hội Công giáo có khả năng nắm đầu bọn tay sai phản quốc để chia rẽ dân tộc, bán nước cầu vinh, thực thi chính sách giết dân tộc, chia rẽ tổ quốc thì có xãy ra, sẽ xãy ra và có thể mãi mài tồn tại là ngày nào bọn chúng có quyền lực trong tay thì chúng sẽ lập lại bởi đó là giáo điều chính trị của bọn chúng. 

Thành ra, trong tất cả vấn đề mà các phe Phật giáo, sở dĩ tôi tôn trọng họ, vì tất cả các giáo hội này không có bên nào có chính sách giáo điều dạy con người VN phải phản quốc, giết người, tàn phá dân tộc, bán nước. 

Thống nhất Phật giáo? Phật giáo đã là một tôn giáo, không cần thống nhất. Nhưng phải Thống nhất PHật giáo vì phải có một giáo hội. Một giáo hội Thống nhất là cần thiết. Tại sao? 
Tại vì có Thống nhất chung một cơ cấu tổ chức tôn giáo để có thể thực hiện nhiệm vụ hoằng pháp, hiếu đạo, giúp đời. 

Thời kỳ Diệm vẫn có Phật giáo. Nhưng các tín đồ Phật giáo bị ngược đãi, tăng ni bị bọn công giáo đàn áp và phải có Giáo hội để bảo vệ cho sinh hoạt tôn giáo là cần thiết. Bọn công giáo dưới chiêu bài của bọn Diệm đàn áp Phật giáo là tội ác, vì chúng không muốn Phật giáo phát triển, và điều phải làm là đàn áp tăng nhi, tiêu diệt Giáo hội Phật giáo. Tại sao phải thống nhất Giáo hội? Đó là để có đủ sức đoàn kết trãi rộng toàn quốc để đòi hỏi tự do tôn giáo mà bọn Công giáo đã đàn áp là rõ ràng. 

Phật giáo chỉ có một, Phật giáo có thể phát triển hay không là tùy vào phương thức sinh hoạt của một giáo hội. Nhưng giáo hội không phải là một tôn giáo. Công giáo là một giáo hội, nhưng nó không phải là một tôn giáo, mà là một tông phái trong tôn giáo gọi là Thiên chúa giáo. Chửi cha mắng mẹ bọn tay sai Công giáo cũng không thể gọi là đánh phá Thiên Chúa Giáo được, vì bản chất của bọn đảng giáo hội Công giáo chỉ là một bọn thủ lợi quyền chính trị vẫn không thể nào đi đúng con đường thánh thiện của Chúa Giê Su. Và Chúa Giê Su cũng không bao giờ là một tên thật sự thánh thiện mà chỉ là một tên lừa gạt đức tin, người phàm đầy vọng ngữ, không cha do Mẹ là gái mãi dâm hoặc nô lệ mại dâm, nô lệ hoặc người phụ nữ bị hảm, hoặc đã phải bị cái gì đó mà có thai đẻ ra Jesus. 

Jesus thật ra cũng không phải là một người, mà nó là một danh từ thánh thiện. Chứ không phải là một con người. Vì thế Jesus là thánh thiện, rất đúng. Và con người thờ Jesus là vì họ thờ thánh thiện, muốn tôn thờ một đức tin, một niềm tin. Đã là con người thì chúng ta đều muốn có Đức tin, muốn mong được tốt hope (hope), và muốn được cứu rỗi vì chúng ta yếu đuối chúng ta cần một quyền lực vũ trụ cứu chúng ta (a savior). Những cái này là điều tốt của Thiên Chúa GIáo vì nó là một triết đạo (philosophy), nhưng khi thực hiện trong một cơ chế, do sự tin tưởng của nhân loại đặt vào một tổ chức (giáo hội) quá mạnh là do sức mạnh niềm tin, và trong niềm tin đó, cái tập đoàn điều hành mua bán tâm linh đẻ ra đủ thức chức trọng quyền cao và con người trở thành nạn nhân của bọn người phàm không thánh thiện mang chức Linh Mục, Giám Mục nó vẫn là vấn đề chính trị tổ chức và quyền thế, thành ra, công giáo chỉ là một đảng phái chứ không phải một tôn giáo.

Từ đó, ngay cả bọn phản quốc đội lốt công giáo làm chính trị thấy rõ điều này, Danh từ "Công giáo" đã bị phá sản, nên các tên mọt nát thánh giá trên diễn đàn từ bảo vệ "Công giáo" bị dư luận đánh bại, chúng chuyển sáng ôm cái phao "Thiên Chúa Giáo". Tôi tấn công bọn chúng về "Công giáo" chính trị đảng, chết cha chúng nó té nhào, nên ôm cái phao "Thiên chúa giáo" tưởng đâu ngon cơm, ôm lấy cái phao "Thiên chúa giáo" thì bị Trần Quang Điệu, Duyên Sinh, Trần Chung Ngọc đánh cho bò càng, bò sát. 

Tôi nói rồi, tụi chúng có phản biện ra sao, thì chỉ có một kết quả thôi. Cái kết quả của Công giáo đảng là đại thắng xâm lược các dân tộc, và bọn dân tộc nào theo Công giáo đảng đều phải bị bỏ chạy bò càng nhất là nếu chúng đã đụng phải tinh thần dân tộc Việt nam. 

Thành ra, chúng ta đã thấy, Vatican có thể thắng lớn tại VN, nhưng lũ tay sai súc sanh của chúng tại VN có giết hại nhà Tây sơn, nhà Nguyễn, thì cũng bị dân tộc VN đánh chạy sút quần.


Góp ý về vấn đề GHPGVNTN là Phật giáo hay không?
 
Nếu bọn công giáo tấn công Phật tử, dĩ nhiên là chúng đánh phá Phật giáo.
 
Nhưng người Phật tử bảo vệ GHPGVNTN, hay Về Nguồn không thể cho rằng GHPGVNTN là tôn giáo được. 
 
Trái lại, GHPGVNTN là một Giáo hội, hàng chục giáo hội đấu tranh cho Phật giáo.
 
Bọn công giáo tấn công GHPGVNTN cũng là tấn công Phật giáo. 
 
Ngược lại, Công giáo là một giáo hội, một đảng phái chính trị, thì ai vạch mặt đảng này không thể nói là chúng ta đánh phá Thiên Chúa Giáo. Vì Thiên Chúa Giáo rộng lớn hơn Công giáo đảng giáo hội. 
 
Cái mà các Giáo hội Phật giáo gốc VN đấu tranh cho Dân tộc và Phật giáo tất nhiên phải được tôn trọng.
 
Nhưng bọn Công giáo đảng chỉ làm lợi ích cho Công giáo đảng, hại cho Dân tộc thì chúng phải bị vạch mặt. 

Nếu chúng ta là người da trắng, chúng ta có thể nói ai đánh phá Công giáo là đánh phá Thiên chúa giáo. Vì người da trắng (âu châu) theo chủ thuyết dân tộc da trắng. Chúng ta là người da vàng, theo chủ thuyết dân tộc Á đông. Không thể nói rằng chúng ta là người Công giáo, hay người Thiên chúa giáo, vì Thiên chúa giáo và Giáo hội Công giáo chỉ là những thức tổ chức và chủ thuyết dân tộc Da trắng, dân tộc Hebrew tin tưởng rằng Dân tộc họ từ trời xuống, do chúa trời tạo ra, họ có khả năng thống lãnh mọi dân tộc khác. Là người Việt nam, chúng ta không thể chấp nhận điều đó và ngu xuẩn tin vào chủ thuyết dân tộc của các quốc gia ngoài lãnh thổ Việt nam đội lốt tôn giáo.

Một lần nữa, cũng thế, Phật giáo phát sinh từ Ấn độ, do một người Á châu sinh ra, Ông cố tâm tu để giải thoát nhân loại khỏi chiến tranh, sanh lão bệnh tự đau thương và cố công tu để cho nhân loại sống hòa bình hạnh phúc. Phật giáo tại VN cũng không có mục tiêu chủ trương bảo tồn một giáo hội nào tại Ấn độ, hay ngoài lãnh thổ Việt nam. Vì thế, không thể nói rằng Phật giáo du nhập từ Tàu, từ Ấn là có hại cho dân tộc ta. Ngược lại, Công giáo đảng tổ chức làm lợi cho ngoại bang, hại cho dân tộc, cung phụng cho một chủ thuyết du nhập từ ngoại bang vì quyền lợi ngoại bang, hại cho dân tộc ta nên phải lên án. 

