29 December 2015

Một Số Nhận Xét Từ Cách Mạng 1989

Một Số Nhận Xét Từ Cách Mạng 1989

I. GIỚI THIỆU QUA

Tên gọi "Cách mạng 1989" dùng để chỉ sự thay đổi chế độ chính trị đồng loạt ở 6 nước Đông Âu, từ chỗ toàn trị của độc đảng cộng sản thành nhà nước dân chủ đa đảng.

Hồi năm 1989 tôi đang làm chuyên gia giáo dục ở Châu Phi. Vào kỳ nghỉ hè chúng tôi sang các nước Đông Âu chơi và biết một ít tình hình thông qua chuyện trò với các bạn người Việt sinh sống tại đó. Tuy vậy hiểu biết về CM 1989 có được là do đọc tài liệu nước ngoài và đặc biệt là quyển REVOLUTION 1989- THE FALL OF THE SOVIET EMPIRE của Victor Sebestyen, xuất bản tại New York, năm 2009 (bản dịch tiếng Việt của Phan Trinh).

Một số nước Đông Âu, trong gần nửa thế kỷ xây dựng chế độ XHCN dưới sự toàn trị của cộng sản và sự khống chế của Liên xô, bỗng cùng nhau cải cách triệt để trong vài tháng vào năm 1989. Quá trình diễn biến và nguyên nhân gần ở mỗi nước có khác nhau, song nguyên nhân gốc có một số điểm chung:

1- Mâu thuẫn gay gắt giữa chính quyền cộng sản và nhân dân. Đảng CS dùng lối toàn trị, áp đặt xây dựng chế độ XHCN, vô sản chuyên chính, mất dân chủ, dùng công an đàn áp người bất đồng chính kiến, tuyên truyền dối trá. Dân mất lòng tin vào đảng, chán ghét chế độ, đoàn kết lại đấu tranh cho dân chủ , nhân quyền.

2- Đảng tạo thành một giai cấp mới đặc quyền đặc lợi, các lãnh đạo cấp cao của đảng trở thành vua chúa kiểu mới, thành bọn tư sản đỏ, nhóm lợi ích, trong lúc nhiều bộ phận nhân dân sống thiếu thốn, cực khổ, bị áp bức bóc lột.

3- Nền kinh tế phát triển chậm chạp, thua kém các nước Phương Tây, năng suất lao động thấp, chính phủ vay nợ nước ngoài rất nhiều. Vay nợ để kiến thiết đất nước thì ít mà chủ yếu để tham nhũng. Muốn tham nhũng lại tự tạo ra lãng phí. Vay nợ mới để trả nợ cũ và như vậy nợ càng chồng chất. Sự cai trị tàn bạo và ngu dân của CS làm suy đồi đạo đức xã hội.

4- Do phát triển của truyền thông, của Internet mà chính quyền không thể bưng bít thông tin để tiếp tục lừa dối nhân dân.

5- Do Liên xô bị suy yếu nhiều, không còn đủ sức và không muốn can thiệp, để cho các nước tự lo liệu lấy (trong đó có vai trò của Gorbachev, tổng bí thư ĐCS Liên xô đã thấy rõ sự dối trá của CNCS, đề ra phong trào cải cách).

II. TÓM TẮT VÀI DIỄN BIẾN

Phong trào bắt đầu từ Ba Lan. Sau đây tóm tắt vài sự kiện chính tại mỗi nước.

1- BALAN. CS lấy tên Đảng Công nhân thống nhất (CNTN), Tổng BT: Jaruzelski (1923-2014).

Năm 1970 công nhân tại Gdansk biểu tình phản đối nhà nước tăng giá nhu yếu phẩm, bị đàn áp, 44 người bị bắn chết. Năm 1978 nữ công nhân, anh hùng lao động Anna vận động thành lập công đoàn độc lập, bị vu cho tội ăn cắp và bị sa thải. Khắp nơi dấy lên phong trào ủng hộ Anna. 1980 Walesa vận động thành lập công đoàn Đoàn kết, tổ chức đình công, hàng ngàn người bị bắt, bị đánh đập, tra tấn. Walesa bị bắt nhiều lần. Năm 1983 Giáo Hoàng thăm Ba lan, có tác dụng thức tỉnh và đoàn kết nhân dân quan tâm đến dân chủ. Trí thức và giáo hội ủng hộ CĐ Đoàn kết. Trong vòng 5 năm có trên 50% đảng viên bỏ đảng. Tháng 11/ 1987 Jaruzelski cho trưng cầu dân ý về đường lối xây dựng chế độ XHCN, cộng sản chỉ nhận được sự ủng hộ của khoảng 40% cử tri. Ngày 1/5/1988 đình công toàn quốc. Chính quyền đàm phán với CĐ Đoàn kết, chấp nhận bầu cử tự do vào ngày 4 tháng 6/ 1989. Kết quả bầu cử cộng sản chỉ được dưới 5%, CĐ Đoàn kết thắng lớn, lập chính phủ. Ngày 27 tháng 10 / 1990 Đảng CNTN (cộng sản) họp, tuyên bố giải thể. Một số đảng viên đứng ra thành lập đảng mới, lấy tên Đảng Xã hội Dân chủ.

2- HUNGARI. CS lấy tên Đảng Công nhân XHCN. Tổng BT: Janos Kadar. (1912- 1989)

Năm 1956 Nagy làm thủ tướng. Nhân dân nổi dậy chống sự chiếm đóng của Liên xô. Quân đội LX kéo vào đàn áp, trên 2500 người bị giết, Nagy bị treo cổ, trên 20 vạn bỏ chạy ra nước ngoài. Trong hơn 30 năm tình hình xã hội và kinh tế trở nên tồi tệ. Năm 1986 Kadar định nhận tiền của Áo để xây đập trên sông Danube, cung cấp điện cho Áo. Đập sẽ phá hoại môi trường của Hung. Trí thức và công nhân liên kết chống lại. Năm 1988 Kadar (76 tuổi) đã bị mất uy tín, được thuyết phục từ chức nhưng không chịu. Ngày 20/5/1988 TƯ Đảng họp, ép Kadar từ chức và đưa Grosz lên thay. Ngày 28/6/1988 cuộc biểu tình lớn ở thủ đô chào mừng sự kiện lật đổ Kadar. Ngày 15/3/1989 biểu tình khổng lồ kỷ niệm CM 1848 chống đế quốc Áo. Tháng 6/ 1989 có trên 30 vạn người dự lễ cải táng Nagy. Trong buổi lễ, Viktor Orban, một thanh niên 26 tuổi đọc diễn văn đả kích chế độ cộng sản độc tài. Ngày 6/7/89 Kadar chết. Ngày 10/9/89, do áp lực của dân tị nạn, phá bỏ hàng rào ngăn giữa Hung và Áo (bức màn sắt), đi lại tự do từ Hung sang Áo để đến Tây Đức. Bị áp lực của nhân dân ngày 23/10/89 đảng CN XHCN họp tuyên bố giải tán, lập đảng mới lấy tên Đảng Xã hội, đổi tên nước.

3- Đông Đức. Đảng Thống nhất XHCN (CSED). Tổng BT : Honecker (1912- 1994).

Từ 1949 đến 1961 có trên 3 triệu người trốn sang Tây Đức. Năm 1961 xây bức tường Berlin, sau này có hàng trăm người bị bắn chết khi trèo qua tường. Đông Đức là nước có hệ thống mật vụ theo dõi dân chúng rất sát sao, do trùm công an Mielke chỉ huy. Ngày 5/7/ 1989 bầu cử Hội đồng nhân dân, bị phát hiện gian lận, các tổ chức dân sự yêu cầu điều tra. Sau khi Hungari phá bức màn sắt đã có hàng ngàn người Đông Đức qua Hung, Áo đến Tây Đức. Ngày 11/9/89 hội "Tân diễn đàn" thành lập, chỉ vài ngày đã có trên 150 ngàn người ký tên đòi đối thoại với chế độ. Ngày 18/9/89 có trên 15 ngàn người biểu tình, bị đàn áp, bị bắt trên 100. Mielke đề nghị trấn áp mạnh biểu tình bằng vũ lực nhưng bị một số lãnh đạo đảng không tán thành. Ngày 7/10/89 mit tin kỷ niệm Quốc khánh, Gorbachev (được dân Đông Đức gọi thân mật là Gorby) đứng trên lễ đài. Khi đoàn diễu hành của thanh niên đi qua, mọi người bỗng hô vang: "Gorby, cứu chúng tôi, Gorby hãy cứu chúng tôi ". Chỉ 1 giờ sau, biểu tình nổ ra hàng loạt tại các thành phố lớn, công an bắt đi hàng ngàn người. Ngày 15/10 nhân dân TP Leipzic chuẩn bị biểu tình. Quân đội được lệnh trấn áp. Binh sĩ ôm nhau khóc vì phải bắn vào dân. Chủ tich Hội nhà văn Herman Kant gửi thư kêu gọi lãnh đạo đảng kiểm điểm và đối thoại với dân. Lãnh đạo đảng chia rẽ. Ngày 17/10 Trung ương đảng họp, phế truất Honecker, đưa Krenz lên thay. Ngày 4/11 biểu tình 70 vạn người tại Berlin. Ngày 9/11 chính phủ ban bố cho dân tự do đi Tây Đức. Chỉ trong 1 đêm hàng vạn dân ùa đến bức tường Berlin đòi mở cửa, lính canh ban đầu không mở nhưng sau phải mở. Bức tường bị phá bỏ. Ngày 18/3/1990 bầu cử tự do, đảng CSED bị mất tín nhiệm. Sau khi thống nhất những người trước đây làm việc tại Đông Đức vẫn được trọng dụng và được trả lương hưu.

4- Bungari.Đảng Cộng sản. Tổng bí thư: Todor Zhivkov (1911- 1998).
1- Các cuộc CM đều bắt đầu bằng biểu tình hòa bình, tuy vậy không tránh khỏi đổ máu. Sự đàn áp của cộng sản là khó tránh và chỉ chứng tỏ thế yếu, tuy vậy khi dân đã giác ngộ, thấy rõ bản chất độc ác và hèn yếu của CS thì sự đàn áp không làm số đông run sợ mà biểu tình càng đông hơn, dân càng quyết tâm hơn. Trong lực lượng biểu tình thì vai trò của thanh niên, của sinh viên và công nhân ở các thành phố là rất quan trọng.

2- Cộng sản dựa vào lực lượng vũ trang, ban đầu có một số vì bị mua chuộc, bị lừa bịp hoặc sợ hãi mà tuân lệnh để đàn áp dân, nhưng rồi họ nhận ra sự thối nát của CS, sự chính nghĩa của nhân dân nên quân đội ủng hộ dân, công an quăng súng bỏ chạy.

3- Khi nhân dân nổi lên thì trong lãnh đạo cộng sản sẽ có phân hóa, bên cạnh một số cố níu giữ quyền lực đến phút cuối và sẵn sàng đàn áp thì cũng có nhiều người kịp thời thấy được sự chính nghĩa của nhân dân, từ bỏ cộng sản, đứng về phía nhân dân. Sự đấu tranh trong nội bộ của những người đứng đầu chính quyền có tác dụng thúc đẩy quá trình sụp đổ của CS.

4- Chế độ CS vốn tàn bạo và dối trá, ban đầu dân vừa bị lừa vừa sợ nên chịu khuất phục. Đến khi dân đã có giác ngộ, đoàn kết lại thì trở thành lực lượng mạnh, đủ sức loại bỏ chế độ CS. Lãnh đạo CS nếu biết thời đã hết, biết đặt quyền lợi quốc gia, dân tộc lên trên thì còn giữ được một chút gì đó, còn nếu cứ níu giữ sự độc tài đến cuối thì khó tránh khỏi kết thúc bi thảm như Ceausescu.

Tại Bungari có nhiều người gốc Thổ Nhĩ Kỳ như là một dân tộc thiểu số, họ bị đối xử bất bình đẳng. Tháng 5/ 1989 có trên 15 ngàn người Thổ biểu tình, bị đàn áp, 60 người chết, hàng trăm người bị thương, hàng ngàn bị bắt. Ngày 20/5 chính phủ trục xuất 300 ngàn người Thổ. Có 250 nhân vật nổi tiếng ký kiến nghị phản đối. Zhivkov chỉ thị cho cấp dưới xin lỗi và đổ tội cho an ninh làm quá. Uy tín của đảng và Zhivkov xuống quá thấp. Để cứu vãn, một nhóm 4 người (thủ tướng và 3 bộ trưởng) chủ trương lật đổ Zhivkov. Ngày 24/10 Bộ trưởng ngoại giao từ chức, gửi thư công khai tố cáo Zhivkov độc quyền, tham nhũng. Zhivkov gặp bạn thân là Bộ trưởng Quốc phòng Dzhurov bàn cách đối phó, nhưng Dzhurov lại khuyên Zhivkov nên từ chức. Zhivkov âm mưu đưa con trai (Vladimir, 40 tuổi) lên thay thế. Đêm 8/11 Zhivkov tập hợp lực lượng ủng hộ nhưng vô vọng. Ngày 9/11 lãnh đạo đảng họp, Zhivkov buộc phải từ chức, Mladenov lên thay nhưng vẫn cố giữ sự toàn trị của đảng. Nhân dân tiếp tục biểu tình rầm rộ, thành lập Liên minh các lực lượng dân chủ. Mladenov phải đàm phán và chấp nhận tổ chức bầu cử tự do vào đầu năm 1990. Đảng CS họp, đổi tên thành đảng Xã hội, chấm dứt chế độ XHCN.

5- Tiệp khắc. Đảng Cộng sản. Tổng BT: ban đầu là Husak, sau là Jakes.

Năm 1967 và đầu 1968 một số người định làm cải cách dân chủ (Mùa xuân 68). Ngày 20/8/1968 quân đội Liên xô dùng xe tăng đàn áp, trên 5 ngàn bị chết và bị thương, trên 70 ngàn đảng viên bị khai trừ. Ngày 16/1/1969 sinh viên Jan Palach tự thiêu phản đối Liên xô. Ngày 15/6/1976 buổi chơi nhạc của nhóm "Người nhựa vũ trụ" bị đàn áp (vì không xin phép). Tháng 1/ 1977 Havel, một trí thức lớn, thành lập "Hiến chương 77" đấu tranh bảo vệ nhân quyền. Havel bị bỏ tù 4 năm rưỡi. Ngày 8/12/1987 biểu tình lớn, Orta, đại diện nhóm Hiến chương 77 phát biểu về nhân quyền, bị bắt cùng với vài chục người. Ngày 17/12/87 ban lãnh đạo đảng họp, cho Husak thôi TBT, lên làm Chủ tịch nước, đưa Jakes lên. Thay người nhưng vẫn giữ đường lối cũ. Ngày 15 đến 21 tháng 1/ 1989 sinh viên liên tục mit tin kỷ niệm việc Palach tự thiêu, bị đàn áp, Ngày 15 có 90 người bị bắt. Ngày 16 biểu tình rầm rộ, 5000 người bị bắt, trong đó có Havel. 4000 người ký tên đòi thả Havel. Ngày 17/11 Thanh niên diễu hành tưởng niệm 50 chiến sĩ Tiệp bị phát xít bắn chết trong một cuộc mit tin năm 1939. Hơn 50 ngàn người biểu tình, hô khẩu hiệu: "Hãy nhớ sự kiện 68, đả đảo cộng sản", bị đàn áp, 560 người bị thương, 120 bị bắt. Ngày 20/11 có trên 300 ngàn người biểu tình tại thủ đô. Nội bộ lãnh đạo đảng chia rẽ, một số trong đó có tổng bí thư Jakes đòi dùng lực lượng vũ trang đán áp thẳng tay, một số khác đòi thương lượng. Ngày 22/11 bộ trưởng quốc phòng tuyên bố quân đội không chống lại nhân dân. Ngày 27/11 biểu tình 50 vạn người, tổng đình công. Ngày 28/11 do áp lực của nhân dân và quân đội toàn bộ lãnh đạo đảng cộng sản từ chức. Ngày 7/12 lập chính quyền mới, Havel được cử dứng đầu chính phủ. Năm 1993 Đảng Cộng sản bị coi là tội phạm trong lịch sử.

