29 June 2013

Tất cả đều là VÔ THƯỜNG


1-Thời gian : Vô Thường

Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới :

- Qua một ngày vui một ngày: sống thanh thản, sống thoải mái.

- Qua một ngày mất một ngày.

- Vui một ngày lãi một ngày.

2-Hạnh phúc : Vô Thường

- Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, Điều quan trọng là ở tâm trạng.

3-Tiền : Vô Thường

- Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.(Khó lắm !?!?)

4- Đời sống : Vô Thường

- "Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú". Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với "ông sư khổ hạnh", hãy làm "con chim bay lượn". Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.

5-Thê´Gian : Vô Thường

-Tiền bạc là của con ( không chắc lắm).

- Tài sản có thể bị mất vì các nguyên nhân :1-Thiên tai, 2-Hỏa hoạn, 3-Pháp lệnh (chính quyền tich thu, quốc hữu hóa), 4-Trộm cướp, 5-Con cái.

- Địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.

- Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.

- Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi.

- Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ.

- Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ.

Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.

- Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.

- Ốm đau trông cậy ai?

Trông cậy vào con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử).

Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.

Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.

- Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm.

                            

Chân lý của Đạo.

- Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.

- Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).

- Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.

- Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.

- Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được.. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.

- Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.

- Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.

- Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; Tuổi không già tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.

- Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu….Mọi thứ đều nên "vừa phải".  Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống…).

- Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh).

- Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống..

Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh… Tất cả đều là muộn.

- Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.

- Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.

- "Hoàn toàn khỏe mạnh", đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.

- Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.

- Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.

- Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn, bạn biết chọn cho mình cách sống thích hợp.

Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành.

Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già.

Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng, không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.

Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu chấm hết thật tròn.

Sống ngày nào, vui ngày nấy ! Đó là giải thoát !

28 June 2013

CHIẾN TRANH TÔN GIÁO TẠI NHẬT BẢN - MỘT BÀI HỌC TẠI VIỆT NAM

CHIẾN TRANH TÔN GIÁO TẠI NHẬT BẢN
MỘT BÀI HỌC TẠI VIỆT NAM
DuyênSinh

LỜi MỞ ĐẦU:
Avro Manhattan, một người Anh, ngay trong lời đề tựa của một quyển sách, ông đã thẳng thắn viết:
●Hoa Kỳ bị mất hết thể diện trên với thế giới. Tại sao vấn đề lại được nêu lên thêm một lần nữa? Bởi vì "Chiến Tranh Việt Nam thật raChiến Tranh Tôn Giáo." Một cuộc chiến kích động do Vatican, một tên điếm trong Sách Khải Huyền, chương 17 và 18.
Avro Manhattan
(Vietnam: Why did we go? Trang 3)
Tôi không ngạc nhiên khi biết chỉ có một mình ông Avro Manhattan thốt lên câu nói này lần đầu tiên, mà tôi chưa bao giờ nghe một người nào khác đã dám nói như vậy; vì tôi rất hiểu, khi một điều gì là chân lý, thì dù cho cả thế giới không nhìn nhận nó là chân lý, thì nó cũng vẫn là chân lý. Đây là trường hợp của một nhà bác học người Ý tên là Galileo Galilei.
Vào khoảng thập niên 1630, viễn vọng kính lần đầu tiên được phát minh do một người Hoà Lan tên là Hans Lippershey. Dựa theo viễn vọng kính của Hans Lippershey, ông Galileo Galilei đã chế tạo được một viễn vọng kính có độ phóng đại là 3x, rồi không bao lâu ông lại tăng độ phóng đại lên tới 30x.
Một hôm đẹp trời sóng yên biển lặng, ông Galileo Galilei đem viễn vọng kính của ông ra bờ biển để ngắm nhìn những chiếc thuyền buồm ra khơi. Nhìn qua viễn vọng kính, ông ngạc nhiên thấy những chiếc thuyền buồm ra khơi dường như bị lún từ từ xuống mặt biển, sau cùng chỉ còn lại chót cột buồm rồi mất hẳn. Suy nghiệm về hiện tượng này, ông Galieo Galilei đi đến kết luận bề mặt của quả địa cầu là một hình bầu dục, rồi sau đó ông đi tới một tuyên bố động trời: Trái đất là một hình cầu giống như một quả bóng.
Tuyên bố của ông Galileo Galilei đã làm cho ông bị toà thánh Vatican truy tố ra toà án dị giáo; và bị quản thúc vì tội đã dám phát biểu một câu lộng ngôn, động trời động đất vào thời buổi đó. Ông Galileo Galilei là một người duy nhất, lần đầu tiên trong xã hội, dám phát biểu một câu hoàn toàn đi ngược lại kinh thánh Ca-tô Rô-ma giáo. Kinh thánh Ca-tô Rô-ma giáo La Mã nói bề mặt của trái đất là một mặt phẳng hình vuông. Nếu chiếc thuyền buồm đi quá xa tới đụng chân trời thì nó có thể bị rớt xuống!..
Khi trái đất là một hình cầu, thì dù cho cả thế giới và kinh thánh Ca-tô Rô-ma giáo nói trái đất hình vuông, thì trái đất cũng vẫn là hình cầu mà thôi! Và chân lý trái đất là hình cầu cũng vẫn là chân lý, cho dù cả thế giới không chấp nhận nó là chân lý. 
Khi nói về chiến tranh Việt Nam, nếu thật sự cuộc chiến đó là một cuộc chiến tranh tôn giáo, thì dù cho cả thế giới nói đó không phải là chiến tranh tôn giáo, thì nó cũng vẫn là chiến tranh tôn giáo; cả thế giới cũng vẫn là những người nói sai; và Avro Manhattan vẫn là người độc nhất nói đúng!..
Tại sao nhiều người không thấy đó là một chiến tranh tôn giáo? Là vì chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến quá dai dẳng, một đời người không thể thấy trọn vẹn cuộc chiến. Giống như một người mù xem voi. Người mù ấy chỉ sờ mó được bộ phận nào đó của con voi, rồi cho con voi giống cái này giống cái nọ, mà không thấy được hình ảnh thật sự trọn vẹn của một con voi. Những hiểu lầm này là nguyên nhân của nhiều tranh cãi…
Trên thế giới đã xảy ra ít nhất là sáu trận chiến tranh tôn giáo giữa những người đạo thờ Thượng Đế, gồm Ca-tô Rô-ma giáo, đạo Tin Lình, đạo Hồi, đạo Ki-tô, Sunni, và Shiite. Lần thứ nhất (Thity Years'War), tại đế quốc La Mã (Holy Roman Empire), (1618-1648) giữa Tin Lành và Ca-tô Rô-ma giáo, chết từ 3 tới 11.5 triệu người. Lần thứ nhì (French Wars of Religion), tại Pháp (1562-1598) giữa Tin Lành và Ca-tô Rô-ma giáo, chết từ 2 tới 4 triệu người. Lần thứ ba (Nigerian Civil War), tại Nigeria (1967-1970) giữa đạo Hồi và Ki-tô giáo, chết từ 1 cho tới 3 triệu người. Lần thứ tư (Second Sudanese Civil War), tại Suden (1983-2005) giữa đạo Hồi và Ki-tô giáo, chết từ 1 tới 2 triệu người. Lần thứ năm (Holy Land, châu Âu), biến cố Crusaders (1095-1291) giữa đạo Hồi và Ki-tô giáo, chết từ 1 tới 3 triệu người. Lần thứ sáu (Lebanon Civil War), biến cố Lebanon (1975-1990) giữa đạo Sunni, Shiite and Ki-tô giáo, chết từ 0.13 tới 0.25 triệu người. Tại châu Á, các đạo Phật, Lão, Khổng là những đạo của hoà bình, không có chiến tranh. Những người gán ghép từ ngữ "thánh chiến" cho đạo Phật là xuyên tạc và kém kiến thức.
Chiến tranh tôn giáo tại Việt Nam chỉ là một phần nhỏ của một cuộc chiến trên toàn thế giới, bắt đầu khoảng 100 năm sau khi nhà truyền giáo Christopher Columbus khám phá ra Mỹ châu. Đó là một phong trào ồ ạt ra đi tìm thuộc địa từ Âu châu. Đi đầu phong trào là những những nhà truyền giáo đạo Ca-tô Rô-ma. Ngoài mục đích truyền giãng đức tin Thiên Chúa, họ còn là những người tới để vẽ bản đồ, thâu thập tin tức, và đặt một nền tảng cho xâm lăng quân sự. Theo sau nền tảng xăm lăng quân sự là súng thần công đại bác của thực dân bắn từ bên ngoài bờ biển bắn vào.
Ký giả Stainley Karnow, trong quyển Vietnam a History, trang 76, đã diễn tả về việc Bá Đa Lộc mang thế tử Cảnh sang Pháp làm con tin, yêu cầu Pháp viện binh đánh ba anh em nhà Tây Sơn. Stainley viết:
"Giám Mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) đến Verseilles đầu năm 1787, cung cách ngoại lai của ngài làm mọi người luôn chú ý… Lúc đó Pháp trong thời kỳ gần sụp đổ hệ thống tiền tệ. Trước tiên, vua Louis XVI bác bỏ ý kiến mạo hiểm và hao tốn, nhưng Bá Đa Lộc cảnh cáo là Anh Quốc sẽ vồ lấy Việt Nam nếu Pháp tiếp tục chần chờ. Ngay lúc đó, Bá Đa Lộc liền đưa ra một kế hoạch đánh chiếm Viêt Nam, ngay cả việc phát hoạ chính xác kế hoạch tổ chức quân đội cần thiết để Pháp có thể đánh chiếm một cách dễ dàng đến vua Louis XVI."
Như vậy giám mục Bá Đa Lộc có phải là một nhà tu hành thuần túy, hay là một nhà chính trị với đầy tham vọng, nấp trong chiếc áo nhà tu? Và sự hiện diện của Bá Đa Lộc tại Việt Nam có thể được coi là người đã mở đầu chiến tranh tôn giáo tại Việt Nam hay không?
Trong cuộc chiến với vua Tự Đức, người Ca-tô Rô-ma giáo đã được Pháp viện trợ, được chỉ huy bởi Tạ Văn Phụng, lập thành gộng kềm đánh xuống từ mạn Bắc. Tại Miền Nam, người Ca-tô Rô-ma giáo hợp với Pháp, làm thành gộng kềm, đánh trở lên Huế từ phương Nam, khiến vua Tự Đức thế cô, buộc lòng phải ký hoà ước Nhâm Tuất 1862 nhường 3 tỉnh miền Đông cho Pháp. Như vậy cuộc chiến của người Ca-tô Rô-ma giáo Việt Nam có xứng đáng được gọi là "Chiến Tranh Tôn Giáo" hay chưa?  
Taị sao tổng giám mục Ngô Đình Thục là người duy nhất tại Việt Nam được mang phương châm "Miles Christi" ? (quân thánh chiến của Chúa). Tại sao đây không phải là bằng chứng cho một cuộc chiến tranh tôn giáo mà đối tượng là Phật Giáo dưới thời Ngô Đình Diệm? (click vào "Phương châm" dưới đây để đọc và xem cho rõ phương châm của Ngô Đình Thục? 
Sách The Amercan Pope trang 309, John Cooney viết: "Lập trường của Spellman phù hợp với mong muốn của Giáo Hoàng. Malachi Martin, một thầy tu Dòng Tên, người đã từng làm việc tại Vatican trong những năm Mỹ leo thang Chiến Tranh Việt Nam, nói Giáo Hoàng muốn Mỹ chọn Diệm, bởi vì Giáo Hoàng bị ảnh người anh em của Diệm, là tổng giám mục Thục. Giáo Hoàng sợ Chủ Nghĩa Cộng Sản bành trướng trên lãnh thổ (Việt Nam), nơi mà họ đạo Dòng Tên (Alexandre de Rhodes) đã khai phá hằng mấy trăm năm trước. Martin khẳng định: Giáo Hoàng thúc giục Spellman khuyến khích Mỹ tham gia Chiến Tranh Việt Nam."
Từ các dữ kiện nêu trên cũng đủ mở mắt được cho rất nhiều người có ý thức về một cuộc chiến tranh tôn giáo. Nếu đó thật sự là chiến tranh tôn giáo, thì rất rõ ràng chiến tranh tôn giáo đó được mang nhãn hiệu là Chiến Tranh Lạnh, mà Vatican đã núp đàng sau bức màn sân khấu để điều khiển Mỹ, và có thể còn điều khiển ngay cả Liên-Xô nữa.
Là một người khôn ngoan, bạn đừng vội tin theo, mà cũng đừng vội bác bỏ câu nói của Avro Manhattan: "Chiến tranh Việt Nam là một chiến tranh tôn giáo." Bạn phải có đủ thời giờ để tham khảo, tìm hiểu, và nhận xét một cách vô tư; bạn đừng để cho thành kiến hoặc mặc cảm của bạn chi phối bạn. Đó là cách thức mà người Phật tư mang trí tuệ vào niềm tin. Tin mà không có trí tuệ trong đó tức là tin một cách mù quáng.
 