Không bao giờ có thể so sánh được rằng Phật giáo du nhập từ ngoại bang, thì Công giáo đảng, và Thiên chúa GIáo du nhập từ ngoại bang có thể coi là đồng điều ích lợi. Bởi hậu quả lợi ích đó có khác rất nhiều. Phật giáo đem lợi ích cho dân tộc, không bán bổ giết hại Dân tộc ta, không tàn phá, chia rẽ Dân tộc ta. Nhưng bọn đảng Công giáo đã vì chủ thuyết Thiên chúa giáo hai lần tàn sát dân tộc ta, chia cắt đất nước ta, xóa bỏ tên nước ta khỏi bản đồ thế giới. 

Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không phải Phật giáo. Nhưng đánh phá bất cứ giáo hội nào của người Phật tử Việt nam là đánh phá Phật giáo. 

Hiểu chưa? 

Giác Hạnh

25 February 2014

Những Khác Biệt Văn Hóa Đông-Tây


Những Khác Biệt Văn Hóa Đông-Tây
 
Do bối cảnh địa lý, kinh tế, văn minh, triết lý và ảnh hưởng tôn giáo khác nhau, mỗi xã hội có một nền văn hóa khác nhau. Một nền văn hóa có thể thích hợp cho nước này nhưng chưa hẳn tốt lành cho xứ khác. Chẳng hạn, chuyện phụ nữ khỏa thân, phô diễn da thịt quá mức có thể rất đẹp, rất nghệ thuật đối với Tây Phương nhưng vô cùng độc hại đối với các quốc gia Hồi Giáo và gây khó chịu cho các quốc gia chịu ảnh hưởng văn hóa Đông Phương. Chuyện con cái bình đẳng với cha mẹ, lý luận tay đôi với cha mẹ có thể rất bình thường ở Âu-Mỹ , nhưng gây "shock" cho phụ huynh ở các quốc gia Á Châu.
 
Nếu như những tập quán, lề thói cư xử, những giao tiếp, ăn mặc, phô diễn thân thể như thế cứ nằm yên ở một chỗ thì chẳng có gì đáng nói, vì "Đèn ai nhà nấy rạng." Thế nhưng thế giới ngày hôm nay quá nhỏ mà phương tiện truyền thông lại nhanh. Một cái váy ngắn, một kiểu ăn mặc hở hang, một kiểu xâm trổ trên thân hình của cô ca sĩ nào đó có thể chỉ một tiếng đồng hồ sau đã trở thành thời trang nóng bỏng thu hút hàng triệu cô gái trên thế giới. Rồi một cử chỉ, động tác, ăn mặc, có thể rất nhố nhăng của một ca sĩ nhạc Rap, nhạc Pop nào đó, trong nhấp nháy đã trở thành "mốt" cho hàng triệu, hàng triệu thanh niên trên thế giới bắt chước theo. Tệ nạn thanh niên, thiếu nữ du đãng vẽ bậy lên tường đang là một căn bệnh bất trị tại Âu- Mỹ, nếu du nhập vào Việt Nam sẽ là một thảm họa vì "đã nghèo lại mắc cái eo."
 
Về vấn đề xung đột văn hóa, đối với lớp người di dân, đang sống ở quê hương bỗng nhiên phải lưu lạc nơi xứ lạ quê người văn hóa hoàn toàn khác biệt, là chuyện đau khổ. Cha mẹ thì vẫn giữ nề nếp cũ, trong khi con cái thay đổi hòan tòan. Từ cái ăn đến cái mặc, đầu tóc, ngôn ngữ, cách sống, cách đi đứng, cách nói chuyện, cách suy nghĩ, cách làm việc v.v..đều khác với cha mẹ, từ đó mà tạo ra xung đột văn hóa. Có con cái, mà chúng nó nói tiếng nước người với mình, theo văn hóa xứ người thì chẳng khác nào một ông "Mỹ con", một "bà đầm nhỏ" sống trong gia đình!
 
Bài viết này chỉ là sự sưu tầm vụn vặt một số khác biệt về văn hóa và được trình bày dưới dạng đối chiếu, không phê phán…để chúng ta cùng suy nghĩ xem có thể rút ra được bài học gì  không?
 
Sau đây là một số khác bịệt:
 
1)      Tây Phương: Hở hang thân thể, vẽ tranh, phơi bày, tạc tương đàn ông đàn bà khỏa là đưa ra cái đẹp để mọi người chiêm ngưỡng. Đông Phương: Thân thể đàn ông, đàn bà là kín đáo. Phô bày thân  hình đàn bà, đàn ông lõa thể là xúc phạm đến thuần phong mỹ tục và làm giảm giá trị của con người - nhất là đối với đàn bà. Hình phạt lõa thể là hình phạt ô nhục nhất.
 
2)      Tây Phương: Đàn ông, đàn bà gặp nhau ôm hôn để bày tỏ tình cảm thân thương, quý trọng. Đông Phương: Đàn ông, đàn bà gặp nhau thì vái chào, nghiêng mình, sau này thì bắt tay chứ không có ôm hôn. Ôm hôn chỉ dành cho các cặp tình nhân, vợ chồng và bày tỏ một cách kín đáo.
 
3)      Tây Phương: Có thể để cả giày, gác chân lên bàn để tiếp khách, tiếp bạn bạn. Các ông tổng thống Mỹ thường gác chân lên bàn trong các phiên họp với cố vấn thân cận tại Tòa Bạch Ốc để chứng tỏ mình là cấp chỉ huy "boss, chef". Đông Phương: Tiếp bạn, tiếp khác là hình thức bày tỏ sự quý trọng bạn cũng như khách. Các cụ ngày xưa hết sức nghiêm chỉnh khi đón tiếp bạn.
 
4)      Tây Phương: Trong Lễ Halloween ở Hoa Kỳ, ma quỷ, hình đầu trâu mặt ngựa, phù thủy, cướp biển, quái vật miệng đầy máu, được đàn ông, đàn bà, trẻ em mặc vào để đi xin kẹo, rước trong các trường học. Còn trong nhà, ngòai sân giăng đầy mạng nhện giả, tiếng ma hú, cú kêu, mèo gào v.v…. Đông Phương: Ma quỷ, quái vật, hình đầu trâu mặt ngựa, hình người mặt thú là biểu tượng của những gì gớm ghê khiến người ta sợ hãi và tạo ra những cơn ác mộng cho nên bất hạnh lắm mới phải chứng kiến những hình thù quái dị này. Không biết có phải vì thế mà Tây Phương, thuốc an thần tiêu thụ đã lên tới số lượng khủng kiếp chăng?
 
5)      Tây Phương: Chỉ tổ chức tiệc sinh nhật vì chết rồi còn gì vui thú nữa mà kỷ niệm. Cho nên đối với Tây Phương không có chuyện cúng giỗ cha mẹ, tưởng nhớ ngày qua đời của ông bà, cha mẹ. Đông Phương: Kỷ niệm ngày giỗ (ngày qua đời) của ông bà, cha mẹ để nhớ lại cội nguồn, anh chị em có dịp quây quần, ôn lại những kỷ niệm xưa cũ rất thân thương đã mất. Đối với người Việt Nam, nghèo quá mà không làm giỗ cha mẹ mình, ngày 30 Tết không nhang khói rước ông bà là nỗi bất hạnh lớn. Thờ cúng tổ tiên là văn hóa lớn của Việt Nam.
 
6)      Tây Phương: Trẻ em ở Hoa Kỳ, mình gặp nó mà không chào nó trước thì nó cũng chẳng chào mình vì…mọi người đều bình đẳng, con nít, người lớn, cụ già đều ngang nhau. Đông Phương: Người Việt Nam mình,  khi gặp cô, dì, chú, bác, cụ già, các bậc trưởng thượng thì lên tiếng chào hỏi trước để chứng tỏ mình là con nhà có giáo dục.
 
7)      Tây Phương: Người ta tặng quà mình, chẳng hạn như trong tiệc sinh nhật thì mình mở ra ngay và khoe cho mọi người biết. Đông Phương: Nguời ta tặng quà thì để đó như món đồ quý giá, trưng bày, khi nào khách hoặc bạn về mới mở ra.
 
8)      Tây Phương: Thăm viếng láng giềng, bạn bè, ngay cả con cái cũng phải báo trước, nếu không họ sẽ vô cùng khó chịu và không tiếp mình. Vào buổi tối nếu vào sân, vườn nhà người ta mà không báo trước có thê bị bắn chết vì tội "xâm nhập gia cư bất hợp pháp" dù là trẻ con đi xin kẹp trong dịp Lễ Halloween.  Đông Phương: Khách tới chơi là quý, không nề hà chi cả.
 