6- Rumani.Đảng cộng sản. Tổng BT: Ceausescu (1918- 1989)

Ceasescu tự xưng là lãnh tụ anh minh và vĩ đại, thực sự là độc tài và gia đình trị nổi tiếng, sống như đế vương. Rumani có mạng lưới công an và mật vụ dày đặc, gieo rắc sợ hãi trong dân cư. Không hề có tự do báo chí và ngôn luận. Năm 1977 thợ mỏ đòi tăng lương, lãnh đạo hứa giải quyết nhưng sau đó trở mặt, bắt và thủ tiêu những người cầm đầu. Ceausescu thực hiện "tổ chức lại nền văn minh nông nghiệp" bằng cách định san bằng 8000 trong số 13000 làng xã để thành lập các trung tâm công nông nghiệp khỏng lồ, lại bắt san bằng khu phố cổ để xây cung điện nguy nga quá tốn kém. Dân chúng kéo nhau đi tị nạn. Ngày 2/3/1989 họa sĩ Babes tự thiêu để phản đối Ceausescu. Có 6 cán bộ cao cấp, lão thành gửi thư cho đảng phê phán Ceausescu. Tháng 11/ 1989 Ceausescu được đại hội đảng bầu lại làm tổng bí thư, trong lễ nhậm chức ông đã đọc diễn văn 3 tiếng, được vỗ tay hoan hô 34 lần, lần nào cũng kéo dài. Tại thành phố Timisoara, một đêm cuối tháng 11 công an, mật vụ xông vào nhà đánh đập mục sư Tokes, một nhà hoạt động dân chủ. Giáo dân được tin kéo đến cứu Tokes và biến thành biểu tình. Ngày 17/12 công an đàn áp, bắt người. Biểu tình phát triển mạnh hơn, kiểm soát trung tâm thành phố Timisoara, Ceausescu ra lệnh lực lượng quân đội dùng xe tăng đàn áp, các lực lượng vũ trang phải bắn vào người biểu tình không thương tiếc. Trong nước đưa tin 60 người bị giết, hàng trăm bị thương, đài Châu Âu Tự do đưa tin trên 4000 người chết. Ngày 20/12 Ceausescu đi thăm Iran về, cho tổ chức mit tin chào mừng. Ban đầu quần chúng vỗ tay hoan hô nhưng sau đó có tiếng hô: TI-MI-SOA-RA, ban đầu nhỏ rồi to dần, vang rền. Rồi quần chúng hô to: "Đả đảo quân giết người. Ceausescu, dân là chủ". Ngay sau đó biểu tình tỏa ra nhiều hướng. Vào 6 giờ tối công an xả súng vào người biểu tình. Ngày 22/12 Ceausescu cách chức bộ trưởng quốc phòng Milea vì ngăn không cho binh lính bắn vào dân và ra lệnh giết ông. Tư lệnh các binh chủng đứng về phía biểu tình, đem quân bao vây trụ sở đảng. Ceausescu cùng vợ lên trực thăng bỏ trốn, bị quân đội bắt lại. Một tòa án quân sự được thành lập, xét xử tội trạng, kết án tử hình. Ceausescu bị bắn ngay sau đó.

Chủ nghĩa CS vào được Việt Nam, sống bám và phát triển được là nhờ lòng yêu nước của các chiến sĩ cách mạng. Nhưng rồi lòng yêu nước đã bị lợi dụng. CSVN bị lệ thuộc vào ĐCS Trung quốc, một tổ chức rất tàn bạo, rất độc ác, rất nham hiểm. CSVN nhờ đánh thắng vài cuộc chiến tranh, tự phong là "lương tâm của thời đại", tự cho là "vô cùng sáng suốt và quang vinh" để lừa bịp nhân dân. Tháng 10/1989, Nguyễn Văn Linh bàn với Gorbachev kế hoạch CSVN kết hợp với Liên xô ngăn cản cuộc cải cách của các nước Đông Âu, nhằm cứu phe CNXH. Khi Gorbachev không tán thành thì ông Linh lại tôn thờ ĐCS Trung quốc lên thành lãnh đạo của phe XHCN. Năm 1969 Hồ Chí Minh cũng muốn dùng ĐCSVN để hàn gắn bất đồng trong phong trào CS quốc tế (toàn chuyện buồn cười vì ảo tưởng). So với các đảng CS ở Đông Âu, ĐCS VN nguy hiểm hơn, tàn bạo hơn. Ngoài việc học được các thủ đoạn của CS Đông Đức và Rumani trong tổ chức mật vụ, CSVN còn học theo CSTQ nên có nhiều mưu mẹo thâm độc hơn, trắng trợn hơn trong việc đàn áp phong trào dân chủ và tuyên truyền lừa dối nhân dân. Đa số dân Việt Nam đã quen bị nô lệ, quen bị áp bức nên dễ bị CS lừa dối, rất sợ đảng và chính quyền, rất dũng cảm trong chống ngoại xâm nhưng rất e ngại trong đấu tranh cho tự do, dân chủ.
Ghi chú: Viết đoạn này tôi có tham khảo bài "Suy nghĩ về sự sụp đổ của Liên xô và các nước XHCN Đông Âu" của Hà Tuấn Trung.

III. Một số nhận xét

1- Các cuộc CM đều bắt đầu bằng biểu tình hòa bình, tuy vậy không tránh khỏi đổ máu. Sự đàn áp của cộng sản là khó tránh và chỉ chứng tỏ thế yếu, tuy vậy khi dân đã giác ngộ, thấy rõ bản chất độc ác và hèn yếu của CS thì sự đàn áp không làm số đông run sợ mà biểu tình càng đông hơn, dân càng quyết tâm hơn. Trong lực lượng biểu tình thì vai trò của thanh niên, của sinh viên và công nhân ở các thành phố là rất quan trọng.

2- Cộng sản dựa vào lực lượng vũ trang, ban đầu có một số vì bị mua chuộc, bị lừa bịp hoặc sợ hãi mà tuân lệnh để đàn áp dân, nhưng rồi họ nhận ra sự thối nát của CS, sự chính nghĩa của nhân dân nên quân đội ủng hộ dân, công an quăng súng bỏ chạy.

3- Khi nhân dân nổi lên thì trong lãnh đạo cộng sản sẽ có phân hóa, bên cạnh một số cố níu giữ quyền lực đến phút cuối và sẵn sàng đàn áp thì cũng có nhiều người kịp thời thấy được sự chính nghĩa của nhân dân, từ bỏ cộng sản, đứng về phía nhân dân. Sự đấu tranh trong nội bộ của những người đứng đầu chính quyền có tác dụng thúc đẩy quá trình sụp đổ của CS.

4- Chế độ CS vốn tàn bạo và dối trá, ban đầu dân vừa bị lừa vừa sợ nên chịu khuất phục. Đến khi dân đã có giác ngộ, đoàn kết lại thì trở thành lực lượng mạnh, đủ sức loại bỏ chế độ CS. Lãnh đạo CS nếu biết thời đã hết, biết đặt quyền lợi quốc gia, dân tộc lên trên thì còn giữ được một chút gì đó, còn nếu cứ níu giữ sự độc tài đến cuối thì khó tránh khỏi kết thúc bi thảm như Ceausescu.

IV- Nghĩ gì về Việt Nam

Chủ nghĩa CS vào được Việt Nam, sống bám và phát triển được là nhờ lòng yêu nước của các chiến sĩ cách mạng. Nhưng rồi lòng yêu nước đã bị lợi dụng. CSVN bị lệ thuộc vào ĐCS Trung quốc, một tổ chức rất tàn bạo, rất độc ác, rất nham hiểm. CSVN nhờ đánh thắng vài cuộc chiến tranh, tự phong là "lương tâm của thời đại", tự cho là "vô cùng sáng suốt và quang vinh" để lừa bịp nhân dân. Tháng 10/1989, Nguyễn Văn Linh bàn với Gorbachev kế hoạch CSVN kết hợp với Liên xô ngăn cản cuộc cải cách của các nước Đông Âu, nhằm cứu phe CNXH. Khi Gorbachev không tán thành thì ông Linh lại tôn thờ ĐCS Trung quốc lên thành lãnh đạo của phe XHCN. Năm 1969 Hồ Chí Minh cũng muốn dùng ĐCSVN để hàn gắn bất đồng trong phong trào CS quốc tế (toàn chuyện buồn cười vì ảo tưởng). So với các đảng CS ở Đông Âu, ĐCS VN nguy hiểm hơn, tàn bạo hơn. Ngoài việc học được các thủ đoạn của CS Đông Đức và Rumani trong tổ chức mật vụ, CSVN còn học theo CSTQ nên có nhiều mưu mẹo thâm độc hơn, trắng trợn hơn trong việc đàn áp phong trào dân chủ và tuyên truyền lừa dối nhân dân. Đa số dân Việt Nam đã quen bị nô lệ, quen bị áp bức nên dễ bị CS lừa dối, rất sợ đảng và chính quyền, rất dũng cảm trong chống ngoại xâm nhưng rất e ngại trong đấu tranh cho tự do, dân chủ.

Tuy Việt Nam và Đông Âu có tình hình khác nhau, nhưng cùng chịu cảnh đọa đày của CS. Chế độ CS là tai họa của nhân loại, thế nào cũng bị loại bỏ hoàn toàn. Các nước Đông Âu và Liên xô đã đi trước. Chế độ CS chỉ còn lại tại vài nước. Rồi nhân dân các nước đó sẽ vùng lên để chôn vùi nó lần cuối cùng. Riêng tại VN sự chia rẽ, đấu đá trong nội bộ chóp bu của đảng để tranh giành quyền lực tại ĐH 12 sắp tới sẽ làm đảng suy yếu trầm trọng, sẽ tạo cho nhân dân thấy rõ hơn sự thối nát không thể nào che giấu, tạo cơ hội cho các tổ chức dân chủ liên kết với những người tiến bộ trong đảng, tạo thành lực lượng hùng hậu của nhân dân đứng lên tiến hành cải cách thể chế, loại bỏ chủ nghĩa CS ra khỏi đời sống của dân tộc, có được như thế mới mong đưa dân tộc thoát khỏi sự nguy hiểm là thời kỳ Bắc thuộc mới.

Nguyễn Đình Cống

27 December 2015

Tổng Kết Tình Hình Thế Giới Năm 2015

Tổng Kết Tình Hình Thế Giới Năm 2015

Thế giới năm vừa qua quá nhiều biến động với những sự kiện nổi bật như sau:

-Ngày 7/1/2015: Vụ thảm sát tại tòa soạn báo biếm họa Charlie Hebdo ở Paris khiến 11 người chết và 10 người bị thương.

- Ngày 29/1/2015: "Những người biểu tình thuộc Nhóm CodePink đã bu quanh Kissinger khi ông cùng với các cựu bộ trưởng ngoại giao Madeleine Albright và George Shultz tới thượng viện để tham dự buổi điều trần về chiến lược an ninh quốc gia của Hoa Kỳ theo lời mời của Ủy Ban Quốc Phòng Thượng Viện. Đám người giơ cao tấm biểu ngữ "Hãy bắt giam Henry Kissinger vì tội phạm chiến tranh", ám chỉ một số quyết định gây tranh cãi của ông dưới thời Tổng Thống Nixon và Tổng Thống Ford."

- Ngày 3/2/2015: "Trong cuộc phỏng vấn của CNN, ông Obama thừa nhận rằng Hoa Kỳ đã làm trung gian trong vụ "chuyển giao quyền lực" ở Ukraina. Nói cách khác, nhà lãnh đạo Mỹ thừa nhận rằng cuộc đảo chính ở Ukraina hồi Tháng 2 năm 2014, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và khiến cho nhiều người thiệt mạng, đã xảy ra với sự tham gia trực tiếp về mặt tổ chức và kỹ thuật của Hoa Kỳ.

- Ngày 3/2/2015: Với tiêu đề, "Trục Việt-Phi: Sản Phẩm Của Trung Quốc" (Made in China: A Vietnam-Philippines Axis) The National Interest đã nhận định như sau, "Việt Nam và Phi Luật Tân dù từ lâu đã có những tranh chấp vể chủ quyền biển đảo - hiện đang tiến tới hợp tác chiến lược "strategic partnership" vì cùng lo lắng trước sự trỗi dậy của Hoa Lục.

- Ngày 12/2/2015: "Cuộc chạy đua cho hội nghị Minsk kết thúc với thỏa thuận ngừng bắn giữa các phe ở Ukraina.

- Ngày 23/2/2015: "Các cư dân Indonesia đang thu thập tiền xu dành cho Thủ tướng Australia Tony Abbott. Mục đích của họ là kiếm 1 tỷ USD. Hoạt động phản đối với tên gọi "Tiền hoàn trả" đang nhanh chóng phổ biến khắp toàn quốc, như phản ảnh trên trang mạng tiếng Anh của RT. Nguyên cớ sự bất mãn của người Indonesia là lời phát biểu của Thủ tướng Australia.

- Ngày 26/2/2015: Hải Quân Hoa Kỳ lần đầu tiên xác nhận phi cơ trinh thám tân tiến nhầt P-8A Poseidon đã bắt đầu bay những chuyến bay đầu tiên để tuần tra trên Biển Đông."

- Ngày 5/3/2015: Đại Sứ Hoa Kỳ Mark Lippert bị tấn công khi đang diễn thuyết và được đưa vào bệnh viện. Đài tuyền hình YTN trình chiếu hình ảnh Ô. Lippert bi rạch ở má và cổ tay nhưng vết thương không nguy hiểm tới tính mạng.

- Ngày 5/3/2015: Thủ Tướng Ý Đại Lợi viếng thăm Moscow trong một nỗ lực hàn gắn mối quan hệ giữa Nga- Tây Phương bị tổn thương vì cuộc khủng hoảng Ukraine.