CUỘC XÂM NHẬP TÔN GIÁO VÀO NHẬT BẢN
Lịch sử Nhật Bản cho thấy một ví dụ gây hấn nổi bật của Vatican. Đối với Trung Quốc và Thái Lan, chính sách cơ bản cho thấy thương nhân Ca-tô Rô-ma giáo và linh mục Ca-tô Rô-ma giáo làm việc cùng nhau, để cùng mở rộng lợi ích cho cả hai. Để đạt mục tiêu, việc mở rộng Giáo Hội Ca-tô Rô-ma giáo lúc nào cũng rất cần thiết.

Trái ngược với niềm tin thông thường, khi lần đầu tiên tiếp xúc với Tây Phương, Nhật Bản rất háo hức trao đổi ý tưởng của họ, như thương mại và hàng hóa. Từ cuộc đổ bộ đầu tiên của người Bồ Đào Nha vào nước Nhật, thương nhân nước ngoài được khuyến khích cập bến hải cảng Nhật. Giới chức thống trị địa phương của Nhật thảo luận với nhau mở cửa Nhật Bản để thương nhân Tây Phương tới lui buôn bán. Các nhà truyền giáo Ca-tô Rô-ma giáo cũng được tiếp đón như như các thương nhân, và đức tin Ca-tô Rô-ma giáo cũng được thiết lập tại vùng đất mới.

Các nhà truyền giáo còn được sự bảo vệ của một lãnh chúa mạnh mẽ là Nobunaga, một nhà độc tài quân phiệt Nhật Bản, trong thời gian từ năm 1573 tới năm 1582. Nhà độc tài này cùng lúc cũng để tâm kiểm soát sức mạnh chính trị của một phong trào quân nhân Phật Tử cùng với sự quảng đại đối với những người Ca-tô Rô-ma giáo mới tới. Ông khuyến khích người Ca-tô Rô-ma giáo mới tới bằng cách cho họ quyền truyền bá tôn giáo trên lãnh thổ của ông. Ông tặng họ đất ở Kyoto, và thậm chí còn hứa hẹn bảo trợ hàng năm. Nhờ vậy, chưa bao giời người Ca-tô Rô-ma giáo có một cơ hội lan tràn khắp nước như lần này. Hàng ngàn người đã chuyển đạo sang Ca-tô Rô-ma giáo. Nhiều trung tâm Ca-tô Rô-ma giáo được thiết lập hoặc mở rộng.