9)      Tây Phương: Thấy người ta té xỉu, ngã xuống thì cứ để đó, dù là học sinh trong trường…và chỉ gọi điện thọai cấp cứu. Nếu không sẽ bị gia đình họ thưa kiện vì mình không phải là chuyên viên cứu cấp có bằng cấp. Đông Phương: Người Việt Nam, nhất là quý bà, thấy ai ngã ra bất tỉnh thì xúm lại cạo gió, giật tóc, xoa bóp v.v.. để cấp cứu vì không nỡ quay mặt làm ngơ.
 
10)  Tây Phương: Thư từ của con cái gửi tới cha mẹ không được mở ra xem vì đây là chuyện riêng tư của chúng nó. Mở thư của chúng nó, nó sẽ cự nự mình ngay.  Đông Phương: Cha mẹ có thể mở ra xem rồi sau đó đưa lại cho con cái.
 
11)  Tây Phương: Quần áo lót của phụ nữ được phơi bày như là một nét đẹp của văn hóa, nghệ thuật. Đông Phương: Quần áo lót của phụ nữ không tiêu biểu cho văn hóa mà tiêu biểu cho dục tính.
 
12)  Tây Phương: Quốc kỳ có thể được may hoặc in trên đồ lót, sú-chiêng của phụ nữ và được coi đó như nét đẹp của tự do. Thậm chí Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ còn cho phép đốt cờ vì đó là biểu tượng của "tự do tư tưởng". Đông Phương: Đây là chuyện xỉ nhục quốc kỳ của quốc gia. Quốc kỳ phải được trưng bày, treo ở chỗ trang trọng. Nếu có chống đối thì xuống đuờng biểu tình, la hét, đốt phá chứ không thể đốt cờ của quốc gia.
 
13)  Tây Phương: Khuyến khích phụ huynh tham gia vào việc giáo dục con em ở nhà trường. Quyền hạn của phụ huynh rất lớn. Chuyện phụ huynh học sinh ở Mỹ đưa nhà trường và thầy/cô ra tòa là chuyện thường. Đông Phương: Người Việt Nam theo luân lý Khổng-Mạnh, tin tưởng và giao phó việc giáo dục con em mình cho nhà trường và thầy/cô, quý trọng thầy cô. Trong các dip lễ, Tết thường đem quà biếu thày/cô, dù ở Hoa Kỳ cũng vậy. Cho nên chuyện kiện cáo nhà trường và thầy/cô là chuyện bất đắc dĩ.
 
14)  Tây Phương: Tập cho con cái tính tự lập, khuyến khích chúng nó đi làm thêm ngay trong lúc còn đi học để có tiền tiêu xài riêng. Đông Phương: Con cái đang đi học mà phải đi làm là chuyện bất hạnh. Đối với nhà giàu thì đây là chuyện xỉ nhục. Bổn phận của cha mẹ là lo cho con cái thật đầy đủ, không thiếu một thứ gì cả.
 
15)  Tây Phương:  Con cái tới tuổi trưởng thành, cha mẹ hết trách nhiệm. Đông Phương: Người
 
Việt mình suốt đời lo cho con, rồi cháu nội, cháu ngọai. Vui thì có vui, nhưng khổ thì cũng thật khổ.
 
16)  Tây Phương: Tinh thần đóng góp thiện nguyện rất cao. Đông Phương: Lo cho thân nhân, bà con họ hàng mình trước: "Một giọt máu đào hơn ao nước lã".
 
17)  Tây Phương: Cái gì xấu xa cần phơi bày cho công luận biết để sửa chữa. Đông Phương: "Tốt phô ra, xấu xa đậy lại". Tố cáo cái xấu của ai trước dư luận đôi khi bị coi là ác độc, nhỏ nhen, cho nên đa số đều an phận thủ thường.
 
18)   Tây Phương: Động một chút là kiện, cái gì cũng có thể lôi nhau ra tòa…để cho rõ trắng đen, để kẻ xấu không dám tái phạm, để làm đẹp xã hội, để công lý sáng tỏ. Đông Phương: "Vô phúc đáo tụng đình" cho nên sợ, ngại kiện cáo để tránh tốn kém, giữ hòa khí, đỡ nhức đầu vì thù oán…cho nên cái xấu cứ tồn tại mãi, công lý không sáng tỏ.
 
19)  Tây Phương: Đàn bà gây chuyện tai tiếng (scandal) náo lọan xã hội sau đó viết hồi ký hoặc lên talkshow kiếm bạc triệu vì người Tây Phương thích tò mò, do đó mà luân thường đảo ngược, xã hội suy đồi. Đông Phương: Đàn bà khi đã gây xì-căng-đan như thế, tự thấy hổ thẹn, không dám công khai xuất hiện cho nên xã hội bớt nhố nhăng.
 
20)  Tây Phương: Ca sĩ, nhạc sĩ, đào hát, tài tử ci-nê, kiểu mẫu thời trang, talkshow host, cầu thủ bóng chày, bóng bầu dục, bóng rổ, quyền anh…được coi như những "thần tượng" được triệu triệu người tôn thờ, bắt chước. Đông Phương: Coi tất cả những thứ trên đều chỉ là thú giải trí "Thưa rằng tiện kỹ xá chi" (Kiều) không tiêu biểu cho tri thức, đạo đức, gương hy sinh, đời sống văn hóa, hạnh phúc gia đình v..v..
 
21)  Tây Phương: Trong các dịp lễ lớn như Năm Mới, cấp chỉ huy, chẳng hạn như hiệu trưởng, gửi thiệp chúc Tân Niên, kèm theo một món quà nho nhỏ cho thư ký, nhân viên tòan trường...như một hình thức cám ơn nhân viên dưới quyền đã giúp đỡ mình chu tòan trách nhiệm trong năm. Tại Hoa Kỳ, nhận quà biều là một thình thức tham nhũng có thể bị truy tố. Đông Phương: Trong các dịp lễ, Tết, thôi nôi, đầy tháng con "xếp", nhân viên phải đem quà biếu cấp trên để bày tỏ lòng trung thành và kính trọng. Quà càng to, càng quý giá càng tốt.
 
22)  Tây Phương: Buổi trưa, làm cùng sở, rủ nhau đi ăn, mỗi người tự động trả tiền phần ăn của mình. Nếu cả nhóm cùng tổ chức tiệc đãi một người nào đó thì phí tổn chia đều. Đông Phương: Mình mời người ta đi ăn thì mình phải móc túi trả tiền, cho nên Việt Nam có danh từ "khổ chủ".
23)  Tây Phương: Đem khuyết tật của người khác ra làm đề tài chế riễu là ác độc và thiếu văn hóa. Người khuyết tật ở Hoa Kỳ được quý trọng và hưởng nhiều đặc ân. Đông Phương: Đem khuyết tật của người khác ra chế riễu không bị công luận lên án và nhiều khi coi đó là chuyện vui đùa. Câu tục ngữ do các thầy tướng đặt ra, "Những người ti hí mắt lươn. Trai thì trộm cắp, gái buôn chồng người" sai và ác độc bởi vì nhiều người mắt to đẹp cũng "trộm cắp và buôn chồng người" như thường.
 
24)  Tây Phương: Mở miệng nói "xin lỗi" là chuyện rất thường. Chẳng hạn mình vừa bước vào cửa một nhà hàng nào đó, vô tình chạm phải một người khác- chưa biết lỗi về ai- có khi cả hai người đều lên tiếng xin lỗi "I am sorry!". Xin lỗi là hành vi nhận lỗi về mình để tiến tới hòa giải, vui vẻ và không chạm tự ái người ta. Đông Phương: Khi xin lỗi thì "cái tôi" của mình nhỏ bé đi và bị tổn thương, nhất là xin lỗi trước công luận. Đối với Đông Phương, xin lỗi, có khi là sự nhục nhã. Tại Hoa Kỳ, nhiều chính trị gia phạm lỗi gì đó, cứ biện minh mãi, cuối cùng phải xin lỗi, khi đó mới được dân chúng bỏ qua. Xin lỗi là hành vi can đảm.
 
25)  Tây Phương: "Cám ơn" là câu nói rất phổ thông của xã hội. Vợ tặng chồng một món quà, chồng nói cám ơn. Con cái biếu cha mẹ cái gì, cha mẹ nói cám ơn. Vào nhà hàng, hầu bàn đưa đồ ăn ra, khách nói cám ơn. Vào siêu thị mua hàng, khách trả tiền xong, người tính tiền nói cám ơn. Lên thang máy, người ta nhích qua một bên cho mình đứng, mình nói cám ơn. Học trò nộp bài đúng hẹn cho thầy/cô, thầy/cô nói cám ơn. Chỗ nào, lúc nào cũng cần lời nói "cám ơn" cho thuận thảo, vui vẻ. Đông Phương: Hình như tiết kiệm lời nói "cám ơn". Vào các siêu thị của người Việt ở Mỹ (thực ra là của người Tàu) cũng ít nghe thấy tiếng "cám ơn". Không phải Đông Phương không biết ơn, nhưng văn hóa Đông Phương ít lộ ra ở bên ngòai mà dấu kín ở bên trong. Người ngọai quốc sống ở Việt Nam lâu rồi cũng hiểu mà thông cảm.
 