- Ngày 10/3/2015: Moscow thông báo sẽ ngưng mọi sự liên hệ tới thỏa hiệp về vũ khí ký kết khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc.

- Ngày 11/3/2015: 155,000 người đã ký thỉnh nguyện thư gửi Tòa Bạch Ốc yêu cầu truy tố 47 thượng nghị sĩ Đảng Cộng Hòa về tội phản nghịch khi gửi thư cho các nhà lãnh đạo Ba Tư về những thương thảo về nguyên tử đang diễn ra."

-Ngày 11/3/2015: Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam ngưng không cho Nga sử dụng căn cứ không quân cũ của Hoa Kỳ ở Cam Ranh để tiếp dầu cho những máy bay ném bom chiến lược có khả năng mang bom nguyên tử nhằm phô diễn sức mạnh quân sự ở vùng Châu Á Thái Bình Dương.

- Ngày 13/3/2015: Trang nhất của tờ Financial Times (Anh Quốc) vào sáng Thứ Sáu đã đi một bản tin làm mọi người ngạc nhiên phản ảnh căng thẳng ngoại giao hiếm thấy giữa các giới chức cao cấp nhất của Hoa Kỳ và Anh Quốc. Chính phủ Anh bị Hoa Kỳ cáo buộc là thường xuyên "chiều theo ý" của Hoa Lục.

- Ngày 16/3/2015: Bộ Trưởng Quốc phòng Malaysia cho biết bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN sẽ nghiên cứu mô hình của Liên Minh Châu Phi trong nỗ lực thành lập một lực lượng gìn giữ hòa bình chung của khối 10 quốc gia thành viên trong khu vực.

- Ngày 18/3/2015: Nga xiết chặt thêm việc kiểm soát khu vực Nam Ossetia tách ra khỏi Georgia khi Tổng Thống Putin và lãnh đạo của Nam Ossetia ký kết thỏa ước mới gần như thống hợp toàn diện vào Nga.

- Ngày 25/3/2015: Lực Lượng Tự Vệ Hải Quân Nhật đã tiếp nhận một chiến hạm lớn nhất kể từ Đệ II Thế Chiến. Chiến hạm Izumo chở trực thăng lớn bằng hàng không mẫu hạm thời Hải Quân Thiên Hoàng đã từng giao chiến với Mỹ tại Thái Bình Dương.

- Ngày 25/3/2015: Tổng Thống Petro Poroshenko tiếp nhận 10 thiết vận xa Humvees (giống như M.151 thời Chiến Tranh Việt Nam) hai ngày sau khi các nhà lập pháp Hoa Kỳ biểu quyết thúc giục Tổng Thống Obama cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev."

- Ngày 25/3/2015: Tổng Thống Hadi của Yemen do Hoa Kỳ hỗ trợ đã trốn chạy bằng đường biển qua Djibouti sau khi phe nổi dậy Shiite và đồng minh đã tiến vào nơi ẩn náu cuối cùng của ông ở phía nam, chiếm phi trường và treo tiền thưởng cho ai lấy được đầu của ông."

- Ngày 25/3/2015 Ngoại Trưởng Nga Sergi Lavrov đã tới thăm Cuba và ba nước Combombia, Nicaragua và Guatemala để mở rộng hợp tác và đầu tư.

- Ngày 25/3/2015: Anh tăng cường lực lượng tại thuộc địa Faulkland/Malvinas này vì lo sợ Á Căn Đình tấn công với sự hỗ trợ của Nga.

- Ngày 26/3/2015: Chuyến thăm Á Châu của Bà Michelle Obama để xúc tiến giáo dục cho các bé gái đã bị Thủ Tướng Hun Sen của Cambodia chỉ trích thẳng thừng là bà chỉ "rong chơi" và sử dụng lời lẽ hoa mỹ để tạo niềm hy vọng về sự cải thiện chứ chẳng bảo đảm trợ giúp gì cả.

- Ngày 30/3/2015: Thủ Tướng Nga Dmitry Medvedev thăm Việt Nam nhằm tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

- Ngày 2/4/2015: "Viện trợ quân sự cùng với việc bán vũ khí và hàng tỉ đô-la đầu tư, Hoa Lục đã tăng cường mối liên hệ với Cambodia và giới phân tích coi đây như một bộ phận của việc mở rộng ảnh hưởng trong vùng , kể cả việc tranh chấp ở Biển Đông."

- Ngày 4/4/2014: Nga kêu gọi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thúc đẩy một lệnh ngưng oanh tạc tại Yemen trong khi liên quân do Saudi cầm đầu đã tiến hành cuộc không kích xứ sở này qua ngày thứ mười.

- Ngày 6/4/2015: Nhân dịp thăm viếng Thái Lan, Thủ Tướng Nga Medvedev đã chính thức mời Thủ Tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha thăm Nga.

- Ngày 7/4/2015: Hoa Kỳ đầy mạnh việc chuyển giao vũ khí cho liên quân do Saudi Arabia dẫn đầu để đối phó với đà tiến quân của phe nổi loạn tại Yemen.

- Ngày 7/4/2015: Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc.

- Ngày 9/4/2015: Thái Lan mưu tìm tăng cường quan hệ quốc phòng với Trung Quốc. Bộ Trưởng Quốc Phòng Thái Lan Prawit Wongsuwan thăm Trung Quốc cùng với một phái đoàn trong đó có tư lệnh Hải Quân Thái để thảo luận việc mua hai chiếc tàu ngầm chạy bằng diesel (dầu cặn) do Trung Quốc chế tạo. Nhưng sau đó với áp lực của Mỹ, thỏa hiệp mua bán tàu ngầm đã phải hủy bỏ.

- Ngày 16/4/2015: Một giới chức quân sự cao cấp Mỹ cho biết chẳng bao lâu nữa Trung Quốc sẽ có khả năng bắn hạ tất cả các vệ tinh trong không gian. Tướng Mỹ Raymond xác nhận rằng cuộc thử nghiệm hỏa tiễn bắn hạ vệ tinh vào Tháng Bảy của Trung Quốc đã thành công.

- Ngày 27/4/2105: Hoa Kỳ và Nhật Bản đã đạt thỏa thuận mới về hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật được đưa ra chỉ một ngày trước cuộc hội đàm thượng đỉnh giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Tòa Bạch Ốc. Theo Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, đây là một "bước chuyển lịch sử" trong quan hệ giữa hai nước.

- Ngày 3/5/2015: Theo Liên Hiệp Quốc, chiến sự nổ ra khắp Yemen đã giết hơn 1000 người trong đó có khoảng 551 thường dân và 115 trẻ em kể từ khi các cuộc không kích khởi đầu. Human Rights Watch đã tố cáo Saudi và liên minh đã sử dụng Bom Chùm CBU-105 Sensor Fuzed Weapons do Mỹ cung cấp là loại vũ khí bị cấm trong một thỏa hiệp của 116 quốc gia ký năm 2008.

- Ngày 6/5/2015: Thủ tướng Đức Angela Merkel nói bà sẵn sàng ra điều trần trước các dân biểu sau khi có cáo buộc tình báo Đức giúp Mỹ theo dõi các mục tiêu ở Đức và các nước lân cận. Tình báo Đức đã hợp tác với Mỹ từ lâu nhưng nay người ta biết rằng các mục tiêu không phải chỉ gồm các đe dọa khủng bố mà theo dõi cả bộ ngoại giao và phủ tổng thống Pháp, Ủy Ban Châu Âu và Airbus.

- Ngày 9/5/2015: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Moscow, gặp tổng thống Nga Vladimir Putin và ký kết các thoả thuận quan trọng nhằm thúc đẩy quan hệ trước lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Phát Xít.
- Ngày 22/5/2015: Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon và phu nhân thăm Việt Nam và sau đó dư luận bàn tán nhiều về việc Ô. Ban Ki-moon thuộc hậu duệ của dòng họ Phan Huy Chú - một nhà bác học của Việt Nam thời Nguyễn.

- Ngày 27/5/2015: Lính hải quân Việt Nam và Phi Luật Tân đá bóng và vui chơi trên Đảo Song Tử Đông (Northeast Cay) là hòn đảo hiện do Phi Luật Tân chiếm đóng để bày tỏ sự thân thiện giống như cuôc gặp gỡ, vui chơi, uống bia giữa hai bên trên Đảo Song Tử Tây (Southwest Cay) thuộc chủ quyền của Việt Nam vào Tháng Sáu năm ngoái.

- Ngày 27/5/2015: Bộ Trưởng Quốc Phòng Ashton Carter đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ nhất về những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông, đòi hỏi phải ngưng ngay sự biến cải những bãi đá ngầm và cam kết rằng Hoa Kỳ vẫn duy trì sức mạnh hàng đầu tại Á Châu trong những thập niên tới.

-Reuters ngày 29/5/2015: TNS John McCain đề nghị một dự luật cung cấp khoảng 425 triệu đô-la trong vòng 05 năm cho những quốc gia như Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân, Thái Lan và Việt Nam để trang bị, tiếp liệu, huấn luyện và xây dựng quân sự trên quy mô nhỏ để đối phó với những thách thức về chủ quyền trên biển của Trung Quốc. Trong một cuộc họp báo tại HCM City, Ô. John McCain nói rằng Hoa Kỳ sẽ thi hành một số biện pháp làmTrung Quốc chùn bước  để không cón có những hành động như vậy. TNS John McCain
cho biết trong tuần tới ông và các thượng nghị sĩ sẽ đề nghị nới lỏng thêm lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.
- Ngày 10/5/2015: Tổng Thống Djibouti nói với AFP là họ đang thương thảo để Trung Quốc thiết lập một căn cứ quân sự tại quốc gia nhỏ bé ở Sừng Phi Châu. Như thế là Trung Quốc và Hoa Kỳ đều có căn cứ quân sự sát cạnh nhau.

- Ngày 10/5/2015: Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã tới Belarus trong chuyến công du ba ngày để ký kết những thỏa hiệp trị giá 15.7 tỉ đô-la trong lúc Hoa Lục đang nhắm tới việc xâm nhập vào nền kinh tế của Âu Châu qua dự án Con Đường Tơ Lụa.

- Ngày 12/5/2015: "Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Ash Carter đề nghị gửi tàu chiến và máy bay tới trong khoảng 12 hải lý của những bãi đá ngầm mà Trung Quốc đang biến cải thành những hòn đảo ở trong khu vực tranh chấp ở Trường Sa với lý do bảo vệ tự do hàng hải."

- Ngày 18/5/2015: Quân đội Iraq hoảng loạn tháo chạy để lại khối lượng vũ khí khổng lồ, phiến  quân Hồi Giáo tiến vào Thành Phố Ramadi.

- Ngày 19/5/2015: Trung Quốc và Thái Lan ký biên bản ghi nhớ xây dựng Kênh Đào Kra Isthmus, được mệnh danh là "Kênh Đào Panama của Châu Á" ở miền nam Thái Lan, nhằm rút ngắn hải trình của tàu bè Trung Quốc từ Trung Đông về Quảng Châu khoảng 1200 km và không cần thông quá Eo Biển Malacca.

- Ngày 22/5/2015: Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon và phu nhân thăm Việt Nam và sau đó dư luận bàn tán nhiều về việc Ô. Ban Ki-moon thuộc hậu duệ của dòng họ Phan Huy Chú - một nhà bác học của Việt Nam thời Nguyễn. 

- Ngày 27/5/2015: Lính hải quân Việt Nam và Phi Luật Tân đá bóng và vui chơi trên Đảo Song Tử Đông (Northeast Cay) là hòn đảo hiện do Phi Luật Tân chiếm đóng để bày tỏ sự thân thiện giống như cuôc gặp gỡ, vui chơi, uống bia giữa hai bên trên Đảo Song Tử Tây (Southwest Cay) thuộc chủ quyền của Việt Nam vào Tháng Sáu năm ngoái.

- Ngày 27/5/2015: Bộ Trưởng Quốc Phòng Ashton Carter đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ nhất về những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông, đòi hỏi phải ngưng ngay sự biến cải những bãi đá ngầm và cam kết rằng Hoa Kỳ vẫn duy trì sức mạnh hàng đầu tại Á Châu trong những thập niên tới.

- Reuters ngày 29/5/2015: TNS John McCain đề nghị một dự luật cung cấp khoảng 425 triệu đô-la trong vòng 05 năm cho những quốc gia như Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân, Thái Lan và Việt Nam để trang bị, tiếp liệu, huấn luyện và xây dựng quân sự trên quy mô nhỏ để đối phó với những thách thức về chủ quyền trên biển của Trung Quốc. Trong một cuộc họp báo tại HCM City, Ô. John McCain nói rằng Hoa Kỳ sẽ thi hành một số biện pháp làmTrung Quốc chùn bước  để không cón có những hành động như vậy. TNS John McCain cho biết trong tuần tới ông và các thượng nghị sĩ sẽ đề nghị nới lỏng thêm lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.

- Ngày 1/6/2015: Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh và Bộ Trưởng Ashton Carter trong cuộc họp báo chung tại Hà Nội nói rằng hai quốc gia mở rộng hợp tác quân sự trong đó bao gồm những kế hoạch tiến hành những chiến dịch quân sự chung. Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam chuẩn bị tham gia sứ mạng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Hai bên còn ký Tuyên Bố Tầm Nhìn Chung về quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ, đánh dấu bước chuyển mới trong quan hệ hai nước.

- Ngày 5/6/2015: Tổng Thống Aquino của Phi Luật Tân loan báo ông muốn bắt đầu thương thảo để cho phép quân đội Nhật vào đất nước Đông Nam Á này trong lúc hai quốc gia Nhật-Phi xây dựng hợp tác quốc phòng giữa khi tranh chấp lãnh thổ căng thẳng với Trung Quốc.

- Ngày 7/6/2015: Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết Hung Gia Lợi trở thành quốc gia Âu Châu đầu tiên ký thỏa hiệp hợp tác với Trung Quốc về dự án Con Đường Tơ Lụa nhằm phát triển thương mại, hạ tầng cơ sở giao thông xuyên Á Châu và xa hơn nữa.

- Ngày 8/6/2015: Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu ra lệnh gia tăng tốc độ xây dựng hạ tầng cơ sở quân sự lẫn dân sự trên Quần Đảo Kuriles nơi đang diễn ra tranh chấp chủ quyền giữa Nhật và Nga.

- Ngày 13/6/2015: Theo một vài ước lượng, Trung Quốc dự tính sản xuất khoàng 42,000 hệ thống máy bay không người lái có căn cứ từ đất liền và trên biển trị giá khoảng 10.5 tỉ đô-la từ 2014 tới 2023. Rất nhiều máy bay không người lái này được sao chép từ thiết kế của Mỹ.

- Ngày 15/6/2015: Phát ngôn viên của Công Ty United Instrument Manufacturing do Điện Kremlin làm chủ cho biết quân đội Nga đã chế tạo thành công một loại súng vi ba (microwave gun) có khả năng triệt hạ máy bay không người lái và các phi đạn phóng ra từ trên trên không.