Có phải các nhà truyền giáo Ca-tô Rô-ma giáo đã được một đặc ân giảng dạy giáo lý tôn giáo của mình một cách bình đẳng? Có phải đây là một phần thưởng tinh thần to lớn của Nhật đối với người Ca-tô Rô-ma giáo? Sự thật hiển nhiên cho thấy một khi người Ca-tô Rô-ma giáo được đặt ân để trở thành một cộng đồng Ca-tô Rô-ma giáo to lớn, Vatican bắt đầu thiết lập một hệ thống lấn lướt và thống trị bằng vũ lực. Như người ta đã thấy một cách rõ ràng, Những người Nhật Bản chuyển đạo không còn là những người dân Nhật Bản bình thường nữa, mà đã trở thành những người dân của Giáo Hoàng, dưới sự điều động của Giáo Hoàng. Một khi họ đã chuyển đạo, sự trung thành với đất nước Nhật của họ bị biến mất, họ tự động trở thành những người rất nguy hiểm cho sự sống còn của đất nước Nhật Bản.

Đúng vậy! Điều này rất rõ ràng và sẽ mang lại nguy hiểm nghiêm trọng cho an ninh bên trong cũng như bên ngoài của đế quốc Nhật Bản. Đứng về phía các lãnh vực bên trong, Ca-tô Rô-ma giáo sẽ không khoan dung bất cứ một tôn giáo nào khác, bởi vì người Ca-tô Rô-ma giáo cho rằng chỉ có đạo Ca-tô Rô-ma giáo là một "chánh đạo," tất cả các đạo khác đều là "tà đạo." Điều này, tất nhiên sẽ đưa tới một cuộc nội chiến. Đứng về phía các lĩnh vực bên ngoài, bằng cách làm theo chỉ thị của các nhà truyền giáo nước ngoài, dĩ nhiên ưu tiên sẽ dành cho người nước ngoài mà không có lợi ích thương mại gì cho người bản xứ, trong khi sự xâm nhập chính trị và quân sự là một tai hoạ, nhất là trong thời kỳ tìm kiếm thuộc địa của các đế quốc Âu Châu.

Sau nhiều năm mở rộng cửa cho các nhà truyền giáo Ca-tô Rô-ma giáo, Nhật Bản bắt đầu nhận ra rằng giáo hội Ca-tô Rô-ma giáo không chỉ là một tôn giáo, nhưng cũng là một quyền lực chính trị kết nối với sự mở rộng của các quốc gia Ca-tô Rô-ma giáo như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, và một số các quốc gia Tây Phương khác. Nguyên lý bất chính của Ca-tô Rô-ma giáo cho rằng chỉ có Ca-tô Rô-ma giáo là một chánh đạo duy nhất trong khi tất cả các đạo giáo khác đều là tà đạo đã bắt đầu cho ra bông ra trái. Bất cứ nơi nào người Nhật được chuyển đạo thành người Ca-tô Rô-ma giáo một cách rộng rãi, nơi đó có sự bất khoan dung của người Ca-tô Rô-ma giáo.

Bất cứ vùng nào người Ca-tô Rô-ma giáo Nhật Bản trở thành đa số, tín đồ Phật Giáo luôn bị người Ca-tô Rô-ma giáo chèn ép. Không những các chùa Phật Giáo bị tẩy chay, mà các chùa còn bị đóng cửa, bị tước đoạt, hoặc bị chuyển đổi thành nhà thờ Ca-tô Rô-ma giáo. Có rất nhiều trường hợp người Phật Giáo bị ép buộc phải bỏ đạo của mình để theo đạo Ca-tô Rô-ma giáo. Nếu họ từ chối thì kết quả sẽ là mất tài sản, và thậm chí còn mất cả tính mạng. Đối diện với các hành vi này, thái độ khoan dung của những người cầm quyền Nhật Bản cũng đã bắt đầu thay đổi.

Ngoài việc xung đột nội bộ, các tham vọng chính trị của các Đế Quốc Ca-tô Rô-ma giáo ngoại quốc bắt đầu trình bày thái độ không khoan dung của họ đối với những người cai trị Nhật Bản, là không thể bỏ qua. Vatican, vào một buổi điều trần về sự thành công của Ca-tô Rô-ma giáo ở một miền đất xa xôi, đã phát động kế hoạch của họ cho một sự thống trị chính trị. Như sự quen thuộc mà họ đã từng làm, họ sẽ sử dụng các nhà truyền giáo của giáo hội, cùng với sức mạnh quân sự đồng minh giữa các quốc gia Ca-tô Rô-ma giáo. Đây là những người có đầy nhiệt tâm mang thánh giá; đầy nhiệt tâm cho chủ quyền của Giáo Hoàng; đầy nhiệt tâm cho lợi ích thương mại; và đầy nhiệt tâm về sự chinh phục quân sự trong cùng một tàu chiến.

Vatican luôn luôn theo cùng một công thức chính trị xâm nhập này kể từ khi phát hiện ra châu Mỹ. Nhiều Giáo Hoàng, bao gồm Giáo Hoàng Leo X, đã ban bố, đã khuyến khích, mà thực ra, là hợp thức hoá tất cả các cuộc chinh phục các lãnh thổ bị chiếm đóng bởi người Ca-tô Rô-ma giáo Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở Viễn Đông. Dẫn đầu trong số đó là Alexander VI, với các khoản trợ cấp của Tây Ban Nha chiếm quyền sở hữu của tất cả các "đất đai và đảo tìm thấy tại Ấn Độ, hoặc tại bất cứ nơi nào." Nhật Bản được liệt kê là một trong những món quà của Giáo Hoàng mà Thượng Đế ban cho hai đế quốc Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Vì vậy cho nên, khi cộng đồng Ca-tô Rô-ma giáo Nhật Bản đã trở thành mạnh mẽ, đủ để hỗ trợ quyền lực thế tục Ca-tô Rô-ma giáo, Vatican đã bước một bước đầu tiên quan trọng trong chiến thuật chính trị tầm xa, đó là sử dụng các cộng đồng Ca-tô Rô-ma giáo ở Nhật như là một công cụ chính trị để tiến hành chinh phục vùng đất mới. Để thực hiện chính sách này, năm 1579, Vatican gửi một nhà truyền giáo Dòng Tên (Jesuits) tên là Valignani, đến để tổ chức một loạt nhà thờ Nhật Bản trên những hòn đảo nhỏ của Nhật. Dĩ nhiên trong thời gian Valignani thiết kế các nhà thờ, Valignani bị theo dõi ngầm để bảo đảm việc làm là thuần tuý tôn giáo, và Valignani cũng được hỗ trợ của nhiều hoàng tử Nhật như Omura, Arima, Bungo, và nhiều người khác. Họ đã lập thành một "tỉnh Ca-tô Rô-ma giáo," với sự trợ giúp của các sinh viên, bệnh viện, và chủng viện, nơi thanh thiếu niên Nhật được huấn luyện về thần học, về chính trị, về văn chương, và về khoa học.

Sau khi xâm nhập đủ sâu vào các lãnh vực tôn giáo, giáo dục, và các cấu trúc xã hội, ở các tỉnh của các hoàng tử, Valignani bước thêm một bước thứ hai, là thuyết phục lập một phái đoàn ngoại giao chính thức tới gặp Giáo Hoàng. Khi phái đoàn trở lại Nhật năm 1590, tình hình đã thay đổi đáng kể. Hideyoshi, một lãnh chúa mới của Nhật, ý thức rất sâu sắc những tác động chính trị của Ca-tô Rô-ma giáo và sự liên kết của họ với các thế lực chính trị tôn giáo xa xôi Tây Phương, như là Giáo Hoàng. Ông quyết định thống nhất với Phật Giáo, không phục vụ chính trị cho bất cứ một hoàng tử nào bên ngoài lãnh thổ của ông.

Năm 1587, Hideyoshi viếng thăm đảo Kyushu và đã ngạc nhiên tìm thấy cộng đồng Ca-tô Rô-ma giáo trên đảo này đã thực hiện các cuộc đàn áp tôn giáo kinh khủng. Ở khắp mọi nơi, ông thấy những tàn tích của các ngôi chùa Phật Giáo và các Tượng Phật bị sứt mẻ hư hỏng. Ông thấy rất rõ người Ca-tô Rô-ma giáo, trên thực tế, đã buộc phải cố gắng làm cho toàn bộ hòn đảo Kyushu bị "Ca-tô Rô-ma giáo hoá" hoàn toàn.