26)  Tây Phương: Ảnh hưởng bởi văn hóa thuần lý trí (Cái gì cũng phải hợp lý). Họ rất lịch sự, kiên nhẫn nhưng không nhường nhịn.  Đụng tới quyền lợi của họ thì biết tay họ ngay. Cách đây không lâu, một ông chánh án ở Nữu Ước đã kiện đòi bồi thường 1 triệu đô-la chỉ vì chủ nhân một tiệm Dry Clean (Giặt Sấy Khô) người Đại Hàn, đã làm mất bộ quần áo của ông. Đông Phương: Ảnh hưởng bởi giáo lý "Từ Bi, Hỷ Xả" do đó thường nhẫn nhục, chịu đựng dù có thiệt thòi.
 
27)  Tây Phương: Thảo luận thẳng thắn. Già trẻ, lớn bé đều ngang nhau. Không dùng lý trí để thảo luận thẳng thắn thì không giải quyết được vấn đề. Đông Phương: Phải biết kính trên, nhường dưới. Người già có thành tích, công trạng - nói sai lớp trẻ cũng phải nghe. Nếu không nghe thì bị gán cho là "vô lễ", nặng hơn là "vô giáo dục". Câu nói thông thường để trấn áp giới trẻ là, "Lúc tao là ông này, ông nọ…thì chúng mày còn mặc quần thủng đít".
 
28)  Tây Phương: Trong phim ảnh, đàn bà đưa tay tát đàn ông là chuyện "nhỏ" và đàn bà có quyền làm điều đó. Ngược lại, đàn ông không được đánh đàn bà dù là đánh bằng một bông hồng. Đông Phương: Đàn bà đưa tay tát đàn ông là đàn bà hung dữ. Đàn bà biểu tượng của "hiền mẫu" cần phải nhu thuận.
 
29)  Tây Phương: Thời giờ đối với Tây Phương rất quý cho nên có câu "Thời giờ là vàng bạc". Trong thương trường thì giờ lại còn quý gấp bội. Hẹn hò phải đúng giờ. Họp hành phải đúng giờ và kết thúc đúng giờ. Giờ nào nghỉ là nghỉ. Giờ nào tái nhóm, là tái nhóm, không có chuyện lộn xộn. Trễ giờ, không tôn trọng giờ giấc là bày tỏ cho người khác thấy tính không tin cậy của mình. Đông Phương: Hình như thời giờ thừa thãi và co dãn cho nên có danh từ "giờ cao-su". Tiệc cưới đề 6 giờ mãi 8 giờ mới khai mạc vì đa số khách đến trễ. Hẹn 10 giờ sáng, 12 giờ mới tới, làm bạn bè, khách hàng, người hùn hạp méo mặt. Thực tế đối với Đông Phương, một năm chỉ xử dụng được nửa số giờ. Một trăm năm chỉ xử dụng được có 50 năm tổng số giờ. Có thể vì thế mà Đông Phương chậm tiến so với Tây Phương chăng? Ấy là chưa kể ăn uống, nhậu nhẹt lu bù và ngày nay thêm "thảm họa " hát Karaokê, chơi Games.
 
30)  Tây Phương: Mặc quần áo rách, nhất là quần Jean rách đùi, rách đầu gối, rách gấu quần v.v..đang là kiểu cọ thịnh hành ở Âu-Mỹ. Quần áo rách giả tạo này rất đắt tiền vì nhà sản xuất phải thuê người xé mấy đầu gối, gấu quần sao cho nó rách một cách tự nhiên. Đông Phương: Quần áo rách chứng tỏ gia đình nghèo. Mặc quần áo rách là điều xấu hổ vô cùng. Trong văn chương để mô tả một người nghèo khổ, như ăn mày chẳng hạn đều có câu "ăn mặc rách rưới". Ngày xưa tại Miền Trung và Miền Bắc, một bà bán rau, bán bún ngòai chợ khi đi ra ngòai cũng mặc áo dài tươm tất. Quần áo tươm tất biểu tỏ tư cách của con người "Y phục xứng kỳ đức."
 
31)  Tây Phương: Không coi ai thông minh hơn ai, không coi ai ngu dốt hơn ai. Nếu được huấn luyện, học hành đàng hoàng, tất cả đều thông minh. Không được học hành, không được huấn luyện thì ai cũng ngu dốt cả. Do đó tại Hoa Kỳ chẳng hạn, thật lạ lùng và xúc phạm nếu có ai cất tiếng mắng mỏ người khác "Đồ ngu !" Cô giáo/thầy giáo mắng mỏ học sinh như vậy sẽ bị khiển trách và có khi bị đuổi việc vì xúc phạm tới học sinh và vi phạm thiên chức của nhà giáo. Đông Phương: Quan niệm rằng mỗi người có số mệnh, do sinh vào giờ tốt nào đó thì thông minh. Rủi sinh vào giờ xấu nào đó thì ngu dốt và ngu dốt suốt đời. Cho nên người có học một chút thì coi thường người ít học. Trong văn học sử, chúng thấy ngày xưa rất nhiều nhà Nho kiêu hãnh vì cái học của mình và khinh bạc người ít học.
 
32)  Tây Phương: Đặc biệt tại Hoa Kỳ, cần phải nói về mình, về thành tích của mình càng nhiều càng tốt để người ta tin tưởng. Ra ứng cử tổng thống thì phải nói "Tôi có đầy đủ khả năng để giải quyết những vấn đề của đất nước. Tôi chính là sự chọn lựa tốt nhất (the right choice) của đồng bào lúc này." Ra ứng cử tổng thống mà khiêm tốn nói rằng "Tôi tài hèn sức mọn, đồng bào bỏ phiếu cho tôi thì tôi cám ơn." thì báo chí sẽ cười ầm lên và nói rằng, " Ông tài hèn sức mọn thế thì ông nên về đuổi gà cho vợ, xin để người khác làm tổng thống!" Đông Phương: Phải thật khiên tốn. Không nên nói về mình mà phải để người khác ca ngợi mình. Ca ngợi mình là hành vi lố bịch nhất theo câu ngạn ngữ "Cái tôi đáng ghét".
 
33)  Tây Phương: Chủ nghĩa cá nhân là tối thắng. Cái "Tôi" là nhất. Sở thích của tôi là tuyệt đối, gia đình, cha mẹ, làng nước, luật pháp không thể can thiệp. Chẳng hạn như một bà Mỹ đã nuôi một con khỉ dã nhân (Chimpanzee) để bầu bạn, tắm chung, ngủ chung với nó, khiến nó nổi ghen, tấn công một bà bạn khi bà này đến thăm mà hai người ôm hôn để chào mừng nhau. Trong các trường học Mỹ câu biểu ngữ " I am unique" (Tôi là độc nhất) trang trọng treo khắp nơi để khuyến khích học sinh phát triển mọi khả năng của "Cái Tôi". Đông Phương: Không hủy diệt, ngăn cấm "Cái Tôi" nhưng "Cái Tôi" đôi khi phải nhường bước cho giá trị chung của gia đình, cộng đồng, làng nước, không ngòai mục đích tạo sự "hòa thuận" trong xã hội. Các nhà tư tưởng Đông Phương cho rằng "lọan" phát xuất từ "một người" rồi lan ra ngòai xã hội, chứ không bao giờ có chuyện "thiên hạ đại loạn" trước. Chính vì thế mà Đông Phương lấy Tu Thân làm gốc chứ chưa hẳn lấy Pháp Trị làm gốc.
 
34)  Tây Phương: Tình cảm được bộc lộ thả cửa, đôi khi cuồng lọan. Đông Phương: Phải ý nhị, đằm thắm, vừa vừa phai phải theo câu tục ngữ "Thoang thoảng hoa nhài thơm lâu". Quá cuồng nhiệt có thể bị coi như tâm tính bất bình thường.
 
35)  Tây Phương: Dùng "body language" như nhún vai, nhăn mặt, bĩu môi, lấy tay chỉ vào mặt (khán giả hoặc người đối thọai) là chuyện bình thường. Đông Phương: Nhún vai, bĩu môi, lấy tay chỉ vào mặt người ta v.v.. được coi như khiếm nhã, vô lễ…có thể đưa tới ẩu đả. 
 