- Ngày 29/6/2015: Khoảng 250 người Campuchia với sự tham gia của một số nghị sĩ đảng đối lập CNRP hôm 28/6/2015 đã tiến sâu vào khu vực mốc 203 do Việt Nam quản lý thuộc địa bàn tỉnh Long An. Lực lượng chức năng Việt Nam và người dân địa phương đã ngăn chặn, giải thích nhưng bị một số phần tử quá khích Campuchia tấn công, khiến 7 người Việt Nam bị thương.

- Ngày 29/6/2015: Trung Quốc khai trương Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu (AIIB) mà Washington bày tỏ những mối lo ngại rằng ngân hàng sẽ làm suy yếu Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) và Ngân hàng Phát Triển Á Châu (ADB) do Mỹ và Nhật Bản kiểm soát, tức uy lực tài chính cũng là "cây gậy chỉ huy" của Mỹ đã suy giảm.

- Ngày 1/7/2015: Mỹ- Cuba tái lập quan hệ ngoại giao sau 51 năm cấm vận và cô lập.

- Ngày 7/7/2015: Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng thăm Hoa Kỳ và hội đàm với Tổng thống Barack Obama tại Tòa Bạch Ốc.

- Ngày 14/7/2015: Sau nhiều cuộc thương thảo đầy va chạm, các cường quốc và Ba Tư đã đã đạt được thỏa hiệp lịch sử để kiềm chế chương trình hạt nhân hầu đổi lấy việc tháo bỏ cấm vận nhiều tỉ đô-la - tránh được mối dọa chế tạo vũ khí nguyên tử của Ba Tư và một cuộc can thiệp quân sự của Hoa Kỳ.

- Ngày 16/7/2015: Đạo luật về an ninh gây tranh cãi đã được hạ viện Nhật thông qua vào ngày Thứ Năm mà những người chống đối cho rằng đã phá hoại 70 năm hòa bình và sẽ thấy lần đầu tiên quân đội Nhật tham chiến ở nước ngoài kể từ Thế Chiến II.

- Ngày 20/7/2015: Tân Tư Lệnh Thái Bình Dương Scott Swift đã tham dự bảy giờ bay trên phi cơ do thám P-8 Poseidon mới nhất của Hoa Kỳ trên Biển Đông khiến Hoa Lục tức giận.

- Ngày ngày 21/7/2015: Kyrgyzstan đã xé bỏ thỏa hiệp hợp tác lâu đời với Hoa Kỳ sau khi Hoa Thịnh Đốn trao tặng giải thưởng nhân quyền cho một nhà đấu tranh thuộc sắc dân thiểu số đang bị cầm tù.

- Ngày 21/7/2015: Tinh thần bài Hoa đột nhiên lan rộng khắp Thổ Nhĩ Kỳ, biểu tình phản đối, đốt cờ, tấn công khách du lịch và nhà hàng, hung hăng kêu gọi phân biệt chủng tộc trên các trang mạng xã hội…Tinh thần bài Hoa lên tới cao điểm tại Thổ Nhĩ Kỳ trong vài tuần lễ khi Tổng Thống Recep Tayyip Erdogan chuẩn bị chuyến thăm viếng Trung Quốc vào cuối tháng này.

- Ngày 25/7/2015: Trung Quốc vừa phóng hai vệ tinh mới vào ngày Thứ Bảy khi nước này tự chế tạo hệ thống điều khiển vệ tinh để cạnh tranh với hệ thống GPS (Global Positioning System) của Hoa Kỳ.

- Ngày 27/7/2015: Truyền thông nhà nước Trung Quốc chế nhạo động cơ những chuyến thăm Châu Phi của Tổng Thống Barack Obama là lo ngại ảnh hưởng ngày càng bành trướng của Bắc Kinh ở lục địa này.

- Ngày 28/7/2015: Bộ Trưởng Ngoại Giao Nam Dương Retno Marsudi nói rằng Tổng Thống Joko Widodo bày tỏ hy vọng rằng Trung Quốc sẽ xây dựng Nam Dương thành một căn cứ sản xuất tại Á Châu qua sự tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia.

- Ngày 29/7/2015: Với sự tháp tùng của 30 lãnh đạo các công ty, Ô. Cameron thực hiện chuyến viếng thăm lịch sử lần đầu tiên của vị thủ tướng Anh tới Việt Nam.

- Ngày 29/7/2015: Lo sợ gia tăng, đặc biệt tại Ấn Độ là Trung Quốc có thể sớm tiến hành dự án xây dựng đảo nhân tạo tại Maldives thuộc Ấn Độ Dương.

- Ngày 31/7/2015: WikiLeaks cho biết cơ quan tình báo Mỹ đã nghe lén các chính trị gia Nhật, ngân hàng trung ương hàng đầu và những công ty lớn trong nhiều năm. Đây là sự tiết lộ mới nhất về việc Hoa Thịnh Đốn nghe lén các đồng minh.

- Ngày 12/8/2015: Trong bản tin phổ biến báo chí, Chỉ Huy Không Quân Tấn Công Toàn Cầu (U.S. Air Force Global Strike Command) cho biết Hoa Kỳ đã đưa ba máy bay ném bom tối tân nhất tới Guam.

- Ngày 16/8/2015: Khủng hoảng di dân ở Âu Châu: 250,000 người bỏ nước ra đi, 2000 người chết.

- Ngày 18/8/2015: Thủ Tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha gọi vụ đánh bom tại khu vực đông đúc là biến cố tệ hại nhất từ trước tới giờ mới xảy ra ở Thái Lan.

- Ngày 24/8/2015: Gần 80,000 người đã ký thỉnh nguyện thư yêu cầu bắt giữ Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu vì tội phạm chiến tranh khi ông thăm viếng Anh Quốc.

- Ngày 5/9/2015: Bộ Trưởng Ngoại Giao John Kerry đã nói với Bộ Trưởng Ngoại Giao Nga Sergei Lavrov rằng Hoa Kỳ hết sức quan tâm tới những báo cáo cho rằng Moscow đang tiến hành việc hiện diện quân sự lớn lao tại Syria nhằm mục tiêu hỗ trợ cho Tổng Thống Bashar Assad.

- Ngày 7/9/2015: Bộ trưởng đầu tư cho biết Ai Cập đã ký kết một thỏa hiệp với một công ty Trung Quốc để đảm trách và tài trợ một phần của kế hoạch xây dựng một trung tâm hành chính mới cho Ai Cập nằm ở phía đông thủ đô Cairo. Đề án dự trù lớn bằng thành phố Tân Gia Ba bao gồm một phi trường lớn hơn Heathrow của Luân Đôn, một tòa nhà cao hơn Tháp Eiffel và hơn 10,000 km vuông đại lộ, đường và phố.

- Ngày 10/9/2015: Cờ Palestines sẽ được trụ sở Liên Hiệp Quốc kéo lên sau khi Đại Hội Đồng chấp thuận giải pháp cho Palestines với đa số tuyệt đối khiến Do Thái phẫn nộ vì hành động này là bước tiến tới công nhận quy chế hội viên cho Palestines.

- Ngày ngày 14/9/2015: Thủ tướng Úc Abbott bị loại bỏ từ trong chính nội bộ của Đảng Bảo Thủ với hy vọng lấy lại khối cử tri đã mất tin tưởng bằng cách thay thế một lãnh đạo cực đoan ăn nói thiếu suy nghĩ bằng một lãnh đạo ôn hòa hơn trong đảng.

- Ngày 15/9/2015: Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng công du Nhật Bản và gặp gỡ Thủ Tướng Abe.

- Ngày17/9/2015: Thượng Nghị Sĩ John McCain thúc giục Ngũ Giác Đài biểu dương sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ bằng cách gửi tàu chiến tới các đảo nhân tạo với khoảng cách 12 dặm mà Trung Quốc xây đắp để khẳng định chủ quyền của mình ở Biển Đông. Đây là hành động không công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các hòn đảo này.

- Ngày 22/9/2015: Chủ Tịch Tập Cận Bình công du Hoa Kỳ hội đàm với Tổng Thống Obama.

- Ngày 30/9/2015: Nga bắt đầu tiến hành các cuộc không kích vào lực lượng của ISIS ở Syria.

- Ngày 16/10/2015: Tổng Thống Obama cảnh cáo Nga rằng họ không thể dùng không kích để đạt một giải pháp hòa bình cho Syria và việc chống đỡ cho Tổng Thống Assad sẽ thất bại.

- Ngày 17/10/2015: Tàu chiến, hàng không mẫu hạm và tàu ngầm của Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản đã kéo tới Vịnh Bangal vào Thứ Bảy để tham dự cuộc tập trận chung ở ngoài khơi bờ biến phía đông Ấn Độ - một biểu hiện gia tăng hợp tác chiến lược giữa ba quốc gia khi phải đối đầu với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

- Ngày ngày 20/10/2015: Chủ Tịch Tập Cận Bình đọc diễn văn tại Quốc Hội Anh, dự dạ tiệc với Nữ Hoàng Elizabeth khi ông thực thiện cuộc viếng thăm Anh Quốc để củng cố mối liên hệ kinh tế giữa hai quốc gia- một cuộc viếng thăm có thể tạo những lo âu về ảnh hưởng bao trùm của Hoa Lục lên nền kinh tế Anh. Ô. Cameron đã ví cuộc viếng thăm báo hiệu "thời kỳ hoàng kim" (golden era) giữa hai quốc gia.

- Ngày 20/10/2015: Thủ tướng đắc cử Justin Trudeau thuộc Đảng Cấp Tiến của Gia Nã Đại đã gọi điện thoại cho Ô. Obama thông báo sẽ rút sáu máy bay chiến đấu hiện đang oanh kích lực lượng IS tại Iraq và Syria.

- Ngày 21/10/2015: Tướng TQLC Joseph Dunford - Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ nói với các nhà lãnh đạo Iraq rằng Iraq phải hứa không được yêu cầu các cuộc không kích từ Nga hay hậu thuẫn cho cuộc chiến chống lực lượng ISIS.
-Ngày 5/11/2015: Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung Hoa Tập Cận Bình thăm Việt Nam.

-Ngày 6/11/2015: Hoa Kỳ triển khai sáu phi cơ nghênh cản (không chiến) F-15C tại phía nam Căn Cứ Không Quân Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ để giúp bảo vệ không phận Thổ vì có thể có kẻ xâm nhập.

- Ngày 7/11/2015: Lần đầu tiên kể từ năm 1949, hai nhà lãnh đạo Trung Hoa Lục Địa và Đài Loan: Tập Cận Bình và Mã Anh Cửu gặp nhau tại Tân Gia Ba.

-Ngày 10/11/2015: Liên Minh Dân Chủ Toàn Quốc của Bà San Suu Kyi chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tại Miến Điện.

- Ngày 10/11/2015: Tổng Thống Obama vừa ký ban hành ngân sách quốc phòng 607 tỉ đô-la cho năm 2016. Trong khi đó ngân sách quốc phòng của Trung Quốc là 131 (2014) và Nga 69 (2014), Nhật Bản 42 tỉ (2015).

- Ngày 10/11/2015: Nga đưa đề nghị chính phủ Syria và phe nổi dậy đồng ý tiến hành việc sửa đổi hiến pháp kéo dài tới 18 tháng, sau đó là cuộc bầu cử tổng thống sớm để giải quyết cuộc xung đột Syria.
- Ngày 23/10/2015: Cuộc họp tay tư giữa Hoa Kỳ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia lần đầu tiên diễn ra tại Vienna để thăm dò một giải pháp cho vấn đề Syria.

- Ngày 24/10/2015: Cựu Thủ Tướng Anh Tony Blair xin lỗi về cuộc Chiến Tranh Iraq mà ông đã gánh một phần trách nhiệm về cuộc nổi dậy của Nhà Nước Hồi Giáo (IS) tại Iraq và Syria.

- Ngày 26/10/2015: Hoa Kỳ gửi Khu Trục Hạm Lassen tới Đảo Đá Subi như một hành động không công nhận tuyên bố chủ quyền của Hoa Lục tại Biển Đông. Trung Quốc cũng gửi hai tàu chiếm tới để bám theo khu trục hạm này.

- Ngày 30/10/2015: Mỹ gửi 50 biệt kích tới Syria để giúp cho lực lượng nổi dậy chống lại Tổng Thống Assad và lực lượng Nhà Nước Hồi Giáo.

- Ngày 31/10/2015: Một máy bay dân sự của Nga nổ tung và rớt ở Bán Đảo Sinai khiến 224 hành khách tử nạn. Nhà Nước Hồi Giáo xác nhận đã đặt bom trên chiếc máy bay này.

- Ngày 4/11/2015: Theo đài truyền hình Fox News, trong cuốn sách nhan đề Destiny and Power: The American Odyssey Of George Herbert Walker Bush, tác giả Jon Meacham đã trích dẫn lời của Ô. Bush Cha nói rằng Ô. Dick Cheney (phó tổng thống) và Donald Rumsfeld (bộ trưởng quốc phòng) đã quá hiếu chiến và lập trường cay nghiệt/tàn nhẫn của họ (sau cuộc tấn công khủng bố Sept. 11) đã làm tổn thương tới danh dự của Hoa Kỳ

- Ngày 5/11/2015: Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung Hoa Tập Cận Bình thăm Việt Nam.

- Ngày 6/11/2015: Hoa Kỳ triển khai sáu phi cơ nghênh cản (không chiến) F-15C tại phía nam Căn Cứ Không Quân Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ để giúp bảo vệ không phận Thổ vì có thể có kẻ xâm nhập.

- Ngày 7/11/2015: Lần đầu tiên kể từ năm 1949, hai nhà lãnh đạo Trung Hoa Lục Địa và Đài Loan: Tập Cận Bình và Mã Anh Cửu gặp nhau tại Tân Gia Ba.

- Ngày 10/11/2015: Liên Minh Dân Chủ Toàn Quốc của Bà San Suu Kyi chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tại Miến Điện.

- Ngày 10/11/2015: Tổng Thống Obama vừa ký ban hành ngân sách quốc phòng 607 tỉ đô-la cho năm 2016. Trong khi đó ngân sách quốc phòng của Trung Quốc là 131 (2014) và Nga 69 (2014), Nhật Bản 42 tỉ (2015).

- Ngày 10/11/2015: Nga đưa đề nghị chính phủ Syria và phe nổi dậy đồng ý tiến hành việc sửa đổi hiến pháp kéo dài tới 18 tháng, sau đó là cuộc bầu cử tổng thống sớm để giải quyết cuộc xung đột Syria.

- Ngày 10/11/2015: NATO tiến hành cuộc tập trận lớn nhất từ thời Chiến Tranh Lạnh mang tên "Operation Trident Juncture" để phô diễn sức mạnh quân sự. Cuộc tập trận kéo dài một tháng, diễn ra ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ý Đại Lợi bao gồm 36,000 binh sĩ, hơn 140 máy bay và 60 tàu chiến từ hơn 30 quốc gia."

- Ngày 12/11/2015: Hai máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ bay gần các đảo nhân tạo của Hoa Lục tại Biển Đông, đã liên lạc với bộ phận kiểm soát không lưu của Trung Quốc ở dưới đất nhưng phi vụ vẫn tiếp tục mà không bị ngăn cản."