Trong cơn phẫn nộ, Hideyoshi lên án các cuộc tấn công của Ca-tô Rô-ma giáo vào Phật Giáo; sự không khoan dung các tôn giáo khác của Ca-tô Rô-ma giáo; sự liên hiệp chính trị của Ca-tô Rô-ma giáo với các thế lực ngoại bang; và các thực tế khác như phá hoại… rồi ông kỳ hạn cho cho người Ca-tô Rô-ma giáo trong vòng hai mươi ngày phải rời khỏi Nhật. Nhà thờ và tu viện của người Ca-tô Rô-ma giáo tại Kyoto và Osaka được lệnh kéo sập khi Phật Tử bị tấn công, và quân đội cũng được gửi đến Kyushu.

Các biện pháp chỉ thành công có một phần vì Ca-tô Rô-ma giáo đã xâm nhập quá sâu vào xã hội. Năm 1614, tất cả linh mục Ca-tô Rô-ma giáo nước ngoài được lệnh phải rời khỏi Nhật thêm một lần nữa. Lệnh trục xuất được ban ra bởi một vấn đề nghiêm trọng: Các nhà truyền giáo Ca-tô Rô-ma giáo, bên cạnh chăm sóc sự bất khoan dung tôn giáo giữa người Nhật, đã bắt đầu mở một cuộc chiến cay đắng với nhau. Cãi cọ giữa giữa những người Jesuits và Franciscans đã tự chia đôi cộng đồng Ca-tô Rô-ma giáo của họ. Những mối hận thù trở thành rất nguy hiểm cho đến nỗi các giới chức chính quyền Nhật Bản sợ họ sẽ dẫn đến nội chiến. Nhật Bản cũng thấy nội chiến thế nào cũng sẽ lôi kéo sự can thiệp quân sự của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Sự tham gia của quân đội nước ngoài là một mối lo rất lớn cho nền độc lập của Nhật Bản.

Sợ hãi này có phải là một sự phóng đại hay không? Sự phát triển của Ca-tô Rô-ma giáo Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã có thể chứng minh rằng nguy cơ là một thực tế. Sự xâm nhập của Franciscans đã biến Philippines thành thuộc địa năm 1593 gây cho Hideyoshi không thể ngưng báo động. Các tu sĩ dòng Francisciscans bỏ ngoài tai mọi thứ, xây dựng nhà thờ và cải đạo tại Kyoto và Osaka, bất chấp các cơ quan của nhà nước. Vấn đề rất phức tạp, họ bắt đầu cãi vã và dùng bạo lực với dòng Jesuits. Những điều Hideyoshi nỗ lực tìm hiểu tuy nhỏ nhưng rất đáng chú ý.

Năm 1596 một thuyền buồm Tây Ban Nha, chiếc San Felipe, bị đắm ngoài khơi tỉnh Tosa. Hideyoshi ra lệnh tịch thu chiếc tàu và hàng hóa trên tàu. Vì tức giận, viên đại tá Hải Quân Tây Ban Nha, vì muốn gây ấn tượng hoặc đe dọa các quan chức Nhật Bản, đã đưa ra một trong nhiều cách Tây Ban Nha đã chiếm nhiều thuộc địa trên thế giới. Bằng chứng mà viên thuyền trưởng cho các giới chức Nhật thấy, là một bản đồ của tất cả các thuộc địa do Tây Ban Nha chiếm trên thế giới.

Các quan chúc Nhật ngạc nhiên hỏi làm thế nào mà Tây Ban Nha đã có thể chiếm được rất nhiều đất đai ở nhiều chỗ khác nhau? Đại tá Hải quân Tây Ban Nha tự hào đáp là Nhật Bản sẽ không bao giờ có thể bắt chước được Tây Ban Nha, chỉ đơn giản là bởi vì Nhật Bản không có các nhà truyền giáo Ca-tô Rô-ma giáo. Ông khẳng định rằng tất cả các lãnh thổ Tây Ban Nha đã được chiếm đoạt bằng cách trước nhất là gởi các ngà truyền giáo tới để cải đạo người địa phương, rồi sau đó Tây Ban Nha sẽ gởi quân tới để chiếm đất, với sự trợ giúp của các con chiên cải đạo.

Khi chuyện này được báo cáo lên Hideyoshi, sự tức giận của Hideyoshi không còn có thể kềm chế được nữa. Những nghi ngờ của ông về việc sử dụng các nhà truyền giáo như là một nấc thang đầu tiên cho cuộc chinh phục thuộc địa, được xác nhận một cách trắng trợn. Ông nhận ra ngay mô hình đánh chiếm thuộc địa một cách khôn ngoan đã lọt vào bên trong chính quyền đế chế của ông.

Năm 1597 cả hai dòng Phanxicô lẫn Dominican bị cấm. Hai mươi sáu linh mục đã được tập họp tại Nagaski và bị hành quyết để tuyệt đối ngăn cấm và làm gương cho các nhà truyền giáo Ca-tô Rô-ma giáo. Năm 1598, Hideyoshi qua đời, và Ca-tô Rô-ma giáo được tiếp tục trở lại với các Đoàn Tông Đồ (Vigors) cho đến khi Ieyasu lên nắm quyền vào năm 1616. Ieyasu còn cấm đạo gay gắt hơn người tiền nhiệm của ông. Một lần nữa, dưới triều Ieyasu, các nhà truyền giáo Ca-tô Rô-ma giáo được lệnh phải rời khỏi nước Nhật, và hình phạt "chém đầu" được đưa ra cho người Nhật nào không chịu từ bỏ đạo Ca-tô Rô-ma giáo. Lệnh cấm gây thành bạo động năm 1624 dưới thời Jemitsu (1623-1651), khi tất cả các thương gia và các nhà truyền giáo Tây Ban Nha được lệnh lập tức rời khỏi nước Nhật. Các con chiên Nhật Bản bị cấm không được đi theo các nhà truyền giáo, và các thương gia Nhật cũng không được buôn bán với người Ca-tô Rô-ma giáo.

Để chắc chắn rằng các chỉ dụ này được tôn trọng và tuân hành, tất cả các tàu có sức chở hơn 2.500 giạ lúa (bushel) sẽ bị phá phá hũy. Để dập tắt đạo Ca-tô Rô-ma tại Nhật. Jemitsu ra sắc lệnh năm 1633, 1634 và năm 1637, hoàn toàn cấm tất cả các đạo nước ngoài truyền bá trên các quần đảo Nhật Bản. Tại thời điểm này, người Ca-tô Rô-ma giáo Nhật Bản cũng bắt đầu tổ chức phản kháng một cách bạo động. Phản kháng nổ ra vào mùa Đông năm 1637 tại Shimbara và trên các đảo nhỏ lân cận đảo Amakusa. Người trong các khu vực này hoàn toàn là người Ca-tô Rô-ma giáo, đa số là tự nguyện vào đạo, trừ một số ít bị bắt buộc cải đạo. Lãnh đạo của nhóm này do các linh mục Tây Phương, các cộng đồng Ca-tô Rô-ma giáo bắt đầu trang bị vũ khí và tổ chức thành quân đội để chiến đấu chống lại chính quyền Nhật Bản. Chống lại chính quyền Nhật Bản là để lộ một cuộc "chiến tranh tôn giáo" một cách trắng trợn.

Vì sợ các người Ca-tô Rô-ma giáo có thể bị sử dụng như một công cụ của các quốc gia Ca-tô Rô-ma giáo Tây Phương xâm chiếm Nhật làm thuộc địa, Nhật đã đánh thuế người Ca-tô Rô-ma giáo tới mức tối đa mà họ không đóng nổi. Những người Dòng Tên (Jesuits), trong khi đó đã chuẩn bị kháng chiến, đã thiết lập được một đội quân Ca-tô Rô-ma giáo 30.000 quân, mang các hiệu kỳ Giêsu, Maria, và St. Iago, tung bay trước đoàn quân.