36)  Tây Phương: Nhiều "kịch tính" chẳng hạn như ở Mỹ, cái gì cũng "Great!" (Ngon, hay, giỏi), "Wonderful!" (tuyệt, tuyệt vời), khen cho vừa lòng người. Đông Phương: Khen không đúng chỗ có khi bị coi là mỉa mai người ta. 
 
37)  Tây Phương: Tinh thần trách nhiệm rất cao. Mình lãnh đạo một đất nước, cộng đồng, cơ quan, đoàn thể…thành công thì mình hưởng, thất bại mình phải chịu chứ không thể đổ lỗi cho ai. Đông Phương: Hay biện minh, đổ thừa tại Trời, tại số, và cả trăm thứ tại, bị khác. Khó khăn trong việc nhận lãnh trách nhiệm.
 
38)  Tây Phương: Sẵn sàng quên đi quá khứ nhất là quá khứ đau buồn để hướng về tương lai. Đông Phương: Sống với quá khứ, ôm chặt lấy quá khứ.
 
39)  Tây Phương: Không thù dai. Sau khi tòa án đã quyết định, công lý đã sáng tỏ thì dù oan trái thế nào cũng bỏ qua và không còn thù oán nữa. Sau những ngày tranh cử bầm dập, kể cả chơi đòn bẩn, ứng cứ viên tổng thống thất cử đọc diễn văn thừa nhận mình thua và chúc mừng người thắng cử, đồng thời vì quyền lợi của đất nước, cam kết hợp tác với tân tổng thống. Đông Phương: Thù dai. Thù truyền từ đời này sang đời khác. Còn đối thủ chính trị thì không thể đội trời chung. Cứ thử nhìn vào Thái Lan, Ai Cập, Pakistan, Venezuela thì thấy rõ, dù các nước này đã có một nền chính trị dân chủ khá lâu đời. Tại những xứ này, nếu không đồng ý thì xuống đường biểu tình lật đổ chứ không để cho người ta làm hết nhiệm kỳ như Mỹ, Nhật Bản,Âu Châu.
 
40)  Tây Phương: Ai làm người nấy chịu. Chuyện nào ra chuyện nấy. Người ta làm hư xe của mình thì tập trung vào chuyện "hư xe" không đem chuyện gia đình, đời tư của người ta ra nói. Đông Phương: Nhất là người Việt Nam mình, con phạm lỗi đem bố mẹ ra chửi. Người ta viết một bài báo không vừa ý mình liền đem đời tư của người ta ra bêu riếu, rồi chụp cho một cái mũ. Chụp mũ đang là căn bệnh lan tràn, bất trị ở hải ngọai.
 
41)  Tây Phương: Coi việc đi xin tiền là "chuyện tự nhiên".Ai, tổ chức nào xin được nhiều tiền, tôn giáo nào quyên góp được nhiều tiền đều được ca ngợi là giỏi và thành công. Ứng cử viên tổng thống nào quyên được nhiều tiền chắc chắn sẽ đắc cử  tổng thống. Cho nên nghệ thuật xin tiền của Tây Phương thật "thần sầu". Ở Mỹ, nếu bạn thương hại, góp tiền cho một tổ chức cứu giúp người bại liệt chẳng hạn, thì chỉ tháng sau sẽ có cả chục thư xin tiền của các tổ chức thiện nguyện khác gửi tới bạn. Cả hội Linh Cứu Hỏa, Cảnh Sát Thành Phố cũng gửi thư xin tiền, chưa kể các hội nổi tiếng như Ân Xá Quốc Tế, Hội Hồng Thập Tự, Bác Sĩ Không Biên Giới…làm bạn điên đầu. Đông Phương: Coi việc đi xin xỏ là xấu hổ cho nên nếu có đi xin thì cũng nói "tùy hỉ" chứ không mạnh bạo và dạn dĩ như Tây Phương. Có lẽ vì thế mà Tây Phương muôn đời mạnh hơn Đông Phương vì họ thành công trong việc thu gom tiền bạc của thiên hạ. Câu nói "mạnh vì gạo, bạo vì tiền" thật đúng.  
 
Tạm Kết Luận:
 
Trong một xã hội ngưng đọng, "bế quan tỏa cảng" thì không có giao lưu văn hóa. Khi đã không có giao lưu văn hóa thì ảnh hưởng ngọai lai rất ít, do đó không có xung đột văn hóa. Trong một xã hội bị ngọai bang đô hộ, hoặc giao tiếp rộng rãi với thế giới như ngày hôm nay, thì thế nào cũng có xung đột văn hóa. Nông thôn ít bị ảnh hương bởi những nền văn hóa ngọai lai. Thành phần sống tại đô thị, thành phần cộng tác hoặc làm ăn buôn bán với người ngọai quốc hoặc được hưởng đặc ân của ngọai bang trong thời kỳ nô lệ, thường nhanh chóng chạy theo văn hóa mới. Ngày nay thành phần du-học-sinh sẽ là thành phần du nhập văn hóa mới khi trở về đất nước. Hơn thế nữa, với cuộc cách mạng tin học và truyền thông, Internet sẽ là một phương tiện đưa văn hóa mới vào từng ngõ ngách, từng căn nhà, thậm chí ngay cả buồng ngủ của chúng ta nhanh nhất. Chỉ cần bật máy điện tử lên thì mọi hình ảnh xấu tốt trên tòan thế giới sẽ hiện ra trước mắt và dĩ nhiên tác động tới người xem.
 
Bắt chước cái xấu thì rất dễ và rất nhanh, nhưng bắt chước cái tốt thì rất khó. Chẳng hạn một cô gái cư ngụ ở một thành phố tại Việt Nam có thể bắt chước một kiểu áo cưới, kiểu tóc xanh xanh đỏ đỏ, kiểu áo hở ngực ở Cali rất nhanh. Nhưng cô gái này không hiểu được và không biết rằng, thanh niên thiếu nữ sống ở Cali muốn vuơn lên phải học hành vất vả, vừa đi học vừa đi làm. Bù đầu với thi cử. Ra trường đi kiếm job (công việc) bở hơi tai. Có khi phải làm việc tại một tiểu bang xa xôi. Khi có lợi tức rồi thì phải trả nợ tiền vay lúc đi học (student loan), rồi phải trả hằng trăm thứ tiền nào… tiền nhà, tiền xe, bảo hiểm xe cộ, tiền ăn, điện thọai, quần áo, bảo hiểm sức khỏe, thuế lợi tức rất cao, rồi phải giúp đỡ cha mẹ, gửi tiền về giúp ông bà nội/ngọai còn ở Việt Nam. Rồi mỗi năm phải học thêm để kiến thức không lạc hậu và cố gắng hội nhập với xã hội (mainstream) mà không mất bản sắc. Liệu cô gái ở Việt Nam này có bắt chước được những đức tính tốt đó để phấn đấu vươn lên ngay trong xã hội của mình không?
 
Bắt chước không phải là chuyện xấu. Cho tới năm 1870 Nhật Bản vẫn còn lạc hậu như Trung Hoa, Đại Hàn và Việt Nam, nhờ có tinh thần học hỏi rồi bắt chước mà vươn lên địa vị cường quốc. Nhưng trước khi bắt chước hãy suy nghĩ câu tục ngữ ông bà để lại: "Thấy người ta ăn khoai, vác mai đi đào. Thấy người ta ăn mía, vác sào mà nhai." Điều này có nghĩa là phải chọn lọc trước khi bắt chước. Thế nhưng không phải ai cũng có sự chọn lọc. Mà chọn lọc như thế nào? Nói đến đây thì câu chuyện lan rộng ra lãnh vực giáo dục. Chúng ta cần giáo dục gia đình, giáo dục học đường, giáo dục bản thân và cần nhìn thấy những tấm guơng tốt trong xã hội. Ngòai ra, sự đóng góp của tôn giáo cũng rất quan trọng cho văn hóa của một dân tộc. Để tạo sự hiểu biết rộng rãi về vấn đề này, các đại học, các câu lạc bộ thanh niên v.v..cần tổ chức những buổi hội luận truyền hình, thảo luận nghiêm chỉnh về những xung đột, khác biệt văn hóa. Những buổi hội luận này nên tổ chức trên căn bản " trình bày thẳng thắn", chứ không phải là một "phiên tòa" để lên án, công kích những cái gì mà mình cho rằng xấu hoặc mình không đồng ý. Muốn thế thì tham luận đoàn của cả hai phía phải có quyền trình bày quan điểm của mình. Và chủ tọa đòan chỉ đúc kết mọi ý kiến chứ không đưa ra một kết luận nào- tức không bênh, không chống – không ngòai mục đích để mọi người cùng suy nghĩ. Đó là lối tác động tâm lý, tạo nhận thức và chuyển hóa từ từ mà Hoa Kỳ thường áp dụng.
 