- Ngày 13/11/2015: 128 người chết, 350 bị thương vì bom tự sát, tấn công bằng súng và ném lựu đạn tại một hý viện và khắp Thủ Đô Paris. Các giới chức an ninh nói rằng các nhóm khủng bố Hồi Giáo đứng đằng sau chiến dịch  này.

- Ngày 15/11/2015: Tổng Thống Obama và Tổng Thống Putin đồng ý về nhu cầu chuyển tiếp chính trị do Syria tiến hành, bao gồm cả trung gian của Liên Hiệp Quốc khi hai bên gặp nhau bên lề cuộc họp Thượng Đỉnh G-20 tại Thổ Nhĩ Kỳ.

- Ngày 17/11/2015: Một thẩm phán Tây Ban Nha đã ký lệnh bắt giam Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu và một số viên chức cũ cũng như đương nhiệm do một cuộc bố ráp trên biển năm 2010 đã làm chết 10 nhà hoạt động nhân quyền Thổ Nhĩ Kỳ.

- Ngày 20/11/2015: Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cho phép các quốc gia sử dụng mọi biện pháp cần thiết để chống lại Nhà Nước Hồi Giáo trong một nghị quyết được toàn thể chấp thuận, một tuần sau cuộc khủng bố ở Paris.

- Ngày 22/11/2015: Mười quốc gia Đông Nam Á đã ký thỏa ước chính thức thành lập một khuôn mẫu kiểu Liên Hiệp Âu Châu (EU) gọi là Cộng Đồng Đông Nam Á (ASEAN Community) để khích lệ đầu tư và hợp tác trong khu vực có 600 triệu dân."

- Ngày 24/11/2015: Lần đầu tiên trong 50 năm, Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên của NATO bắn rơi một phi cơ chiến đấu của Nga tại biên giới Syria.

- Ngày 11/12/2015: Hội nghị thượng đỉnh biến đổi khí hậu tại Paris bao gồm 200 quốc gia đã đạt được thỏa thuận lịch sử, sắp đặt một sự chuyển hóa trong nhiều thập niên một nền kinh tế thế giới lệ thuộc vào khí đốt và săng dầu, một nỗ lực để ngăn chặn việc hâm nóng địa cầu."

- Ngày 14/12/2015: Sauri Arabia công bố thành lập Liên Minh Hồi Giáo Chống Khủng Bố gồm 34 quốc gia theo hệ phái Sunni.

- Ngày 18/12/2015: Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chấp thuận một nghị quyết với lộ trình 18 tháng để thực hiện ngưng bắn, chuyển tiếp chính trị và soạn thảo hiến pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.

- Ngày 25/12/2015: Theo Justin Welby- lãnh đạo giáo phái Anglican Anh Quốc thì Thiên Chúa Giáo đang có nguy cơ bị loại trừ (elimination) khỏi Trung Đông bởi Nhà Nước Hồi Giáo mà giáo phái này gọi là một sự tái sinh hiện nay của vị vua độc tài Herod trong thánh kinh.

- Ngày 27/12/2015: Tổng Thống Ba Tư Hassan Rouhani nói rằng người Hồi Giáo phải chấn chỉnh lại hỉnh ảnh tôn giáo của mình đã bị hoen ố bởi bạo lực do những nhóm quá khích gây ra như Nhà Nước Hồi Giáo.

Đào Văn Bình
(California ngày 27/12/2015)

24 December 2015

Không được chết

Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 21.12.2015

Không được chết

Gần đến Năm Mới, để bạn đọc có dịp nghỉ ngơi vui vẻ, khỏi phải đọc những "tin tức mình" như những bài tôi thường viết. Tôi tiếp tục gửi đến bạn đọc vài câu chuyện vui chỉ có ở Việt Nam. Những câu chuyện rất mới và là chuyện có thật 100%. Những chuyện vừa cười vừa đau của người dân Việt, biết nói đến bao giờ cho hết. Ngay đến khi chết vẫn chưa hết chuyện. Đây chỉ là môt sự việc điển hình của nền hành chính nông thôn. Chuyện nghe vừa tức vừa buồn cười.

Không được chết, vì "nợ" thôn 1,7 triệu đồng
Thời gian qua, người dân thôn Chùa, xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) bàn tán xôn xao về chuyện bà Nguyễn Thị Lê "không được chết" vì nợ chính quyền thôn 1,7 triệu đồng…
Gia đình bà Nguyễn Thị Lê đang đau xót vì sự bất công của chính quyền.
Nguồn tin chính thức do phóng viên báo Lao động của Liên Đoàn Lao Động TP Hà Nội đã tìm về thôn Chùa (xã Hương Phong, Hiệp Hòa, Bắc Giang) để tìm hiểu rõ thông tin.

Anh trai của bà Nguyễn Thị Lê, mắt ngân ngấn, chia sẻ về việc làm thiếu tình người của chính quyền nơi đây khi em gái mình qua đời.

Ông Nguyễn Văn Nam vừa khóc vừa kể lại: Ngày 9/11/2015, bà Lê qua đời, gia đình đã thông báo cho chính quyền địa phương biết để làm giấy chứng tử, phát loa truyền thanh thông báo, cũng như hỏi mượn xe tang, kèn trống… Tuy nhiên, những việc đó không được chính quyền địa phương cho mượn. Lý do đưa ra là bà Lê còn nợ thuế đất nông nghiệp, tiền đóng góp an ninh quốc phòng, ủng hộ đồng bào lũ lụt, quỹ bảo trợ trẻ em, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học, hội xuân… với số tiền hơn 1,7 triệu đồng (khoảng 85 USD).

Chính quyền đi ngược lại với đạo lý làm người
Ông Nam than thở thảm cảnh cay đắng của gia đình em gái: "Có lẽ chẳng nơi đâu lại có chuyện như vậy. Em gái tôi bị tàn tật từ nhỏ, thuộc diện gia đình nghèo, lại ở cùng hai người em cũng bị tàn tật. Ấy vậy mà khi qua đời, chính quyền địa phương lại "bỏ rơi" như thế. Việc này không chỉ đi ngược lại với đạo lý làm người mà còn vi phạm pháp luật. Là người tàn tật, thuộc hộ nghèo được hưởng chế độ, chính sách của nhà nước, nhưng không hiểu lý do gì, mặc dù đã có văn bản của tỉnh, của huyện về việc cấp cho em gái tôi mảnh đất để sinh sống, nuôi hai đứa em bị tật nguyền, nhưng qua nhiều năm, với nhiều văn bản của cấp trên, UBND xã vẫn không thực hiện. Đến khi em gái tôi qua đời, chính quyền thôn cũng không cho nó được chết như người khác chỉ vì một khoản nợ vô cùng vô lý, trái quy định…".

Ông trưởng thôn nói gì?
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Khúc - trưởng thôn Chùa - cho biết: Gia đình tôi và gia đình bà Lê có quan hệ họ hàng rất gần. Việc này cũng làm tôi mất ngủ và suy nghĩ nhiều. Tuy nhiên, nếu không làm thế thì người dân có ý kiến. Trước khi làm, tôi đã hỏi ý kiến của lãnh đạo cấp trên, họp chi bộ thôn và căn cứ vào hương ước của làng. Bà Lê bị tàn tật, thuộc hộ nghèo đã nhận được hỗ trợ của nhà nước, còn nghĩa vụ đóng góp với địa phương, xã hội thì vẫn phải làm. Tổng số tiền bà Lê chưa đóng góp, còn nợ là 1.716.000 đồng. Ở thôn có 11 hộ nghèo cũng đều phải đóng góp đầy đủ những khoản thu ấy…".

Ông trưởng thôn cãi chày cãi cối sai luật
Không biết ông Khúc không hiểu hay cố tình bất chấp mọi quy định của nhà nước, pháp luật đối với người tàn tật, hộ nghèo về các khoản thu, khi tại Nghị định số 55/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ đã nêu việc miễn 100% tiền thuế đất nông nghiệp cho hộ nghèo có hiệu lực từ năm 2011. Cũng như tinh thần của Nghị định Chính phủ về các khoản thu đóng góp không được ấn định số tiền cụ thể. Trong đó, ở vụ việc này, có 6 đối tượng là người bị tàn tật, hộ nghèo… lẽ ra không phải đóng góp những khoản thu này.

Vậy  vì sao, bà Nguyễn Thị Lê  và 11 gia đình khác trong thôn nằm ngoài đối tượng phải thu, nhưng thôn vẫn yêu cầu thực hiện đầy đủ? Cũng như căn cứ vào đâu để có con số hơn 1,7 triệu đồng mà bà Lê nợ thôn, để rồi chính quyền nơi đây "bỏ rơi" bà Lê như vậy?

Dư luận của người dân
Ông Nguyễn Văn Tuấn viết trên Facebook của mình: Tôi đoán rằng nếu ai đó hỏi cái chính quyền xã Hương Phong tại sao họ hành xử như thế với bà Lê, chắc chắn họ sẽ trả lời: làm đúng qui định, theo đúng qui trình. Họ có thể rất tự hào vì đã làm đúng qui định, và thế là được tưởng thưởng. Nhưng đó là câu nói đầu môi, câu nói thời thượng của các quan chức Nhà nước ngày nay. Đó cũng là một cách biện minh cho những hành động bất chính, những hành vi tàn nhẫn, những quyết định vô cảm, và sự bất tài của họ. Đó cũng là câu nói cho thấy họ là cái máy, chứ không phải con người (bởi con người thì phải có tình cảm).

Đọc bài này làm tôi nhớ đến chuyện ở Úc. Dạo đó, Nhà nước chuyển sang hệ thống quản lí bằng điện toán, nên tất cả giấy đòi nợ, trợ cấp xã hội, v.v. đều do máy tính làm. Đến ngày thì máy tính in ra hàng triệu thư và gửi đến cho đương sự. Dĩ nhiên, hệ thống này rất hiệu quả vì giảm nhân viên và tiết kiệm ngân sách. Nhưng có một vụ mà báo chí làm ồn ào, là giấy đòi nợ được gửi cho bà cụ mới qua đời. Số tiền mà thư đòi nợ là … 1.5 đôla! Thế là gia đình của bà cụ lên đài truyền hình nói về sự vô cảm của Nhà nước, của cái xã hội mà họ gọi là "máy". Sự việc ồn ào đến độ bà bộ trưởng Bộ An sinh xã hội phải đứng ra xin lỗi.

Nếu chính quyền xã Hương Phong và vị Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh xã hội muốn chứng tỏ họ văn minh và có đạo đức, họ nên chính thức xin lỗi gia đình bà Nguyễn Thị Lê.

Bạn đọc đã thấy cái cám cảnh của người dân nông thôn VN là như thế nào. Chết cũng chẳng được chết cho yên thì khi sống còn bị hành lên hành xuống như thế nào nữa? Đây cũng là thứ chuyện khôi hài độc nhất vô nhị chỉ có ở VN, phải không bạn?
Trụ sở "hoành tráng" của Thành ủy Bạc Liêu mà nợ đầm đìa.
Môt bài thơ "tếu" nói lên sự thật
Lại thêm một chuyện cười nữa, trước hết mời bạn đọc bài thơ "tếu" mà phản ánh đúng một sự thật đang xảy ra tại Bạc Liêu, một tỉnh mà sự giàu sang xưa nay dân gian vẫn ca tụng là "ăn chơi như công tử Bạc Liêu". Nghe nói hồi đó có một vị công tử ngồi trong vũ trường đã đốt tờ giấy bạc "con công" để tìm một điếu thuốc lá của người bạn vừa đánh rơi. Chơi sang đến như thế là nhất xứ rồi, dân gian không phục sao được.

Nhưng ngày nay thì khác, đến Thành Ủy Bạc Liêu – một cơ quan được thuộc vào loại quan trọng nhất của cả tỉnh– cũng hết tiền hoạt động và còn nợ đầm đìa. Tỉnh Cà Mau cũng rơi vào tình trạng thiếu trước hụt sau. Nếu thanh tra kỹ có thể còn nhiều địa phương khác cũng rơi vào tình trạng này, chỉ là còn trong vòng… bí mật mà thôi.

Ví thế mà một bạn đọc của tỉnh bên cạnh bèn "tức cảnh sinh tình" làm một bái thơ đăng trên báo Dân Trí ngày 07 tháng 12 – 2015 vừa qua. Mời bạn cùng đọc:

Tiền hết, nợ đìa, cơ quan ơi

Tỉnh bạn hôm qua "cháy túi" rồi
Chỗ mình rồi cũng "cháy" mà thôi
Ất Mùi ắt hẳn là đại hạn
Tiền hết, nợ đìa, cơ quan ơi

Tiền hết, nợ đìa, cơ quan ơi
Bạc Liêu truyền thống đất ăn chơi
Lo chi cháy túi, dân đóng thuế
Ngân khố rỗng rồi lại đầy thôi!

Ngân khố rỗng rồi lại đầy thôi
Dự án nhỏ to đã vẽ rồi
"Hoàng hôn nhiệm kỳ", "chuyến tàu vét"
Tiền hết, nợ đìa, đâu chết ai?

Tiền hết, nợ đìa, đâu chết ai
Gánh nợ trao vai dân chúng thôi
Quan vẫn ung dung ngồi tận hưởng
Vinh hoa, phú quí đến muôn đời!

Nguyễn Duy xuân

Nguyên do là đầu năm 2015, Thành ủy Bạc Liêu được ngân sách nhà nước cấp 7,876 tỷ đồng kinh phí hoạt động năm 2015. Chỉ trong 7 tháng đầu năm 2015, cơ quan này đã chi tới 7,671 tỷ đồng. Việc chi tùy tiện của bộ máy lãnh đạo Thành ủy trong nhiệm kỳ cũ đã để lại hậu quả là quỹ tiền mặt tại đây giờ chỉ là những con số trên giấy.

Nợ nần chồng chất
Theo biên bản bàn giao công nợ (tính đến ngày 31/7/2015) được lập ngày 21/9/2015, Thành ủy Bạc Liêu đã liệt kê số nợ là hơn 2,818 tỷ đồng, với 19 khoản. Trong đó có 10 khoản nợ từ 100 triệu đồng trở lên như tiếp khách, quà tặng, khám sức khỏe, bảo hiểm,…

Chiều 1/12, ông Trần Văn Khánh- Giám đốc Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu cho biết, năm 2012, bệnh viện và Thành ủy Bạc Liêu có ký hợp đồng khám sức khỏe cho cán bộ do Thành ủy Bạc Liêu quản lý. Tống số tiền hợp đồng này là hơn 268 triệu đồng. Tuy nhiên, đến nay Thành ủy Bạc Liêu vẫn chưa thanh toán đồng nào.
Biếm họa việc chi tiêu ngân sách.
Trong khi đó, phía Bảo hiểm xã hội tỉnh Bạc Liêu cũng cho biết, phía Thành ủy Bạc Liêu còn thiếu một số khoản tiền bảo hiểm hơn 478 triệu đồng.