Họ mở cuộc tấn công chống lại chánh phủ Nhật Hoàng, đánh những trận đẫm máu dọc theo mũi Shimbara gần Vịnh Nagasaki. Sau khi giết chết viên thống đốc trung thành của Nhật là Shimbara, đội quân Ca-tô Rô-ma giáo này còn đóng kín trong các pháo đài và đã thành công chống lại súng ống và tàu chiến Nhật Hoàng. Nhật Hoàng yêu cầu người Tin Lành Hoà Lan cho thuê tàu lớn để đủ sức chở các khẩu pháo hạng nặng cần thiết. Người Hoà Lan đã đồng ý, và Nhật đã có thể bắn phá thành luỹ của người Ca-tô Rô-ma giáo cho đến khi thành luỹ bị phá hũy và tất cả những người Ca-tô Rô-ma giáo trong thành đều chết. Kết quả ngay lập tức là một chỉ dụ cấm đạo năm 1639:
"Trong tương lai, không có một ai, khi ánh sáng mặt trời còn chiếu sáng trên thế giới, có thể lái tàu buồm tới Nhật Bản, ngay cả các sứ thần ưu tú, và tuyên bố này không bao giờ được thu hồi, kẻ vi phạm phải chết!..."

Chỉ dụ bao gồm cho tất cả người Tây Phương ngoại trừ một ngoại lệ là người Hoà Lan được đặt ân tới Nhật vì họ đã giúp loại trừ cuộc nổi dậy của người Ca-tô Rô-ma giáo. Tuy nhiên, vì người Hoà Lan cũng là người đạo Thượng Đế, họ bị theo dõi tối đa. Người Hoà Lan phải di chuyển trụ sở của họ đến đảo Deshima tại vịnh Nagasaki. Họ sống ở đây chật vật như những tù nhân. Họ chỉ được phép đặt chân ra khỏi hòn đảo nhỏ nầy để đi đến những nơi khác trên đất Nhật mỗi năm một lần. Ngoài ra, với những hạn chế bắt buộc liên quan đến các nghi lễ đạo Tin Lành, người Hoà Lan không được để các tín hữu Tin Lành cầu nguyện dưới một chủ đề Nhật Bản duy nhất. Dưới con mắt của người Nhật, đạo Ca-tô Rô-ma không gì khác hơn là một công cụ chính trị và quân sự của người Tây Phương để đánh chiếm thuộc địa. Khi Hoà Lan ký một hiệp ước với Nhật về thương mại gồm có bảy điều khoản, thì có đến bốn điều khoản nói về Ca-tô Rô-ma giáo:
•Thương mại giữa Nhật Bản và Hoà Lan là vĩnh viễn.
•Không có tàu Hoà Lan nào được chở một người đạo Ca-tô Rô-ma giáo của bất cứ quốc gia nào, hoặc chuyển một lá thư do người Ca-tô Rô-ma giáo viết.
•Người Hoà Lan cần thông báo cho thống đốc Nhật Bản bất kỳ thông tin nào về việc truyền bá đạo Ca-tô Rô-ma của các quốc gia ngoại quốc khi thấy cần thiết.
●Nếu người Tây Ban Nha hoặc người Bồ Đào Nha chiếm cứ đất nước của ai vì lý do tôn giáo, Hoà Lan cần thông báo cho thống đốc tại Nagasaki.

Thêm vào đó, tất cả các sách vở của tàu Hoà Lan, đặc biệt là những sách vở có chủ đề tôn giáo, phải được niêm phong trong thùng, phải chuyển giao hết cho Nhật gìn giữ trong khi tàu bỏ neo ở bến. Người Hoà Lan, đầu tiên được cập bến bảy chuyến tàu buồm mỗi năm, sau đó thì bị giới hạn chỉ còn một chuyến mỗi năm.

Nhật Bản, bắt đầu từ đây, bất cứ điều gì liên hệ tới Ca-tô Rô-ma giáo, đều bị nghi ngờ là: "Lừa dối; Không khoan dung; Và chiếm hữu thuộc địa." Nghi ngờ về sự ngoan cố và xảo quyệt của người đạo Ca-tô Rô-ma đã in sâu vào tâm trí người Nhật, thậm chí họ còn làm tăng cường sắc lệnh đầu tiên bằng những sắc lệnh mới: Người Ca-tô Rô-ma giáo sẽ bị kết án là một tội phạm khi bất kỳ tàu nào của họ đến tìm nơi nương náu ở một hải cảng Nhật, hoặc bất kỳ một thủy thủ Ca-tô Rô-ma giáo nào bị đắm tàu ngoài khơi bờ biển Nhật. Người Nhật rất giận, ngay cả với bất cứ điều gì nhắc nhở họ về đạo Ca-tô Rô-ma. Người Hoà Lan bị cấm sử dụng lịch "Dương Lịch" trong các tài liệu kinh doanh của họ, bởi vì quyển lịch này nói tới ngày "Chúa Nhật" một cách liên tục. Để bảo đảm an toàn, Nhật đã trở thành một vùng đất "hoàn toàn khép kín" cánh cửa đối với thế giới bên ngoài. Cho tới khoảng hơn 200 năm sau, khi Commodore Perry là một người Mỹ, một lần nữa mở được cánh cửa Đất Nước Thần Mặt Trời, để chỉ cho người Nhật thấy nhiều quốc gia trên thế giới đang bị tấn công bằng thần công đại bác bắn từ ngoài biển bắn vào, trong số đó có Việt Nam. Những gì mà Nhật Hoàng đã thấy rất rõ và đã ngăn cấm hơn 200 năm trước, bây giờ là sự thật.

Nhìn người Nhật mà đau xót cho người Việt Nam. Đau xót còn nhiều hơn nữa khi chính những người này là những người đã tạo thành một trang sử ô nhục cho người Việt Nam! chính họ là những người đã "nô lệ hoá cả một dân tộc của họ gần một thế kỷ," giờ này, họ lại còn giở trò bẻ cong lịch sử. Liệu họ có thể bẻ cong được lịch sử hay không với câu nói lịch sử của một người, mà người đó không phải là người Việt Nam?

"
Giáo Hội Ca-tô Rô-ma giáo phải được xem là nguồn gốc của động lực chính, leo thang,phát khởi Chiến Tranh Việt Nam. Từ buổi bắt đầu, tôn giáo này đã cổ động dồn dập gây ra thống khổ bất tận trên cả hai lục địa Châu Á Châu Mỹ."
Avro Manhattan (Why did we go?, trang 13).

Có phải câu nói trên của Avro Manhattan hàm chỉ: "Chiến tranh Việt Nam là một chiến tranh tôn giáo?"
 
DuyênSinh

THAM KHẢO:
Vietnam – why did we go? Avro Manhattan, Chick Publications (1984)
●Vietnam a History, Stanley Karnow, Penguin Books (1997)
●The American Pope: The Life and Times of Francis Cardinal Spellmen, Dell Publising Inc. (1984)

18 June 2013

Nhìn lại niềm tin và đạo đức


 Văn Quang - Viết từ Sài Gòn, ngày 16.6.2013           
 
                                      Nhìn lại niềm tin và đạo đức

Có hai sự kiện người dân VN chú ý nhất vào những ngày giữa tháng 6 này là cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của các ông bà "nghị" tại Quốc Hội, ông nào được tín nhiệm nhiều, ông nào "bị" tín nhiệm thấp đã được công bố vào sáng 11-6 vừa qua.
 
                                             
                                                  Bà Nguyễn Thị Kim Ngân có phiếu tín nhiệm cao nhất (74.7%)

Trong số 47 chức danh, người đạt nhiều phiếu tín nhiệm cao là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó chủ tịch QH, với 372/492 phiếu (74.7%). Người có nhiều phiếu tín nhiệm thấp nhất là ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với 209/492 phiếu (41.97%) .
 