Sau hết, đây là một đề tài to lớn cần sự đóng góp của nhiều giới có quan tâm. Chúng ta nên nhớ rằng, khác biệt văn hóa đưa tới xung đột văn hóa, xung đột văn hóa đưa tới chia rẽ, ngay trong gia đình cũng mất hạnh phúc. Nếu khác biệt văn hóa có nguồn gốc tôn giáo có thể đưa tới bạo động. Hiện nay tại các quốc gia Hồi Giáo, hay tại các quốc gia Ky Tô Giáo có người Hồi Giáo sinh sống, đang có những xung đột văn hóa mà những giá trị văn hóa này phát xuất từ những tín điều. Riêng tại Hoa Kỳ, chính những công dân của đất nước này nhưng là tín đồ Hồi Giáo, đã có những hành vi khủng bố hoặc chạy ra nước ngòai, gia nhập các tổ chức khủng bố rồi kêu gọi giết hại đồng đội và người Mỹ, dù Hồi Giáo được tự do phát triển tại Hoa Kỳ. Cho nên tự do tôn giáo chưa chắc đã đưa tới hòa đông tôn giáo. Lịch sử cho thấy tôn giáo cực đoan tạo ra tín đồ cuồng tín với văn hóa khắt khe. Nếu họ là thiểu số, họ sẽ sống như một "ốc đảo" trong cộng đồng dân tộc. Tôn giáo tốt lành, cởi mở tạo ra văn hóa hiền hòa, dung dị và có thể hòa nhập với bất cứ xã hội nào. Cái khó của một cộng đồng là làm thế nào du nhập cái mới để đất nước tiến lên mà không mất bản sắc. Xã hội nào cũng phải tiến lên nhưng cái nào tốt? Cái nào xấu? Cái nào độc hại? Cái nào nên bắt chước... là cả một vấn đề nhức đầu trong bối cảnh tòan cầu hóa như ngày nay./.
 
 
Đào Văn Bình   
(California Tháng 9, 2010)
 
(Xin được đăng lại)

23 February 2014

ĐẶC CÔNG TRUYỀN THÔNG

ĐẶC CÔNG TRUYỀN THÔNG

Đỗ Thái Nhiên

Chế độ dân chủ là chế độ đối thoại. Đối thoại giữa người dân với người dân, giữa ngươi dân với cơ quan công quyền và giữa các cơ quan công quyền với nhau. Đối thoại dân chủ không chấp nhận mọi hình thức vu khống hay nhục mạ những người có ý kiến dị biệt. Đối thoại dân chủ có chủ đích giúp cho người dân tìm ra giải pháp tốt đẹp nhất cho từng tình huống xã hội. Căn cứ vào ý nghĩa của đối thoại dân chủ, bài viết này trân trọng kính mời bạn đọc theo dõi cuộc thảo luận có chủ đề "Cộng Sản Việt Nam Dâng Đất Cho Trung Quốc". Chủ đề này đã làm dư luận Việt Nam vô cùng sôi nổi. Hầu hết người Việt Nam đều cực lực phản đối Việt Cộng bán nước. Thế nhưng giữa những lời lẽ phản đối gay gắt kia, đôi khi chúng ta bắt gặp một vài luận cứ khác thường. Khác thường ở chỗ sự thật và sự không thật được pha trộn lẫn vào nhau theo một liều lượng có tính toán với ý đồ bóp méo tin tức một cách tinh vi. Một trong những tác giả viết theo liều lượng vừa kể là ông Tú Gàn. Trên báo Saigòn Nhỏ số phát hành ngày 15/02/02 và 01/03/02 Tú Gàn viết hai bài mang tựa đề "Bạch Thư Về Biên Giới" và "Một Chuyến Đi Nam Quan". Hai bài này có ba sai lầm căn bản sau đây :

1.) Sai Lầm Lịch Sử:

Mở đầu bài "Bạch Thư Về Biên Giới", nhân câu chuyện nói với một độc giả về vụ Việt Cộng bán đất, Tú Gàn cho rằng Ải Nam Quan là của Tàu. Tiếp đó, ông khẳng định : "Nó dám bán ải Nam Quan của Tàu cho Tàu lấy tiền chơi gái là nó ngon lắm đấy".

Tại phần cuối của Bạch Thư, một lần nữa Tú Gàn quả quyết : "Như vậy, không có vấn đề tranh luận ải Nam Quan thuộc quyền sở hữu của ai, vì sử đã ghi rõ ải đó của Trung Hoa".

Câu hỏi được đặt ra là : cổ sử đã ghi chép những gì về ải Nam Quan. Bộ cổ sử Đại Nam Nhất Thống Chí (1847 - 1883) tại tập 4, trang 384 - 385 ghi chép như sau:

"Đại Nam Quan ( tên cũ của Ải Nam Quan) phía Đông là một dãy núi đất, phía Tây là một dãy núi đá đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường... phía Bắc cửa có Chiêu Đức Đài, đàng sau đài có Đình Tham Đường (nhà nuôi ngựa) của nước Thanh. Phía Nam có Ngưỡng Đức Đài của nước ta. Bên tả bên hữu đài có hai dãy hành lang. Mỗi khi xứ bộ đến cửa quan thì dùng chỗ này làm nơi tạm nghỉ".

Xét : trấn Nam Quan (tức Ải Nam Quan) không rõ bắt đầu từ triều đại nào, trong Nam sử và Bắc sử đều không có minh văn. Khoảng đời Lê Cảnh Hưng, đốc trấn Lạng Sơn Nguyễn Trọng Đang sửa lại Ngưỡng Đức Đài, lập bia ghi việc đại lược nói : "nước Việt ta có Ngũ Lĩnh, quan ải trước ở đâu không rõ là vì diên cách thế nào không ghi đủ. Gần đây lấy địa giới châu Văn Uyên, trấn Lạng Sơn làm cửa quan (tức cửa ải) Cửa quan có Ngưỡng Đức Đài không rõ dựng từ năm nào, có lẽ bắt đầu từ đời Gia Tĩnh nhà Minh ( 1522-1566)".

Mặt khác, bộ Phương Đình Địa Dư Chí của Nguyễn Văn Siêu xuất bản năm 1900 (Tác gỉa Nguyễn Văn Siêu là nhà thông thái bên cạnh Cao Bá Quát được người đời truyền tụng là "Văn như Siêu Quát, vô tiền Hán") . Khi nhắc tới Ải Nam Quan, Phương Đình Địa Dư Chí có xác nhận sự hiện diện của Ngưỡng Đức Đài và viết thêm : "Khi trước (đài này) lợp cỏ, năm thứ 34 niên hiệu Cảnh Hưng, quan đốc trấn là Nguyễn Trọng Đang sửa lại, có văn bia như sau : Đài (Ngưỡng Đức Đài) có quán hai bên tả hữu lợp bằng cỏ, sửa chữa qua loa, vẫn theo như cũ. Nhà Lê Trung Hưng đời thứ 14, vua ta kỷ nguyên năm thứ 41 là năm Canh Tý, ngang với năm thứ 44 niên hiệu Càn Long nước Thanh. Đang tôi (tức ông Nguyễn Trọng Đang) làm giữ chức Đốc trấn qua năm năm là năm Giáp Thìn, sửa chữa lại, đổi dùng gạch ngói, đài mới có vẻ hoành tráng..."

Như vậy, cả hai bộ cổ sử Đại Nam Nhất Thống Chí và Phương Đình Địa Dư Chí đều xác nhận Ải Nam Quan là một kiến trúc gồm hai phần :

- Phần thứ nhất: Gồm Chiêu Đức Đài và các cơ sở phụ thuộc nằm ở phía bắc ải do người Trung Hoa xây dựng và làm chủ.

- Phần thứ hai: Gồm Ngưỡng Đức Đài và hai hành lang tả hữu do triều đình Việt Nam xây dựng và làm chủ.

Xin nhấn mạnh thêm rằng: hai tên gọi Chiêu Đức Đài và Ngưỡng Đức Đài cũng đủ làm nổi bật sự gắn bó của hai phần kiến trúc tạo thành Ải Nam Quan. Nói cách khác, Ngưỡng Đức Đài trong Ải Nam Quan là của Việt Nam. (Tên gọi Ngưỡng Đức Đài còn ngầm nói lên thái độ trịch thượng của triều đình Trung Hoa đối với Việt Nam). Mặc dầu vậy, ông Tú Gàn vẫn khăng khăng xác định "Ải đó của Trung Hoa". Xác định kia hiển nhiên là một sai lầm đối với lịch sử.