Cãi cọ ngay trong phòng của Chánh văn phòng Thành Ủy
Cũng vì vậy một vụ hỗn loạn đã xảy ra trong cuộc bàn giao giữa những người làm việc cũ và thủ quỹ mới. Vì nợ nần, tại phòng làm việc của Chánh văn phòng Thành ủy Nguyễn Quốc Minh đã xảy ra vụ "náo loạn". Sáng 16/10, ông Minh cùng kế toán Văn phòng Thành ủy Đỗ Thu Hương có buổi làm việc về bàn giao công nợ, có Phó Bí thư Thành ủy Trà Văn Bắc dự. 

Làm việc xong, ông Bắc ra về nhưng bà Hương không đồng ý, chỉ tay vào mặt ông Bắc và hỗn loạn xảy ra. Nhiều người chạy đến, lập biên bản với gần chục chữ ký, có cả Đội trưởng Đội bảo vệ. Theo biên bản, bà Hương "cầm bình trà ném mạnh xuống bàn, bình trà bị bể, văng mảnh vỡ khắp phòng, bể một khay đựng bình, ly".

Những vụ có liên quan đến tiền bạc trong nhiều cơ quan ở VN phần đông là có nhiều điều mập mờ, nẩy sinh nhiều mâu thuẫn, cãi cọ, đánh lộn là việc chẳng có gì lạ, làm sao mà đoàn kết được. Họ chỉ đoàn kết thành một "nhóm lợi ích" khi nào có món bở chia chác tiền "chùa" của dân thôi. Làm việc ở các cơ quan cứ như ở chợ. Vui thật.

Văn Quang

16 December 2015

Nhật Ký Biển Đông: Tương Lai Syria Đi Về Đâu?

Nhật Ký Biển Đông: Tương Lai Syria Đi Về Đâu?

Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Mười Hai ghi nhận những chuyển biến quan trọng như sau:

Tình hình thế giới:
-AFP (Bắc Kinh) ngày 1/12/2015: "Bắc Kinh ra lệnh tạm ngưng hoạt động cả ngàn nhà máy và cho phép học sinh ở nhà khi làn khói đen của khí thải vượt mức an toàn 25 lần." Đây là thảm họa của phát triển kinh tế thế giới nói chung, đặc biệt với Hoa Lục.

-Reuters ngày 1/12/2015: "Human Rights Watch kêu gọi Tổng Thống Obama cho mở cuộc điều ra 21 viên chức Hoa Kỳ, kể cả cựu Tổng Thống Bush Con, Phó Tổng Thống Dick Cheney, Giám Đốc CIA George Tenet, Bộ Trưởng Tư Pháp John Ashcroft và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Condoleezza Rice về các hành vi tra tấn các nghi can khủng bố ở trại tạm giam."

-Business Insider ngày 2/1/2/2015: "Nga thử nghiệm thành công loại hỏa tiễn diệt vệ tinh ASM-135 ASAT vào tháng này, ghi dấu một giai đoạn mới trong tiến trình quân sự hóa không gian toàn cầu. Với sự thành công này, Nga cùng Trung Quốc đã trang bị cho quân đội của mình những vũ khí chiến lược trong trận chiến ở không gian."

Chỉ trong vài năm nữa thôi, cuộc chiến giữa các siêu cường sẽ không còn diễn ra trên mặt đất. Nếu các vệ tinh bị tiêu diệt thì các thứ như: hàng không mẫu hạm, hỏa tiễn liên lục địa, máy bay ném bom chiến lược sẽ trở nên vô dụng.

-AFP ngày 5/12/2015: "Iraq yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ phải rút ngay lập tức lực lượng, bao gồm thiết giáp và pháo binh vừa triển khai tại khu vực Bashiqa phía bắc Mosul mà không có sự đồng ý của nước này. Sự triển khai là một vi phạm nghiêm trọng tới chủ quyền lãnh thổ của Iraq." Iraq cũng đã gửi thư khiếu nại lên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Thế nhưng ngày 14/12/2015 Thổ Nhĩ Kỳ đã rút binh sĩ ra khỏi vùng này để tránh gây căng thẳng với Iraq. Nhưng bộ trưởng ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ lại nói rằng số quân tại đây tăng hay giảm tùy theo nhu cầu và vẫn chưa nói rõ rút lui toàn bộ hay chỉ rút lui một phần.

-AP (Yemen) ngày 11/12/2105: "Chính quyền Yemen được quốc tế công nhận và phiến quân Shiite hiện đang kiểm soát Thủ Đô Sanaa từ Tháng Chín đã đồng ý tiến hành cuộc ngưng bắn kéo dài một tuần trước cuộc đàm phán ở Genève." Thế nhưng theo Reuters ngày 14/12/2015: "Hai chỉ huy quân sự cao cấp của Saudi Arabia và United Arab Emirates đã chết bởi hỏa tiễn cùng khoảng hơn mười binh sĩ Vùng Vịnh, Yemen và Sudan khi cuộc giao tranh bùng phát trước cuộc đàm phán dự trù vào 15/12/2015."

-AP (Kabul) ngày 12/12/2015: "Các tay súng đã đột nhập vào Tòa Đại Sứ Tây Ban Nha tại Thủ Đô Kabul sau khi cho nổ bom ở khu vực ngoại giao của thủ đô A Phú Hãn, tiếp đó là cuộc giao chiến với lực lượng an ninh kéo dài cả tiếng đồng hồ trong khi nhân viên tòa đại sứ núp ở dưới hầm trú ẩn." Điều này cho thấy tình hình A Phú Hãn vẫn chưa thể nào ổn định dù Hoa Kỳ, Anh, Úc và Gia Nã Đại đã đem quân vào đây từ năm 2001 và tiêu tốn cả ngàn tỉ đô-la.

-AP (Nam Vang) ngày 12/12/2015: "Các nhân viên y tế Campuchia cho biết họ đã phải chuyển tới một quận ở vùng đông bắc 10 người chết và hơn 100 người bị ói mửa trong hai biến cố khác nhau có liên quan đến việc ăn thịt chó và uống rượu đế (rice wine).

Không biết tin này có làm mấy tay mê món "sống ở trên đời", dựa mận, cây còn, mộc tồn, cờ tây, người Việt Nam ta…ớn da gà không? Ngày xưa nếu đói quá phải ăn thịt chó thì cũng có thể thông cảm. Ngày nay thịt cá ê hề sao lại còn ăn món "bất nhân" này?

-AFP ngày 12/12/2015: "Ứng cử viên Donald Trump tấn công ngược lại tỉ phú 'đần độn' Saudi Arabia sau khi ông hoàng tử này gọi Ô. Trump là nhục nhã cho Đảng Cộng Hòa, cho nước Mỹ và phải rút lui khỏi cuộc tranh cử. Hoàng Tử Alwaleed bin Talal đã phản ứng về lời đề nghị của ứng cử viên đang dẫn đầu - là Mỹ tạm thời cấm không cho người Hồi Giáo vào Hoa Kỳ."

Hiện nay dư luận Hoa Kỳ đang tranh cãi về đề nghị này. Một số ủng hộ, một số cho là điên khùng và chắc chắn không có ông tổng thống Hoa Kỳ nào dám làm vậy. Nếu cấm mấy ông bà Muslim vào Hoa Kỳ thì thế giới Hồi Giáo sẽ điên lên và đồng loạt cấm người Mỹ vào các nước Hồi Giáo như Saudi Arabia, United Arab Emirates, Quata, Ba Tư, vùng Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Nam Dương, Mã Lai, Phi Châu…thì nước Mỹ sẽ "xụm bà chè" ngay. Con người kể cũng lạ. Vì mình là người có lập trường ôn hòa cho nên  ghét người có lập trường quá khích. Thế nhưng trong khi chống kẻ quá khích, chúng ta có thể từ từ biến thành kẻ quá khích lúc nào không hay. Có điều  ít hai chịu tìm hiểu tại sao càng chống khủng bố, khủng bố càng lan rộng. Business Insider ngày 12/12/2015 cho biết, "Trong khi Phương Tây tập trung vào việc đẩy Nhà Nước Hồi Giáo ra khỏi Syria và Iraq, theo phóng viên New York Times, nhóm khủng bố có tầm ảnh hưởng ở Lybia ( ISIS & ISIL) đang phát triển mạnh khi họ xây dựng một thủ đô phòng hờ nếu căn cứ địa Raqqa, Syria thất thủ. Phóng viên này dùng danh từ 'báo động và kinh hoàng' (shocke and alarmed) khi mô tả về sự lớn mạnh của nhóm khủng bố này."

Nếu không khéo, cuộc chiến "chống khủng bố" có thể biến thành cuộc "thánh chiến" trên quy mô toàn cầu giữa Hồi Giáo và Hoa Kỳ cùng các quốc gia Tây Phương, Úc Châu, Gia Nã Đại. Mới đây Hoa Kỳ vừa có hai sự kiện tuy nhỏ nhưng đáng để chúng ta lưu ý. Một thầy giáo ở Atlanta, Georgia đã hỏi một nữ học sinh 13 tuổi là "Có đem theo bom ở túi đeo lưng không ?" Sau đó hiệu trưởng đã phải ngỏ lời xin lỗi. Một nữ nhân viên của Nha Cải Huấn bị thu hình khi bà này tấn công một nhóm đàn ông Hồi Giáo khi họ đang cầu nguyện tại Lake Chabot Regional Park, San Francisco. Theo KABC-TV, khi một người đàn ông Hồi Giáo nói rằng "Tôi kính trọng Jesus" thì người đàn bà tức giận nói rằng, " Đầu óc của mày bị chế ngự mất rồi, bị tầy não. Đầu óc mày không có gì hơn là thù ghét, toàn là thù ghét. " (Your mind has been taken over, brainwashed. And you have nothing but hate, nothing but hate.) Và bà đã dùng cây dù để đánh người đàn ông và ném vào anh ta một ly cà-phê.

Từ ngàn xưa tới giờ "thiên hạ đại loạn" cũng chỉ vì người lãnh đạo tham quyền cố vị, tham nhũng, bè phái, gia định trị thối nát, không lo cho dân mà chỉ lo vơ vét, hôn quân ám chúa, hoang dâm vô độ, không biết nghe lời nói phải, chà đạp lên luật pháp quốc gia, các đảng phải tranh giành quyền lợi xé nát đất nước. Nếu là hoàng tộc thì tranh nhau ngôi báu... chứ "dân ngu cu đen" làm sao có thể làm loạn thiên hạ được. Do đó Khổng Tử dạy con người phải tu thân. Càng làm lớn, càng giữ ngôi vị cao trong chính quyền lại càng phải tu thân hơn hàng thứ dân: "Lo trước cái lo của thiên hạ. Vui sau cái vui của thiên hạ" Đó là đạo trị quốc của Thánh Đức đời xưa. Nhưng than ôi! Ngày nay tìm đâu ra Thánh Đức? Chính trị gia "xôi thịt", "ma giáo" và "Nhạc Bất Quần" thì nhiều, còn các bậc hiền đức dường như đã chết hết cả rồi. Chính trị ngày nay không còn là mộng kinh bang tế thế, trị quốc an dân của bậc sĩ phu, mà là "nghề" để kiếm danh kiếm lợi và tương lai cho con cháu.
-AFP (Podgorica) ngày 12/12/2015: " Vài ngàn người thuộc các đảng đối lập thân Nga đã biểu tình phản đối Montenegro gia nhập NATO và đòi hỏi vấn đề phải được trưng cầu dân ý."

-Reuters ngày 12/12/2015: "Tổng Thống Yahya Jammeh của Gambia tuyên bố nước ông- trước đây là một chính quyền thế tục - nay là một nước Cộng Hòa Hồi Giáo với mục đích để quốc gia ở vùng Tây Phi này xa lìa quá khứ thuộc địa."

-AFP (Moscow) ngày 13/12/2015: "Một khu trục hạm Nga ở Biển Aegean đã phải dùng súng hạng nhẹ bắn cảnh cáo để tránh đụng chạm với một tàu chiến Thổ Nhĩ Kỳ đang tới gần. Sau đó Moscow đã triệp tập tùy viên quân sự Thổ về biến cố này." Cùng ngày, AFP cho biết quân đội Thổ đã cấm binh sĩ nghỉ phép tại Nga trong lúc Nga và Thổ vẫn còn rối bời bởi biến cố Thổ bắn rơi máy bay Nga." Reuters ngày 14/12/2015, bộ trưởng ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng sự kiên nhẫn của Ankara có giới hạn sau khi Moscow đã phản ứng  "quá lố" về biến cố nói trên. Theo Reuters) ngày 14/12/2015, "Phát ngôn viên Điện Kremlin cho biết sẽ không có cuộc gặp gỡ song phương giữa tổng thông Nga Putin và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan dự trù vào 15/12/2015.

-Fox News ngày 13/12/2015: "Ứng cử viên Donald Trump nói rằng Bà Hillary Clinton đã giết cả trăm ngàn người do quyết định ngu xuẩn lúc bà làm bộ trưởng ngoại giao- lời tuyên bố gây sững sờ trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Fox News. Ông Trump còn nói rằng chính sách ngoại giao của Ô. Obama về Phi Châu và Trung Đông đã khiến cả trăm ngàn người thiệt mạng. Bà Clinton đã tạo ra  bao rắc rối do chính sách ngoại giao ngu xuẩn của bà. Hãy nhìn những gì bà ta làm ở Lybia, Syria. Hãy nhìn vào Ai Cập. Ai Cập là một mớ xà bần ". (She is the one that caused all this problem with her stupid policies. You look at what she did with Libya, what she did with Syria. Look at Egypt, what happened with Egypt, a total mess.)

Như một vở kịch được lập đi lập lại từ 200 năm nay, mỗi mùa tranh cử tổng thống, nước Mỹ giống như một cuộc đả lôi đài. Người ta bươi móc, tố cáo, triệt hạ, bôi bẩn nhau, kể cả nghe lén (Watergate) để giành ghế tổng thống, người dân hoang mang, chia rẽ, không biết phải nghe ai. May mà nước Mỹ rộng lớn, chứ nước Mỹ mà nhỏ bé thì đã chia năm xẻ bảy rồi. Trong thời gian vận động tranh cử kéo dài hơn một năm, do nhu cầu kiếm phiếu cho nên chính sách ngoại giao của Mỹ có thể phải thay đổi để chiều lòng cử tri, do đó nhiều quốc gia nhỏ bé có thể chết oan. Vì Mỹ là một siêu cường đang bá chủ thế giới cho nên cả thế giới phải theo dõi diễn tiến của cuộc bầu cử để "liệu hồn"  điều chính chính sách ngoại giao sao cho thích hợp với tình hình chính trị của Uncle Sam.

-AFP (Nairobi) ngày 13/12/2015: "Chính phủ Hoa Kỳ ra lệnh cho các nhân viên không có nhu cầu khẩn cấp cũng như gia đình phải rời ngay Burundi- một quốc gia Đông Phi mà thủ đô hiện đang tràn ngập trong bạo động. Cuộc nổ súng vào ngày 11/12/2015 là cuộc bạo loạn tệ hại nhất kể từ khi cuộc đảo chính vào Tháng Năm thất bại và Tổng Thống Pierre Nkurunziza đang tìm cách kiếm thêm nhiệm kỳ thứ ba sau khi ông thắng trong một cuộc bầu cử đầy tranh cãi mới đây vào Tháng Bảy."