                                                               
                                                   Ông Nguyễn Văn Bình có phiều tín nhiệm thấp nhất (41.97%)
 
Người dân chất phác không có nhiều thì giờ suy nghĩ về tất cả hoặc một phần trong số 47 vị được đánh giá cao hay thấp. Đây là hai con số "cao nhất" và "thấp nhất" có vẻ thú vị nên được người dân bán tán rôm rả hơn.

Thật thà là cha quỷ quái
 
Thí dụ như có người bàn cụ thể rằng "Bà Ngân nhiều lần đã dám nói lên nỗi khổ của người dân và những điều nhà nước cần làm. Còn ông Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình đã từng làm người dân điêu đứng vì lãi suất, vì thị trường vàng nhảy múa lung tung làm dân hoang mang, nên tín nhiệm thấp".
 
Người dân chất phác chỉ nghĩ giản dị thế thôi. Giản dị chất phác nhưng rất thực tế, chứng tỏ người dân bây giờ khôn lắm. Quý vị được cầm lá phiếu bỏ vào thùng đúng hay sai; quý vị được bỏ phiếu cao hay thấp vì lý do gì, dân biết cả đấy. Họ không đủ "tầm" hay không có thì giờ để nhận định sâu sắc hơn nhưng tất cả mọi việc của các vị "chức sắc" đã làm từ giáo dục, đến y tế, giao thông, xây dựng, ngân hàng… nhưng họ đều ghi nhận trong lòng, không cần nói ra.
 
Đó chính là niềm tin. Niềm tin thì không ai bắt buộc được. Anh có quyền bắt tôi làm cái này cái kia, kể cả bắt tù, nhưng bắt tôi tin thì không, không bao giờ. Niềm tin hình thành bởi suốt cuộc hành trình dài trong đời sống của chính gia đình bà con anh em mình đã từng trải qua với ngọt bùi cay đắng như tiếng cười và nước mắt. Rất thật thà chất phác nhưng "thật thà là cha quỷ quái" nên bao giờ nó cũng là sự thật. Dù anh có lừa được tôi một lần, nhưng không lừa được mãi, mọi sự thật rồi cũng được phơi bày dưới ánh mặt trời.

Thiên hạ vẫn huề bình
 
Tất nhiên nó còn gây ra nhiều dư luận khác từ trong các cơ quan, các công ty xí nghiệp, các xưởng lao động, cho đến quán cà phê "có hạng", quán cóc đầu đường. Ông được coi là trí thức hay trí ngủ cũng nhỏm dậy "ý kiến", anh thợ nề thợ mộc, chị thư ký diện "duýp" ngắn hay quần đen cũng tham gia. Đó là cái "đặc quyền" riêng tư của mọi người phát biểu kiểu "vui chơi một mùa hè" về một sự kiện lần đầu tiên xảy ra.
 
Tuy nhiên, nhìn lại kết quả cuộc bỏ phiếu, dù bị tín nhiệm thấp nhưng chưa có ông bà nào bị rơi vào diện "nguy hiểm", tức là có số phiếu tín nhiệm thấp dưới 50% hay 2/3 tính trên tổng số đại biểu Quốc hội, nói rõ hơn chưa có ông nào "dính" vào cái sự "văn hóa từ chức". Cho nên "thiên hạ vẫn huề bình."
 
Và nói như ông chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng sau cuộc bỏ phiếu là "Việc QH bỏ phiếu đánh giá cũng chính là sự động viên, đặt niềm tin để các chức danh phấn đấu tốt hơn trong thời gian tới". Đó là mục đích chính. Tuy vậy, cái giá phải trả để lấy được lòng tin của dân không phải rẻ.

Ba tai nạn kinh hoàng giữa kỳ họp QH

Giữa lúc các ông bà nghị còn đang sôi nổi, hào hứng, băn khoăn về lá phiếu của mình thì liên tiếp 3 tai nạn giao thông khủng khiếp xảy ra khiến dư luận bàng hoàng kinh ngạc. Ba tai nạn ấy như một thông báo khẩn cấp cho một tình trạng đã "rầm rộ" xảy ra từ lâu, vạch trần sự bất lực của các cơ quan có trách nhiệm và ẩn giấu phía sau là những vấn đề khác trầm trọng hơn. Đó là đạo lý làm người.
 
Trong bài này, xin bàn đến vài nguyên nhân thực nhất dẫn đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng. Những tai nạn đó có liên quan mật thiết đến vấn đề đạo đức xã hội. Đạo lý ấy gồm có đạo đức và luân lý, thật ra hai phạm vi đó có thể hiểu là một. Nhưng ở đây, tôi thu hẹp lại trong quan niệm sống hàng ngày. Đạo đức thuộc phạm vi cơ quan nhà nước và doanh nghiệp. Luân lý thuộc phạm vi từng cá nhân theo khuynh hướng của xã hội VN từ ngàn xưa tới nay. Nó không thuộc hẳn về một cơ quan nào, một cá nhân hay một doanh nghiệp nào. Nó liên quan đến tất cả những thứ đó gộp lại.

Nhìn lại 3 ngày 3 tai nạn kinh hoàng
 
Chỉ trong 3 ngày, 3 vụ tai nạn giao thông (TNGT) thảm khốc đã cướp đi sinh mạng 16 người, hơn 50 người khác bị thương. Chưa bao giờ người dân sống trong hoang mang vì nhiều tai nạn kinh hoàng như lúc này. Hãy nhìn vào nguyên nhân xảy ra ba vụ TNGT này:
 
- Thông tin chính thức mới nhất về kết quả điều tra tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên đường đi Vũng Tàu, đối với xe vận tải 72L-2354 là do tài xế xe này và một xe vận tải khác chạy cùng chiều đã có hành vi "đua xe" trên đường, chạy song song nhau, khi thấy xe máy chạy ngược chiều, tài xế này quay tay lái, thắng rất gấp làm xe quay ngược lại và lao vào hai xe máy chạy ngược chiều khiến sáu người chết.
 
 
                                              
                                                           Xe chở khách Mai Linh nằm lăn quay dưới ruộng
 
- Còn vụ TNGT đối với xe chở hành khách Mai Linh vào ngày 9-6 bị lật tại đường tránh Vĩnh Điện (xã Điện Bàn, Quảng Nam) làm 3 người chết, 23 người bị thương, được xác định do tài xế chạy quá tốc độ (90km/giờ) cộng với thời gian lái xe dài (xuất bến lúc 17 giờ ngày 8-6, lúc gặp nạn là 7 giờ 15 phút ngày 9-6), tức là lái liên tiếp 12 tiếng, có thể lái xe buồn ngủ, lạc tay lái dẫn đến xe bị lật nhiều vòng trước khi lăn xuống ruộng.
 
                                              
                                                                    Xe khách đâm vào vách núi tại Khánh Hòa
 
- Còn đối với xe khách 43S-6420 đâm vào vách núi trên đèo Khánh Lê (Khánh Hoà) thì xe mới xuất phát được 22 km, đoạn đường này cho phép chạy 30km/giờ nhưng tài xế đã rà thắng (phanh) liên tục dẫn đến cháy má phanh, có lẽ tài xế đã chuyển về mo (số 0) nhằm tiết kiệm nhiên liệu. Đến khi má thắng bị cháy và lúc đó không thể dùng số để thắng được, cũng như không sử dụng thắng tay nên mới phải đâm vào vách đá. Thiết bị giám sát hành trình của xe không hoạt động, ngày xảy ra tai nạn cũng là thời hạn xe đến kỳ đăng kiểm. Trước đó, Trung tâm Đăng kiểm Đà Nẵng đã gửi thông báo cho chủ xe đến đăng kiểm lại trước 15 ngày. Theo hồ sơ lưu tại trung tâm này, tại lần đăng kiểm trước, xe khách 43S-6420 đã phải kiểm định đến lần thứ hai mới đạt yêu cầu vì lỗi "dây kéo thắng tay bị chùng".
 