2.) Sai Lầm Thực Tiễn

Ngày 28 tháng Giêng năm 2002 ông Lê Công Phụng thứ trưởng bộ ngoại giao CSVN, trong một cuộc phỏng vấn có chuẩn bị trước đã cho báo chí biết : "tại bắc Trung Quốc, cửa khẩu Bắc Luân gồm hai cửa: Một cửa nằm trên lãnh thổ Trung Quốc, cửa kia nằm trên lãnh thổ nước láng giềng". Thực tiễn này minh chứng Ải Nam Quan gồm hai cửa: Cửa Chiêu Đức Đài và cửa Ngưỡng Đức Đài chỉ là một sự việc rất bình thường, một tập quán có thật nằm trên biên giới Trung Hoa và các nước láng giềng.

Trên Việt Báo Online (24/1/2002), trong bài Vấn Đề Cộng Sản Bán Nước Và Chiến Lược Đấu Tranh, Dương Thái Sơn viết: Theo nhà văn Hoàng Tiến ( hiện còn sống ở trong nước) thì vào năm 1954 hai bên ải có quân đội hai nước canh gác, nhưng về sau, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng) cho dân tràn lấn qua xây cất nhà cửa phía bên lãnh thổ Việt Nam viện lý do dân- chúng-mới-tràn-lấn muốn thuộc quyền hành chánh của họ, Trung Quốc xem đất đó là đất của họ. Thực tiễn này cho thấy Ải Nam Quan có hai cửa ải thông qua sự hiện diện của quân đội Trung Quốc và CS Việt Nam ở hai bên ải.

Báo Thời Luận (Los Angeles) số Tân Xuân Nhâm Ngọ 2002 trang 5, sử gia Trần Gia Phụng xác nhận : "Nhạn Môn Quan là cửa ải cực Bắc Trung Hoa. Mỗi lần sứ quan một trong hai nước bước qua cửa ải là tiến vào địa phận nước bên kia". Thực tiễn này khẳng định sự việc Lê Công Phụng - thứ trưởng ngoại giao của CSVN - cho rằng mục Nam Quan là của Trung Quốc và mục Nam Quan nằm cách biên giới Việt Hoa 200 m là điều phi lý. Nó là bằng chứng cho thấy ít ra CSVN đã dâng cho Trung Quốc phần đất 200 m trước Ải Nam Quan, bất kể những xác định của lịch sử về đường biên giới Việt Hoa.

3.) Sai Lầm Lý Luận

a.) Sai lầm lý luận giải thích tiếng Việt: vẫn trong bài viết có tựa đề "Một Chuyến Đi Nam Quan", ông Tú Gàn cho rằng sở dĩ người Việt Nam quả quyết ải Nam Quan thuộc Việt Nam là vì họ tin vào một câu viết trong sách giáo khoa ngày xưa: "Nước Việt Nam ta hình chữ S, chạy dài từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau". Nhằm chỉ trích quả quyết vừa kể, ông Tú Gàn đề nghị sửa câu viết trong sách giáo khoa đó như sau: "Nước Việt Nam hình chữ S kéo dài từ Đồng Văn tới mũi Cà Mau". Lý do: Đồng Văn mới đích thực là một địa danh ở cực Bắc của Việt Nam, nó cách ải Nam Quan 180 km.

Muốn tìm hiểu ý nghĩa đích thực của một câu văn, nhiều khi chúng ta không thể chỉ đơn giản khảo sát những từ ngữ xuất hiện trong câu văn đó. Chúng ta còn phải tìm hiểu xem câu văn đóù nhằm tác động vào thành phần độc giả nào ? "Ý tại ngôn ngoại" của nó là gì ? Dĩ nhiên mọi người Việt Nam nhất là những người Việt Nam viết sách giáo khoa địa lý đều thừa biết đâu là Đồng Văn, đâu là ải Nam Quan. Đừng quên rằng câu văn: "Nước Việt Nam ta hình chữ S ..." chỉ là lời văn diễn tả hình thể nước Việt Nam một cách ngắn gọn, tổng quát và nhất là có chủ ý giúp cho học trò nhỏ dễ nhớ. Vì vậy câu văn đối tượng của cuộc tranh cãi cần được hiểu rằng "Nước Việt Nam ta hình chữ S, chạy dài từ biên giới Việt Hoa tới mũi Cà Mau". Tuy nhiên, trên biên giới Việt Hoa, ải Nam Quan là địa danh nổi tiếng nhất, quan trọng nhất vì vậy sách giáo khoa địa lý mới viết : "Nước Việt Nam ta hình chữ S chạy dài từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau". Đó là cách giải thích tiếng Việt linh động và thông minh mà bất kỳ người Việt Nam bình thường nào cũng có thể hiểu được.

Căn cứ vào những giải thích lệch lạc về Việt ngữ của mình, Tú Gàn không ngần ngại kết luận rằng : "Nước Việt Nam hình chữ S chạy dài từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau" là câu "kinh Coran" sai lầm, rằng ải Nam Quan không thuộc về Việt Nam, và rằng những người chống cộng là "các tín đồ chống cộng không bao giờ muốn chấp nhận sự thực". Các lời lẽ vừa trích dẫn của Tú Gàn có ngụ ý miệt thị và chế diễu tín đồ và tín ngưỡng của mọi tôn giáo. Vấn đề không là chống cộng theo tinh thần của tín đồ hay tinh thần vô tôn giáo. Vấn đề chính là chống cộng đồng nghĩa với ái quốc, đồng nghĩa với nghĩa vụ đấu tranh cho công bằng và lẽ phải, cho sự hanh thông của lịch sử Việt Nam.

b) Sai Lầm Lý Luận Pháp Lý:

* Sai lầm phương pháp dẫn chứng : Nhằm giải quyết vấn đề Việt Cộng dâng đất cho Trung Cộng, Tú Gàn chủ trương "chúng ta kiện cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh về việc lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam" Tuy nhiên, theo Tú Gàn, muốn kiện chúng ta phải tôn trọng nguyên tắc không được dẫn chứng bằng những tin tức "nghe nói" tức là "tin tức hearsay".

Lịch sử có trước khi loài người có chữ viết, trước khi loài người sáng chế ra giấy mực. Vì vậy đối với những tranh chấp có liên hệ đến di tích lịch sử như những tranh chấp về lãnh thổ, con người không thể cứng rắn loại bỏ mọi loại bằng chứng có tính hearsay. Vì lý do đó, bên cạnh nguyên tắc loại bỏ hearsay, luật pháp còn chấp nhận nguyên tắc "circumstantial evidence". Nguyên tắc này cho phép thẩm phán hoặc bồi thẩm đoàn được quyền tuyển chọn bằng chứng từ phương pháp suy diễn. Nói tới hearsay nhưng tảng lờ circumstantial evidence chỉ là nói lên một nửa sự thực. Một nửa cái bánh mì là nửa cái bánh mì, nhưng một nửa sự thực không là một nửa sự thực. Nó chính là một dối gạt toàn phần.

Mặt khác Tú Gàn mạnh mẽ đề cao nguyên tắc phủ nhận hearsay như một quyết tâm làm cho vụ kiện Việt Cộng bán nước được diễn ra trên căn bản "dựa vào các sự kiện lịch sử và các nguyên tắc của quốc tế công pháp" (Bạch Thư Về Biên Giới). Thế nhưng trong suốt bài viết "Một Chuyến Đi Nam Quan", Tú Gàn chỉ nói đến cột mốc số 0 một cách lơ mơ. Vấn đề không là tên gọi của cột mốc mà là tọa độ của mỗi cột mốc. Tọa độ đó sai biệt như thế nào so với những cột mốc trong hiệp ước Thiên Tân giữa Pháp và Trung Hoa 1887 - 1895 ? Thảo luận về vị trí những cột mốc trên biên giới Việt Hoa nhưng không hề đề cập đến tọa độ của chúng chẳng khác nào viết một cáo trạng dài lê thê nhưng không hề xác định căn cước của phạm nhân. Chưa hết, mặc dầu không tiếc lời chê trách những người lý luận theo hearsay, nhưng chính Tú Gàn trong toàn bộ bài viết "Một Chuyến Đi Nam Quan" lại chỉ viết theo kiểu hearsay khi Tú Gàn ghi nhận chuyến đi thăm Việt Nam của "một vài người Việt ở Nam Cali", nhóm người này không tên họ, không tuổi tác, không căn cước.

Nhìn chung lại những cột mốc không tọa độ cộng với vài ý kiến của một số du khách vô danh đã là nền tảng lý luận trong các bài viết được Tú Gàn gọi là đi tìm "một giải pháp hợp lý và công bằng cho vấn đề lãnh thổ và lãnh hải".