Từ ngàn xưa tới giờ "thiên hạ đại loạn" cũng chỉ vì người lãnh đạo tham quyền cố vị, tham nhũng, bè phái, gia định trị thối nát, không lo cho dân mà chỉ lo vơ vét, hôn quân ám chúa, hoang dâm vô độ, không biết nghe lời nói phải, chà đạp lên luật pháp quốc gia, các đảng phải tranh giành quyền lợi xé nát đất nước. Nếu là hoàng tộc thì tranh nhau ngôi báu…chứ "dân ngu cu đen" làm sao có thể làm loạn thiên hạ được. Do đó Khổng Tử dạy con người phải tu thân. Càng làm lớn, càng giữ ngôi vị cao trong chính quyền lại càng phải tu thân hơn hàng thứ dân: "Lo trước cái lo của thiên hạ. Vui sau cái vui của thiên hạ" Đó là đạo trị quốc của Thánh Đức đời xưa. Nhưng than ôi! Ngày nay tìm đâu ra Thánh Đức? Chính trị gia "xôi thịt", "ma giáo" và "Nhạc Bất Quần" thì nhiều, còn các bậc hiền đức dường như đã chết hết cả rồi. Chính trị ngày nay không còn là mộng kinh bang tế thế, trị quốc an dân của bậc sĩ phu, mà là "nghề" để kiếm danh kiếm lợi và tương lai cho con cháu.

-Fox News ngày 13/12/2015: "Ông Già Noel bị cấm. Lời thề trung thành với ngọn cờ, nền cộng hòa, dưới sự che chở của Thượng Đế không còn được đọc hàng ngày nữa. Lễ Thanksgiving được thay thế bởi Harvest Festival và các cuộc tụ hội Giáng Sinh được thay thế bằng Hội Hè Mùa Đông. Bà hiệu trưởng mới Eujin Jaela Kim đã đưa một sự thay đổi chính trị toàn diện cho Trường Công Lập ở 169 Sunset Park, Brooklyn khiến phụ huynh và giáo chức lo ngại." (Santa Claus is banned. The Pledge of Allegiance is no longer recited. "Harvest festival" has replaced Thanksgiving, and "winter celebrations" substitute for Christmas parties. New principal Eujin Jaela Kim has given PS 169 in Sunset Park, Brooklyn, a politically correct scrub-down, to the dismay of teachers and parents.)

Có thể bà hiệu trưởng này đã viện dẫn điều khoản "tách biệt giữa tôn giáo và quốc gia" (separation of church and state) được ghi trong Hiến Pháp Hoa Kỳ. Điều khoàn này quy định các hoạt động của quốc gia, các cơ sở của quốc gia (công viên, trường học, dinh thự, trại lính) không được dùng để hỗ trợ, giúp đỡ, xúc tiến bất cứ tôn giáo nào. Chính vì thế mà vào năm 2006 Quận Hạt Dixie đã phải tháo gỡ một phiến đá cẩm thạch trên đó có khắc Mười Điều Răn Của Chúa (Ten Commandments) ra khỏi bậc thềm của tòa thị chính quận hạt. Vào năm 2003, Chánh Án Roy Moore của Alabama đã bị một hội đồng về đạo đức cách chức vì đã không tuân lệnh tháo gỡ phiến đá khắc Mười Điều Răn Cúa Chúa ra khỏi trụ sở của Tòa Án Liên Bang. (MONTGOMERY, Alabama (CNN): Alabama's judicial ethics panel removed Chief Justice Roy Moore from office Thursday for defying a federal judge's order to move a Ten Commandments monument from the state Supreme Court building.)

Tự do tôn giáo có cái lợi mà cũng có cái hại. Mọi tôn giáo đều bình đẳng. Tôn giáo dòng chính /đa số chiếm 85% cũng ngang bằng với tôn giáo 1%, kể cả đạo thờ Quỷ Sa-tăng (Satanism) hiện có 100,000 tín đồ trên toàn thế giới. Mới đây các tượng Quỷ Sa-tăng đã được khánh thành tại Thành Phố Detroit và Oklahoma của Hoa Kỳ. Quán xét vào lịch sử nhân loại chúng ta thấy, một sự thay đổi tín ngưỡng/tôn giáo sẽ kéo theo sự thay đổi toàn diện về lịch sử, chính trị, văn hóa, phong tục, lối sống gia đình, xã hội, luân lý, đạo đức cho nên chiến tranh tôn giáo tức thánh chiến (Jihad &Crusade) là loại chiến tranh khủng khiếp nhất.

Sự kiện cho thấy Hoa Kỳ rất lo ngại một sự đụng độ quân sự giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu nó xảy ra thì thật dở khóc dở cười. Không bênh Thổ thì không được. Nhưng bênh thì kéo cả nước Mỹ vào một cuộc xung đột với Nga vì chuyện tào lao do lỗi lầm của Thổ, trong khi nước Mỹ đang nhức đầu với bao chuyện trọng đại của thế giới. Sự kiện cũng cho thấy Hoa Kỳ đã bắt đầu nghi ngờ Thổ "có lòng kia khác" lợi dụng quan hệ đồng minh với Mỹ và NATO để theo đuổi mục đích riêng tư. Chưa biết Thổ sẽ phải chấn chỉnh lại thái độ của mình như thế nào. Nhưng dù thế nào đi nữa thì Mỹ cũng phải "ngậm đắng nuốt cay" không thể bỏ Thổ. Vì nếu bỏ Thổ thì Mỹ và Đồng Minh không còn bàn đạp để tổ chức những cuộc không kích Nhà Nước Hồi Giáo và căn cứ địa an toàn  để huấn luyện, tiếp tế, nuôi dưỡng phe phiến quân đang chống lại chính phủ Syria và nhất là trấn giữ thủy lộ chiến lược của tàu Nga từ Hắc Hải tiến vào Địa Trung Hải. Do đó trong lịch sử nhân loại, nhiều gian thần lộng hành nhưng vẫn được vua thương mến, bao che, dung dưỡng vì không có "nó" thì không được.
-Business Insider ngày 14/12/2015: "Một tàu tác chiến ven biển tối tân nhất của Mỹ mang tên USS Milwaukee trị giá 362 triệu đô-la đã vỡ toang và phải kéo về căn cứ khi mới hạ thủy và vận hành được một tuần lễ. Thượng Nghị Sĩ John McCain gọi đây là một sự hư hỏng không sao tin nổi."

-Reuters (Dubai) ngày 14/12/2015: "Saudi Arabia loan báo sự hình thành một liên minh bao gồm 34 quốc gia Hồi Giáo để chống lại chủ nghĩa khủng bố. Một danh sách dài bao gồm:  Ai Cập, Qatar, United Arab Emirates, Thổ Nhĩ Kỳ, Mã Lai, các nước Vùng Vịnh và Phi Châu."

Tình hình Biển Đông:
Tại Biển Đông, Trung Quốc giống như một con sư tử đã săn được con mồi (xây dựng được 10 đảo nhân tạo) đang thong thả thưởng thức bữa ăn (phát triển hạ tầng cơ sở và xây dựng căn cứ quân sự). Ăn xong rồi lại đi săn mồi tiếp, đồng thời liên tục thao diễn quân sự để thị uy. Chính vì lo sợ viễn ảnh đó, theo  International Business Times ngày 2/12/2015 cho biết, "Tổng Thống Obama sẽ cùng lãnh đạo các nước Đông Nam Á tổ chức hội nghị thượng đình đặc biệt tại Hoa Kỳ vào năm tới, ghi đậm "hợp tác chiến lược" mà họ nỗ lực tiến tới tháng qua giữa lúc ảnh hưởng và sự khẳng quyết của Hoa Lục gia tăng trong vùng. Ô. Obama đã đạt lời mời khi ông ở Manila và Kuala Lumpur vào Tháng Mười Một khi tham dự Thượng Đỉnh ASEAN."

Trong khi đó Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) - anh chàng láu cá này "nhờ gió bẻ măng". Theo VOA tiếng Việt ngày 13/12/2015: "Đài Bắc hôm 12/12, khánh thành một ngọn hải đăng và cầu cảng mới được tân tạo trên đảo Thái Bình mà Việt Nam gọi là Ba Bình ở biển Đông. Đích thân Bộ trưởng Nội vụ Đài Loan Trần Uy Nhân đã tới dự lễ khánh thành trên hòn đảo có diện tích lớn nhất ở Trường Sa. Ông Trần cùng các quan chức của Đài Loan trước đó đã đáp máy bay ra hòn đảo hiện do Đài Bắc kiểm soát này. Các quan chức cũng đã công bố một tấm biển do đích thân Tổng thống Mã Anh Cửu ký lên, trên đó khắc dòng chữ tuyên bố rằng hòn đảo nằm ở biển Nam Trung Hoa và vùng nước lân cận là "một phần lãnh thổ không thể tách rời của Đài Loan". (*) Trong khi đó chính quyền Việt Nam nói rằng, "Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cớ lịch sử khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của các bên tại khu vực này không được sự chấp thuận của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị."

Rồi ngày 14/12/2015 Reuters loan tin, "Công ty dầu khí lớn Sinopec đang xây một trạm cung cấp dầu (a filling station) tại Biển Đông trong lúc Hoa Lục mở rộng hạ tầng cơ sở dân sự trong vùng thủy lộ đang tranh chấp, củng cố việc tiến vào vùng biển trọng yếu của Đông Nam Á Châu. Trạm cung cấp dầu với kho chứa được xây dựng trên Đảo Phú Lâm (Woody Island) của Quần Đảo Hoàng Sa phải mất một năm để hoàn tất."

Rõ ràng Hoa Kỳ chỉ phản đối, răn đe chứ không có hành động cụ thể trừng phạt hoặc ngăn chặn sự bành trướng vi phạm luật pháp quốc tế của Hoa Lục tại Biển Đông.

-BBC News ngày 15/12/2015: "Máy bay trinh thám P-3 Orion của Úc đã thực hiện chuyến bay 'vì tự do hàng hải' trên Biển Đông."

Nhận Định:

1) Thổ Nhĩ Kỳ: Một con ngựa chứng hay ung nhọt của NATO:
CNSNews ngày 1/12/2015: Trong một bài viết nhan đề "Are Trump and Putin right?" Patrick J. Buchanan nhận định như sau, "Nhưng trong cuộc chiến chống 'khủng bố Hồ Giáo cực đoan' ai thực sự là đồng minh: Edogan- người đang trợ giúp và tiếp tay cho Hồi Giáo Thánh Chiến ở Syria hay Putin người đang bỏ bom nhóm này?" (But in this war against "radical Islamic terrorism," who is the real ally: Erdogan, who has been aiding and abetting Islamic jihadists in Syria, or Putin, who has been bombing them?) Theo AFP ngày 30/11/2015,  "Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nói rằng ông sẵn sàng từ chức nếu lời cáo buộc của Tổng Thống Putin rằng ông buôn bán dầu lửa với ISIS được chứng minh." Khi tuyên như vậy Ô. Erdogan không phải là con người khôn ngoan. Nếu ông thật sự "trong trắng" thì ông chỉ cần nói, "Đây là một sự vu cáo trắng trợn. Tôi yêu cầu kẻ vu cáo trưng bằng cớ. Nếu không, họ phải xin lỗi chính phủ và nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ về việc làm thiếu đạo đức này." Bởi vì nếu họ trưng được bằng cớ thì Ô. Erdogan tính sao? Từ chức hả? Có chắc không? Nếu không thì ông ăn nói làm sao với thế giới? Chính vì thế mà từ ngàn xưa tới giờ, những bậc minh quân đều ít nói mà chỉ để cố vấn, quần thần nói, để mình có thể sửa chữa. Hiện nay báo chí thế giới nghi ngờ Thổ Nhĩ Kỳ:

-Tiếp tế thiết bị quân sự cho quân khủng bố.
-Huấn luyện binh sĩ ISIS.
-Chữa trị thương binh ISIS tại bệnh viện Thổ Nhĩ Kỳ.
-Mua dầu hỏa của ISIS.
-Gửi binh sĩ chiến đấu cùng với lực lượng ISIS.

Theo Reuters ngày 2/12/2015, Thứ Trưởng Quốc Phòng Nga Anatoly Antolov tố cáo, "Thổ Nhĩ Kỳ là nguồn tiêu thụ chính số dầu ăn cắp từ chủ nhân chính của nó là Syria và Iraq. Theo tin tức mà chúng tôi thu nhận được, Tổng Thống Erdogan và gia đình đã can dự vào việc buôn bán tội lỗi này." Tuy nhiên phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lên tiếng bênh vực Thổ Nhĩ Kỳ khi nói rằng, "Không có sự thông đồng của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ trong một số hoạt động mua bán dầu bất hợp pháp từ IS. Chúng tôi hoàn toàn không tin đó là sự thật."

Thế nhưng trên The Week ngày 3/12/2015,  Michael Brebdab Dougherty có bài viết "Giờ đây Thổ Nhĩ Kỳ trở thành gánh nặng/món nợ khổng lồ của NATO và Hoa Kỳ"  (Turkey is now a huge liability for NATO and America) và kết luận như sau, "Giống như nhiều quốc gia khác trong vùng, đồng minh Hoa Kỳ là Thổ Nhĩ Kỳ tạo nhiều rủi ro và lợi chắng bao nhiêu. Sáu mươi ba năm là thời gian quá tốt trong lịch sử bang giao. Nhưng đây là lúc chúng ta từ từ giảm bớt để đi tới một sự chia tay/ly dị êm thắm." Like so many other states in the region, Turkey's alliance with the United States is now high-risk and low-upside. Sixty-three years is a pretty damn good run in the history of diplomacy. But now is the time to ease our way to an amicable divorce. Reuters ngày 4/12/2015 tiết lộ tin độc quyền, "Kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga vào tuần trước, Hoa Kỳ đã âm thầm không đòi hỏi Thổ Nhĩ Kỳ phải đóng vai trò tích cực hơn nữa trong chiến dịch không kích Nhà Nước Hồi Giáo do Hoa Kỳ lãnh đạo, một đòi hỏi đã có từ lâu lắm rồi. Một giới chức Hoa Kỳ tiết lộ với Reuters rằng, hành động này của Hoa Kỳ nhằm cho có đủ thời gian để căng thẳng giữa Thổ và Nga lắng dịu."