Báo cáo của Ủy an ATGT Quốc gia cho thấy, trung bình mỗi năm ở VN có khoảng 12.000 người chết vì TNGT, tương đương quân số mỗi ngày có một trung đội tử trận.
 
 
                                             
                                                               Tai nạn giao thông gây chết người hàng loạt

Và con số này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, khi số vụ TNGT thảm khốc ngày càng gia tăng. Có lẽ chưa bao giờ người dân hoang mang mỗi khi ra đường đến thế.
 
TNGT bao năm nay là nỗi ám ảnh thường trực, khiến bao gia đình phải gánh chịu mất mát đau thương đến tột cùng, bao đứa trẻ mất cha, mẹ, bao người mất con, cháu và khiến hàng ngàn gia đình khuynh gia bại sản... Mỗi năm nhà nước phải bỏ ra trên 40.000 tỷ đồng để mong "khắc phục" tình trạng này.
 
Trong nhiều năm, nhiều hội nghị với hàng loạt giải pháp hạn chế TNGT đã được đưa ra, song chẳng mang lại được kết quả nào đáng kể. Hội nghị cứ bàn, cứ đưa ra "giải pháp", tai nạn cứ gia tăng!

Ba giải pháp chẳng chữa được bệnh nào

Giới chức trách nhấn mạnh cần phải có giải pháp đồng bộ, tập trung vào 3 yếu tố chính là con người, cơ sở hạ tầng và việc quản lý.
 
Tuy nhiên đến nay, chúng ta chưa ghi nhận được sự tiến bộ nào. Bằng chứng đường sá vẫn xuống cấp, kém chất lượng, nhà thầu vẫn ăn gian vật liệu, CSGT vẫn cắm chốt đều đều, nhưng tài xế vẫn phóng nhanh, vượt ẩu, sát hạch giấy phép lái xe (GPLX) quá dễ dàng, kiểm định làm qua loa cho xong kiếm phong bì…
 
Trước thực tế đau lòng về TNGT và những vấn đề còn gây tranh cãi về hiệu quả của luật pháp với những tài xế coi thường tính mạng người khác, hãy nhìn thẳng vào sự thật vào những góc cạnh khác.

Đằng sau lỗi của tài xế là những ông chủ xe và…
 
Nhìn vào nguyên nhân dẫn đến những tai nạn giao thông thảm khốc, nhiều người vội kết tội ngay cho anh tài xế, lái xe trong khi say, vừa lái xe vừa ngủ gật, chạy hết tốc lực, vượt ẩu, đi liều trong mọi điều kiện mưa gió, đường núi dốc nguy hiểm…
 
Điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng đằng sau lý do phóng nhanh vượt ẩu đó là gì?
 
Là những ông chủ hãng xe hay chủ doanh nghiệp khoán trắng cho tài xế phải "bắt khách" nhiều nhất, phải chạy nhanh hơn xe hãng khác, phải nhồi nhét thêm khách, thêm hàng hóa kiếm thêm tiền và hàng chục thứ "phải" nữa buộc anh tài làm hết sức mình. Quy định chỉ được lái xe không quá 10 tiếng một ngày, nhưng anh tài còn mở mắt được là còn lái, đôi khi cho mấy tay lơ xe học lái cho quen nghề bất chấp đường sá ra sao. Ngay cả khi xe hư cũng không có thì giờ sửa chữa hoàn chỉnh, hoặc chỉ sửa chữa qua loa rồi cứ lái, bao giờ không chạy được hoặc gặp tai nạn rồi tính sau.
 
Thế tại sao những ông Cảnh sát giao thông với những "nút chặn" bất ngờ giữa đường, những trạm "thu phí", kèm thêm những đoàn thanh tra giao thông, sao không thể ngăn chặn được những vi phạm trắng trợn đó? Trường hợp này xin để nói sau. Cả hai nguyên nhân phía sau anh tài xế này chính là do phẩm chất đạo đức xuống cấp chứ chẳng phải chỉ tại bác tài.

Ngồi trong nhà cũng bị xe tông chết
 
Ngày nay ra khỏi nhà là có thể gp tai nạn bất cứ lúc nào. Hình như có nhiều người lái xe đang tách biệt với mọi thông tin, nhận thức về văn hóa giao thông, trơ lì với nỗi đau của cộng đồng; lo tất bật mưu sinh, hoặc sống buông thả, bởi thế nên bừa bãi trong đi lại?
 
Ngồi trong nhà trong quán nước quán cà phê còn bị xe tông chết, nói gì đến đi đường.
 
Cụ thể như ngày 21/7, xe hơi số 92H-0613, do tài xế Trần Xuân Đông (SN 1977, ở TP Tam Kỳ, Quảng Nam) lái theo hướng Nam - Bắc. Khi đến km 1019+600 QL1A (thuộc thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành, Quảng Nam) xe lao vào lề tông vào một chiếc xe đạp rồi tiếp tục đâm vào cột điện sau đó tiếp tục tông thẳng vào quán mì của bà Trần Thị Nga (50 tuổi),làm 7 người chết, 3 người bị thương. Trong số 7 người thiệt mạng, có 6 em nhỏ từ 9 đến 12 tuổi.

Đứng trên lề đường cũng dễ chết

Còn đường phố thì thôi, các cụ ở nước ngoài về chỉ có nước chóng mặt, chẳng hiểu luật lệ giao thông ở cái xứ này ra sao nữa. Thật ra các cụ có tìm hiểu cũng vô ích bởi có luật đâu mà tìm. Chỉ có sách luật chứ không ai "ngu gì" thực hiện nó cả. Thực hiện đúng bảng cấm, đèn đỏ hoặc chạy chậm ở ngã ba, ngã tư, có khi còn bị chửi te tua. Lái xe chạy vô đường hẻm hay đường một chiều nhanh gấp hai lần đi đúng đường thì ai dại gì đi đúng. Có bị tóm thì lại giở cái chiêu bài "làm luật" ra là xong. Mấy anh xe ôm là dân rách nhiều khi cũng bị "làm luật" trắng máu. Thế rồi ta lại thênh thang đường cấm ta cứ đi. Đường đông quá thì leo lên lề chạy cái vèo là qua mặt hết. Cho nên đứng trên lề đường cũng dễ chết lắm, các cụ đừng tưởng là bình an. Cho nên tôi vẫn khuyên mấy người bạn và bà con có việc phải về Sài Gòn hay Hà Nội thì nên đi taxi. Và đôi khi đi taxi có bị tính gian, bị chặt chém thì… ráng chịu chứ đừng dại đôi co với mấy ông "thần sầu" đó, chỉ một lát sau là có mấy ông tài khác quây lại "hỏi thăm sức khỏe" ngay. Làm ăn kiểu gì ở VN cũng phải có cánh, có phe, làm ăn lớn hơn thì nó chính là "lợi ích nhóm" chứ có gì lạ đâu.

Lòng đường không còn chỗ trống
 
Hiện nay, phần lớn ở các đô thị mật độ xe hơi, xe máy ngày càng tăng, lại có xu hướng sử dụng xe phân khới lớn cho nhanh và… cho oai. Tài xế (nhiều người không có bằng lái, hoặc có bằng theo kiểu nhờ thi hộ, mua hộ, nên mù tịt về luật lệ giao thông) coi đường đi như của riêng mình.
 
Ra đường ta gặp không ít trường hợp người lái xe thiếu kiềm chế, du chỉ là va chạm nhỏ đã lập tức giở thói con đồ, gây gỗ đánh nhau giữa đường, chưa kể có kẻ còn chủ tâm "đánh hôi" hoặc cài bẫy "ăn vạ."
 
Nhiều người đi lại thiếu trật tự, chen lấn, lạng lách, đánh võng giành đường, đèo nhau, đèo nhau "kẹp 2 kẹp 3"... vừa đi vừa làm xiếc, hầu hết ở lứa tuổi thanh niên.
 