* Sai lầm về nghĩa vụ dẫn chứng: Tú Gàn xác quyết "có trong tay bằng chứng mới kiện cáo được" (Bạch Thư Về Biên Giới). Nói tới bằng chứng tức là nói tới nghĩa vụ dẫn chứng. Dưới chế độ tự do dân chủ, nghĩa vụ dẫn chứng được giải thích chặt chẽ trên nguyên tắc rằng: trước tòa án nhà cầm quyền bao giờ cũng có ưu thế hơn cá nhân công dân. Vì vậy, nghĩa vụ dẫn chứng được chế độ tự do dân chủ qui định trong hai trường hợp như sau :

- Trường hợp một: cá nhân công dân bị truy tố ra trước tòa án về một hành động phạm pháp. Trong trường hợp này, nhà cầm quyền, cụ thể là cơ quan công tố, chứ không phải phạm nhân, có nghĩa vụ dẫn chứng rằng nghi can đã phạm pháp.

- Trường hợp hai: cá nhân công dân khiếu tố nhà cầm quyền về một vụ việc phạm pháp nào đó. Trong trường hợp này, nhà cầm quyền chứ không phải cá nhân công dân có nghĩa vụ dẫn chứng rằng nhà cầm quyền vô tội.

Trở lại với vụ việc CSVN dâng đất cho Trung Quốc, người dân chỉ cần dựa vào một vài tin tức về hai hiệp ước lãnh thổ, lãnh hải giữa Việt Cộng và Trung Cộng để khiếu tố nhà cầm quyền CSVN về tội phản quốc. Đáp lại, nhà cầm quyền CSVN có nghĩa vụ chứng minh trước cơ quan xử án là họ vô tội. Bước đầu tiên của quá trình dẫn chứng này là CSVN phải phổ biến rộng rãi toàn bộ hai hiệp ước giữa Việt Cộng và Trung Cộng 1999-2000. Nếu CSVN viện dẫn lý do "bí mật quốc gia" để từ chối nghĩa vụ dẫn chứng này, người dân Việt Nam không còn chọn lựa nào khác hơn là lật đổ chế độ Cộng Sản để mở đường cho công lý đến với mọi người, mọi nhà, mọi cấp công quyền.

* Sai lầm về thẩm quyền tòa án : Xin được nhắc lại: ở đoạn cuối của "Bạch Thư Về Biên Giới", Tú Gàn quả quyết: nếu có đủ bằng chứng, "chúng ta kiện cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh về việc lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam". Tác giả không nói rõ đương sự sẽ nạp đơn khiếu tố tại tòa án nào. Tuy nhiên nhóm chữ "cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh" cho thấy tòa án hữu thẩm quyền là một tòa án quốc tế nào đó. Hiện nay có hai tòa án quốc tế mà chúng ta cần nghĩ tới:

1. International Court of Justice: thành lập năm 1945, trực thuộc Liên Hiệp Quốc. Tòa này có thẩm quyền giải quyết mọi tranh chấp giữa các quốc gia trong hòa bình. Vụ việc Việt Cộng bán nước không hề là một tranh chấp giữa nhà cầm quyền CSVN và Trung Hoa. Vì vậy tòa án này hoàn toàn vô thẩm quyền.

2. International Criminal Court: sẽ hoạt động kể từ tháng 7 năm 2002. Tòa án này chỉ xét xử bốn tội: diệt chủng, chống nhân loại, tội ác chiến tranh, tội xâm lăng. Tội bán nước của Việt Cộng không là một trong bốn tội danh kể trên. Vì vậy International Criminal Court hoàn toàn vô thẩm quyền đối với hành động phản quốc của Việt Cộng.

Các trình bày tổng quát về tòa án quốc tế cho chúng ta thấy Tú Gàn sẽ cầm lá đơn "kiện cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh" đi khắp thế giới để cuối cùng không tìm ra được một tòa án hữu thẩm quyền nào. Bài viết này chỉ đặt vấn đề thẩm quyền của tòa án, chưa thảo luận đến tư cách của nguyên đơn cùng các giải pháp pháp lý cần thiết.

Nói tóm lại, các bài viết của Tú Gàn về vấn đề lãnh thổ và lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc đã hàm chứa ba sai lầm căn bản:

- Sai lầm lịch sử
- Sai lầm thực tiễn
- Sai lầm pháp lý

Ba sai lầm đó được Tú Gàn điều chế thành chất nổ để tạo ra một quả bom. Nói tới bom tức là nói tới đặc công. Trước 1975, tại Việt Nam Cộng Hòa, nhất là tại Sài Gòn, một số cán binh Việt Cộng thường giả dạng thường dân. Họ sống trà trộn trong quần chúng. Họ nói năng và sinh hoạt như những người dân bình thường. Thế nhưng khi có cơ hội thuận tiện họ lập tức gài bom tại những địa điểm do Việt Cộng chỉ định. Mỗi tiếng bom nổ là một "tiếng cười đại thắng" của ác quỷ khủng bố. Ác quỷ khủng bố đó có danh hiệu là đặc công quân sự. Tại Hoa Kỳ, bom quân sự được thay thế bằng bom Tú Gàn. Bom Tú Gàn không nhằm thủ tiêu sinh mệnh của lương dân nhưng nó nhằm thủ tiêu tinh thần đoàn kết của quần chúng Việt Nam, thủ tiêu ý chí đấu tranh cho một Việt Nam tự do dân chủ. Đặc biệt trong vụ Việt Cộng dâng đất, dâng biển cho Trung Cộng, bom Tú Gàn là một loại hỏa mù. Nó cố tình làm cho người đọc khó nhận diện sự khác biệt giữa cột mốc thật và cột mốc bán nước trên biên giới Việt Hoa.

Điều đáng chú ý: Chỉ có một cột mốc nổi tiếng nhất, quan trọng nhất không thể dễ dàng dời đổi như những cột mốc vô danh khác, đó là cột mốc Ải Nam Quan.

Với mục đích bao che cho hành động bán nước của Việt Cộng, Tú Gàn không thể không tung vào dư luận sự ngụy biện rằng ải Nam Quan nằm sâu trong lãnh thổ Trung Hoa và hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của Trung Hoa. Từ đó ải Nam Quan không còn giá trị của một cột mốc biên giới nữa. Từ đó những cột mốc còn lại là những cột mốc biết đi. Chúng âm thầm di chuyển tùy theo ý đồ bán nước của Việt Cộng. Phải chăng đây là tất cả thâm ý của Tú Gàn khi ông này quyết tâm viết một loạt bài chứng minh ải Nam Quan là của Trung Quốc. Thâm ý đó còn là cửa ngõ giúp mọi người nhìn ra sự thực rằng bom Tú Gàn có chủ ý gây rối loạn trên địa bàn truyền thông nhằm tạo hỏa mù giúp kẻ bán nước chạy tội. Bom Tú Gàn chính là bom truyền thông. Tú Gàn gài bom truyền thông ở tư thế của một người giả dạng nạn nhân của Cộng Sản. Không còn nghi ngờ gì nữa, bút pháp của Tú Gàn đích thực là kỹ thuật hành động dành cho một đặc công truyền thông. Tuy nhiên đứng trước trình độ chính trị đã thực sự trưởng thành của đông đảo quần chúng Việt Nam, đứng trước vô số tin tức chính xác xuất phát từ những mạng lưới điện toán thế giới, bom Tú Gàn hiển nhiên không hữu hiệu. Chẳng những vậy, bom Tú Gàn còn ẩn chứa một phản tác dụng. Phản tác dụng kia chính là lời khẳng định đanh thép rằng: Tú Gàn có quyền binh vực CSVN. Đó là chân ý nghĩa của quyền tự do tư tưởng. Thế nhưng quyền tự do tư tưởng tuyệt nhiên không đồng nghĩa với hành động giả vờ đứng trên lập trường dân tộc để phản dân tộc, giả vờ chống cộng để kín đáo phổ biến những luận điệu có lợi cho Cộng Sản. Mỗi giả vờ như vậy là một tác vụ nham hiểm của đặc công truyền thông. Mỗi tiếng nổ của bom đặc công truyền thông là một thú nhận: đặc công truyền thông không thể được chấp nhận như một hình thái đấu tranh chính trị. Đặc công truyền thông hiển nhiên là những tên tội phạm văn hóa chuyên lén lút gây ô nhiễm môi trường truyền thông. Bọn họ là thành phần nội thù khó nhận diện nhất, nguy hiểm nhất, cần phải loại bỏ ở mức độ triệt để và khẩn cấp nhất./.


Đỗ Thái Nhiên