Có thể Nga nhìn thấy nhu cầu thực tiễn, hợp tác với phe phiến quân mạnh nhất là Quân Đội Syria Tự Do được Mỹ hỗ trợ để tiêu diệt phe IS chứ không chấp nhận nói chuyện bất cứ với phe phiến quân nào do Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia nuôi dưỡng hoặc các nhóm "thanh chiến", khủng bố al-Qaeda. Ngày hôm nay, 15/12/2015,  Ô. John Kerry tới Moscow, trong cuộc hội đàm với Ô. Lavrov trước khi gặp Tổng Thống Putin, ông nói, "Hoa Kỳ và Nga cần phải tìm một lập trường chung để chấm dứt cuộc nội chiến ở Syria và khôi phục sự ổn định cho đông Ukraine. Thế giới sẽ lợi lạc khi các siêu cường thỏa thuận với nhau trước những cuộc khủng hoảng lớn."
Sự kiện cho thấy Hoa Kỳ rất lo ngại một sự đụng độ quân sự giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu nó xảy ra thì thật dở khóc dở cười. Không bênh Thổ thì không được. Nhưng bênh thì kéo cả nước Mỹ vào một cuộc xung đột với Nga vì chuyện tào lao do lỗi lầm của Thổ, trong khi nước Mỹ đang nhức đầu với bao chuyện trọng đại của thế giới. Sự kiện cũng cho thấy Hoa Kỳ đã bắt đầu nghi ngờ Thổ "có lòng kia khác" lợi dụng quan hệ đồng minh với Mỹ và NATO để theo đuổi mục đích riêng tư. Chưa biết Thổ sẽ phải chấn chỉnh lại thái độ của mình như thế nào. Nhưng dù thế nào đi nữa thì Mỹ cũng phải "ngậm đắng nuốt cay" không thể bỏ Thổ. Vì nếu bỏ Thổ thì Mỹ và Đồng Minh không còn bàn đạp để tổ chức những cuộc không kích Nhà Nước Hồi Giáo và căn cứ địa an toàn  để huấn luyện, tiếp tế, nuôi dưỡng phe phiến quân đang chống lại chính phủ Syria và nhất là trấn giữ thủy lộ chiến lược của tàu Nga từ Hắc Hải tiến vào Địa Trung Hải. Do đó trong lịch sử nhân loại, nhiều gian thần lộng hành nhưng vẫn được vua thương mến, bao che, dung dưỡng vì không có "nó" thì không được.

2) Tình hình Syria chưa biết đi về đâu:
Dưới sự trợ giúp của Nga, Syria dần dần tái chiếm một số thành phố, phi trường cũng như trọng điểm chiến lược nhưng phe ly khai và Nhà Nước Hồi Giáo dù bị thiệt hại, vẫn tồn tại.

- Ngày 1/12/2015 CNN cho biết: "Tổng Thống Obama cảnh báo tổng thống Nga về sự can thiệp vào cuộc nội chiến ở Syria khi nói rằng chắc Ô. Vladimir Putin biết trước nước ông sẽ đối đầu với nhiều hiểm nguy khi tham gia vào cuộc chiến đẫm máu này... Ám ảnh Afghanistan năm xưa vẫn còn đó."

Thật lạ! Ô. Obama biết khuyên Nga chớ nên can dự vào cuộc chiến đẫm máu và phức tạp tại Syria. Thế tại sao ông lại hỗ trợ cho phe  nổi dậy, gửi biệt kích và tiếp tục gửi thêm biệt kích để quân Mỹ chiến đấu trên bộ và đã ném cả thảy 5 tỉ đô-la vào cuộc chiến này? Tại sao ông biết khuyên bạn ông nguy hiểm, đừng dính vào, nhưng chính ông lại dính vào và dính mạnh hơn nữa? Tại sao ông không ngưng yểm trợ phe phiến quân, rút hết lực lượng đặc nhiệm về nước để "Nga lãnh cái búa", chống khủng bố một mình…có phải sướng hơn không? Tại sao không đợi cho Nga "ôm đầu máu" thảm bại như Afghanistan năm xưa như lời ông nói, rồi nhảy vào thanh toán cả IS lẫn chính quyền Syria có phải vừa đỡ tốn kém, vừa gọn nhẹ không? Dường như có cái gì "lấn cấn" về quyền lợi ở bên trong cho nên Ô. Obama mới nói thế. Tin mới nhất cho biết Mỹ sẽ gửi 200 đặc nhiệm ưu tú để chiến đấu ở Iraq nhưng cũng được tự do hoạt động ở Syria, với mục tiêu đánh vào" bộ não và hệ thống thần kinh của IS". Thủ Tướng Iraq Abadi hoan nghênh việc triển khai này nhưng nói rằng hoạt động của lực lượng đặc nhiệm Mỹ phải được Iraq chấp thuận và phải phối hợp với quân đội Iraq. Ô. Abadi nhấn mạnh, trong khi Iraq cần sự trợ giúp quốc tế nhưng không cần sự hiện diện của quân đội ngoại quốc. Thế nhưng theo Reuters, Liên minh đang cầm quyền nói rằng  Thủ Tướng al-Abadi sẽ tự đào hố chôn sự nghiệp chính trị của mình và làm suy yếu cuộc chiến đấu chống ISIS nếu cho phép Hoa Kỳ triển khai lực lượng đặc nhiệm trên xứ sở này.

Rõ ràng sách lược của Ô. Obama là "rách đâu vá đó", hành động tùy theo sự chống đối của phe đối lập nhất là của Ô. John McCain, chứ không có một sách lược nào cho nước Mỹ. Từ "Cuộc chiến Iraq xong rồi" (Iraq War is over) tới rút quân…sẽ không bao giờ gửi quân tới Iraq nữa… tới gửi 550 quân… rồi gửi thêm 200 biệt kích. Không biết tới bao giờ lại đem 150,000 quân vào đây giống hệt như Ô. Bush Con năm xưa ? Reuters ngày 1/12/2015 loan tin từ Baghgad, "Nhóm vũ trang rất mạnh Iraq Shiite Muslim phản đối và thề sẽ chống lại bất cứ cuộc triển khai quân Mỹ vào đất nước này sau khi có tin Mỹ sẽ đem lực lượng tinh nhuệ vào Iraq để chống quân IS. Thủ lãnh Kata'ib Hezbollah thề săn đuổi và Mỹ sẽ trở thành mục tiêu chính của nhóm này. Nhóm Badr Organisation và Asaib Ahl al-Haq do Ba Tư hỗ trợ và được chính phủ che chắn cũng đưa ra lời cảnh cáo tương tự. Họ nói với phóng viên Reuters rằng họ không còn tin tưởng vào Mỹ nữa sau cuộc xâm lăng 2003."  Bài báo bình luật tiếp, "Vai trò quân sự rộng lớn của Nga tại nước láng giềng Syria, và sự tham gia của Nga vào ban điều hợp an ninh tình báo tại Baghdad trong đó có cả Ba Tư và Syria - có thể làm mối lo sợ của Hoa Kỳ gia tăng là họ sẽ mất thêm chỗ dựa chiến lược tại một vùng quan trọng nhất thế giới."

Để bồi thêm "Hội Chứng Iraq" ngày 1/12/2015, MintPressNews cho biết, phát biểu trên tờ báo Đức Der Spiegel trước khi Quốc Hội Anh biếu quyết xem có nên can dự vào cuộc chiến chống IS tại Syria, Tướng Michael Flynn- nguyên tư lệnh Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ nói rằng, cảm xúc mù lòa sau cuộc tấn công 9/11 đã khiến Hoa Kỳ và đồng minh quyết định sai lầm có tính chiến lược để chống lại al-Qaeda và gọi hậu quả của Cuộc Chiến Iraq ngày hôm nay là sai lầm khủng khiếp. Sau cuộc tấn công vào New York và Washington năm 2001, phản ứng của chúng ta là, 'bọn khốn kiếp này ở đâu? Hãy giết chúng nó. Hãy đi bắt hết chúng nó.'Thay vì hỏi, 'Tại sao họ tấn công chúng ta?' chúng ta lại hỏi, 'bọn này ở đâu?' Thế là chúng ta tiến vào con đường sai lầm chiến lược." (The former top US Special Forces chief claimed on Sunday that blinding emotion after the 9/11 attacks led the United States and its allies to take the wrong strategic decisions to counter al-Qaeda, calling the subsequent Iraq War a "huge error." The admission by Michael Flynn, made to German newspaper Der Spiegel, comes as British MPs prepare to vote on extending the UK's bombing campaign against the Islamic State into Syria following the massacre in Paris….after the 2001 attacks on New York and Washington. "Our response was, 'Where did those bastards come from? Let's go kill them. Let's go get them.' Instead of asking why they attacked us, we asked where they came from. Then we strategically marched in the wrong direction.)

Đây là những tin không vui cho Mỹ. Vừa ân hận vừa ám ảnh vì sai lầm trong Cuộc Chiến Iraq cho nên không dám gửi nhiều quân mà chỉ nhỏ giọt bằng lực lượng đặc nhiệm. Khi quân Mỹ vào rồi, lực lượng nhỏ bé này vừa chống ISIS ngoài tiền tuyến, vừa chống quân Shiite Muslim sau lưng - coi chừng lại sa lầy một lần nữa. Không biết các chiến lược gia ở Tòa Bạch Ốc có hiểu rằng Mỹ vào Iraq lần này với bộ mặt mới, với tình cảm mới và với hoàn cảnh mới chống quân khủng bố chứ không phải chống lại Saddam Hussein như 12 năm trước nữa. Khi người chồng bỏ nhà ra đi đã 12 năm, nay quay trở lại với bà vợ cũ, liệu tình cảm có cỏn mặn mà như xưa không? Ngày 3/12/2015, tại Belgrade Ô. John Kerry nói rằng, "Oanh kích không thôi chưa đủ mà cần có bộ binh mà lực lượng này có thể là quân đội hiện có của Syria và liên quân Ả Rập chứ không phải quân Tây Phương. Ông nói thêm, ISIS có thể bị đánh bại trong vài tháng nếu có cuộc ngưng bắn giữa chính phủ Syria và phe phiến quân ôn hòa. Ông thúc giục thế giới hỗ trợ cho giải pháp hòa bình do Hoa Kỳ, Nga và một số nước khác đang làm rối beng lên." Vào ngày 14/12/2015, sau khi họp với Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, xuất hiện tại Bộ Quốc Phòng cùng với Bộ Trưởng Ashton Carter và một số vị tướng, Ô. Obama nói rằng Hoa Kỳ tăng cường hành động đẻ chống lại đầu não của Nhà Nước Hồi Giáo tại Iraq và Syria và lực lượng liên minh đã tấn công mạnh mẽ hơn bao giờ hết."

Trong khi đó, theo AFP ngày 2/12/2105: "Trong hai tuần lễ vừa qua, Nga và Syria đã tổ chức cuộc tập trận chung tại Tỉnh Latakia để chuẩn bị cho cuộc tấn công vào Idlib - vùng lân cận do phe ly khai nắm giữ." Hiện nay Nga tăng cường lực lượng tại Phi Trường Shaayrat nằm ở miền trung Syria để làm căn cứ cho phi cơ chiến đấu khi quân chính phủ đã kiểm soát được Thành Phố Homs và tiến dần về Thành Phố Cổ Palmyra. Công việc chuẩn bị gần hoàn tất. Pháo binh cũng đã được triển khai. Đây là phi trường quân sự thứ hai của Nga tại Syria."  Nga giúp Syria mở rộng vùng kiểm soát, tạo thành quả trên chiến trường để có ưu thế trên bàn hội nghị.

Dù vào bàn hội nghị, nhưng lập trường của Nga vẫn khác biệt với Mỹ. Tại Hội Nghị An Ninh Âu Châu tổ chức tại Belgrade (Serbia) Ngoại Trưởng Lavrov nói rằng chỉ có chính phủ Syria và những ai chống lại chủ nghĩa cực đoan mới được tham gia cuộc thương thảo về hòa bình cho Syria. Không có chỗ cho quân khủng bố tại bàn hội nghị. Không thể chấp nhận được chuyện cứ tiếp tục chia nhóm khủng bố thành hai thành phần xấu và ôn hòa. Lời tuyên bố ám chỉ ISIS và các nhóm phiến quân do Hoa Kỳ hỗ trợ chống lại chế độ của Ô. Assad."

Còn Tổng Thống BasharAssad nói rằng chính quyền của ông sẽ không thương thảo với các nhóm vũ trang và gọi đó họ là quân khủng bố mà chỉ thương thảo với các nhóm đối lập chính trị. Trong khi đó theo AFP, nhóm có liên hệ với Al-Qaeda đã bác bỏ kết quả của cuộc họp giữa các thủ lĩnh của phe nổi dậy đồng ý thương thảo với Tổng Thống Assad trong một hội nghị do Saudi Arabia tổ chức. Còn Nga thì tố cáo cuộc họp các nhóm ly khai đó không đại diện cho ai cả." Ngày 14/12/2015 Reuters cho biết, các Ô. Lavrov và John Kerry đã đồng ý về những điều kiện tiên quyết để tiến hành một cuộc họp sắp tới về vấn đề Syria trong cuộc điện đàm.

Dường như đây là một hành động xích lại gần Mỹ. Theo AP ngày 12/12/2015: "Tổng Thống Putin loan báo Nga vừa để nghị yểm trợ không kích cho nhóm ly khai Syria mạnh nhất do Mỹ và NATO hỗ trợ và kêu gọi hợp tác mạnh hơn nữa với Hoa Kỳ và liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo- một lời đề nghị cho thấy Moscow mong muốn thu hẹp sự khác biệt quan điểm về cuộc khủng hoảng Syria."  Theo Reuters ngày 14/12/2015, "Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nga cho biết Nga đã tiến hành khoảng hơn một chục cuộc không kích để yểm trợ cho Quân Đội Syria Tự Do để chống lại quân Nhà Nước Hồi Giáo. 

Có thể Nga nhìn thấy nhu cầu thực tiễn, hợp tác với phe phiến quân mạnh nhất là Quân Đội Syria Tự Do được Mỹ hỗ trợ để tiêu diệt phe IS chứ không chấp nhận nói chuyện bất cứ với phe phiến quân nào do Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia nuôi dưỡng hoặc các nhóm "thanh chiến", khủng bố al-Qaeda. Ngày hôm nay, 15/12/2015,  Ô. John Kerry tới Moscow, trong cuộc hội đàm với Ô. Lavrov trước khi gặp Tổng Thống Putin, ông nói, "Hoa Kỳ và Nga cần phải tìm một lập trường chung để chấm dứt cuộc nội chiến ở Syria và khôi phục sự ổn định cho đông Ukraine. Thế giới sẽ lợi lạc khi các siêu cường thỏa thuận với nhau trước những cuộc khủng hoảng lớn."

Hy vọng lời tuyên bố này khởi đầu cho chiến lược mới của Hoa Kỳ, thay vì đối đầu và kiềm chế Nga, sẽ là hợp tác để tạo ổn định cho thế giới. Thế nhưng tình hình Syria vẫn vô cùng phức tạp và chưa biết tương lai đi về đâu. Ngoài ra, chỉ cần một hành động thiếu suy tính của Thổ Nhĩ Kỳ hay Saudi Arabia thì mọi chuyện đều có thể đổ vỡ.

Đào Văn Bình
(California ngày 15/12/2015)

(*) Đài Loan tức Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch đã chiếm đảo này dưới thời VNCH năm 1956.