Có người vừa lái xe (nhất là xe máy) vừa nghe điện thoại, thậm chí nói năng ồn ào, thô lỗ. Đặc biệt có khá nhiều xe hơi, xe máy giành đường nhau, sử dụng còi kêu lớn bất chấp cả trong nội đô, giờ nghỉ. Còi cứ bóp còi hết cỡ bất kể lúc nào ở đâu. Kể cả đi "tán gái" cũng bóp còi cho "nàng" chú ý.
 
Ở các con đường gần cổng trường học, vào giờ cao điểm thường có nhiềuu xe hơi các loại của phụ huynh đưa đón con cháu, họ "vô tư" nổ máy, ngồi xe choáng đường cho con nhìn rõ và dễ dàng vọt đi, gây kẹt đường, kẹt cả lối đi, các bà đi bộ đón con cứ như nhảy mambo, hết né xe đang đậu đến tránh xe vọt ra bất kể phải trái.
 
 
                                              
                                                Đô thị không còn nhìn thấy đường đi, xe máy thi nhau chạy trên lề
 
Có những trường hợp bất chấp tín hiệu đèn đỏ, người lái xe hơi, xe máy vẫn cứ phóng bừa, vượt ẩu, có khi gây tai nạn rồi bỏ trốn. Phần lớn các xe ca trên đường đều là các tài xế trẻ, thường chạy vượt tốc độ, tranh giành khách quyết liệt. Khi bị các trạm kiểm soát giao thông xử phạt thì họ tìm mọi cách để "làm luật", tạo nên tiêu cực, hết sức bất bình trong dư luận.

Ung thư của ngành giao thông
 
Chúng ta hãy thành thật, nói thẳng thắn với nhau hầu như ai cũng biết bây giờ tệ nạn tham nhũng ở VN phải kể đến Cảnh Sát Giao Thông đứng đầu sổ. Tuy không phải là tất cả nhưng nói là "đa số" thì đúng ngay boong. Có nhiều người gọi đó là "ung thư của ngành giao thông". Tình trạng này từ lâu lắm chứ chẳng phải năm nay mới nhìn ra. Xin dẫn chứng cụ thể:
 
Giới chủ xe tải tại Đồng Bằng Sông Cửu Long tiết lộ cánh tài xế xe tải muốn làm ăn ở TP Sài Gòn thì phải xin gia nhập vào các đoàn "xe vua" để được cấp "kim bài" miễn trừ thanh tra
Để xác minh thông tin này, phóng viên một tờ báo đã bám theo xe của Đội Thanh tra giao thông (TTGT) số 4 (Sở GTVT TP Sài Gòn) trong nhiều ngày và nhận thấy không ít hiện tượng bất thường.
 
Phóng viên này đã mắt thấy tai nghe rất nhiều trường hợp xe vận tải, xe chở hàng, xe chở hành khách vượt mọi quy định vẫn được CSGT cho qua. Ở đây tôi chỉ chứng minh hai trường hợp điển hình, một tại ngay TP Sài Gòn và một ở tỉnh xa.
 
"Xe vua" giữa thành phố
 
Theo anh N. - một chủ xe đã bỏ nghề - để trở thành "xe vua", mỗi tháng tài xế phải chung chi 2 triệu đồng cho một xe tải lớn, 1 triệu đồng cho xe nhỏ. Khi được phong "xe vua" thì phải dán logo trước đầu xe để TTGT phân biệt.
 
Tại TP Sài Gòn có 3 đoàn "xe vua" lớn nhất là Tr.L, H.L và L.V. Trước đây, Tr.L và L.V là một. Tuy nhiên, khi đoàn xe lớn mạnh, L.V tách ra hoạt động riêng. Ký hiệu đoàn xe L.V được gắn trên cabin với dòng chữ to và số điện thoại. Còn đoàn xe Tr.L thì được gắn phía trước đầu xe bên trái cũng kèm theo số điện thoại. Khi ra đường thấy những ký hiệu này, TTGT rất ít dừng xe để kiểm tra. Ngoài ra, đoàn xe H.L cũng có logo tương tự.
 
K. - một chủ xe gia nhập đoàn "xe vua" Tr.L - tiết lộ ông chủ đoàn xe này chỉ có hơn 20 xe. Tuy nhiên, các xe "mồ côi" khác muốn không bị "ăn" biên bản thì phải gia nhập. Chính vì thế, hiện nay, logo Tr.L được gắn không dưới 100 xe. Còn đoàn xe L.V cũng trên dưới 70 xe. Trên các con đường TP Sài Gòn, có rất nhiều đoàn xe mang logo của các "xe vua" hầu như không bị TTGT chặn.

Xe vua lộng hành ở Bình Định
 
Gần một năm qua, Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc (Tập đoàn Phúc Lộc, tỉnh Ninh Bình) đã trúng 2 gói thầu xây dựng lớn ở Bình Định là tuyến đường Long Vân - Long Mỹ với tổng kinh phí đầu tư khoảng 1.000 tỉ đồng và tuyến Quốc lộ 19 (đoạn từ cảng Quy Nhơn đến điểm giao với Quốc lộ 1) với tổng kinh phí đầu tư gần 5.300 tỉ đồng.
 
Để phục vụ 2 công trình trên, cuối năm 2012, Tập đoàn Phúc Lộc đã đưa hàng chục xe ben loại có trọng tải 13 tấn từ Ninh Bình vào Bình Định. Khi đoàn "xe vua" này xuất hiện ở Bình Định cũng là lúc người dân phải đối mặt với nỗi kinh hoàng khi đi trên đường.
 
Những ngày qua, Tập đoàn Phúc Lộc đưa hơn 20 xe ben xuống huyện Vân Canh vận chuyển cát đi theo Tỉnh lộ 638 về TP Quy Nhơn để phục vụ công trình xây dựng Quốc lộ 19. Mặc dù tải trọng cho phép xe vận chuyển chỉ 13 tấn nhưng thực tế, "xe vua" của Tập đoàn Phúc Lộc luôn chở từ 25 đến 30 tấn cát.
 
Ngoài ra, con đường này chỉ cho phép xe có tải trọng dưới 13 tấn lưu thông nhưng hằng ngày, mỗi chiếc xe ben có tổng tải trọng hơn 40 tấn (tính cả trọng tải xe và cát) vẫn chạy ngang nhiên. Vì vậy, Tỉnh lộ 638 dài gần 40 km, nối từ thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước đến xã Canh Hòa, huyện Vân Canh vừa được Sở GTVT Bình Định nâng cấp, sửa chữa cách đây khoảng 1 năm đã xuống cấp nghiêm trọng.

Người dân nơm nớp sợ xe vua đi qua

Ngoài ra, đoàn "xe vua" của Tập đoàn Phúc Lộc còn thường xuyên chạy quá tốc độ, chở đất cát không phủ bạt nên bụi bay mịt mù. Không chỉ người tham gia giao thông mà ngay cả người dân sinh sống hai bên Tỉnh lộ 638 cũng nơm nớp lo sợ mỗi khi đoàn "xe vua" đi qua.
 
Bà Nguyễn Thị Hương, nhà ở ven Tỉnh lộ 638, thuộc xã Phước Thành, huyện Tuy Phước, bất bình kể: "Từ ngày xuất hiện đoàn xe của Tập đoàn Phúc Lộc, chúng tôi hiếm khi ra đường. Đoàn xe này chở cát quá tải lại không phủ bạt, nối đuôi nhau phóng bạt mạng khiến bụi bay mù mịt".
 
Thanh tra giao thông kinh doanh xe vua

Mỗi ngày, hàng chục xe ben của Tập đoàn Phúc Lộc tung hoành từ Tỉnh lộ 638 về TP Quy Nhơn với nhiều lỗi vi phạm nhưng ít khi bị lực lượng chức năng xử lý. Trong khi đó, ngoài những lỗi thường vi phạm như chở quá tải, không phủ bạt, chạy quá tốc độ…, phần lớn "xe vua" này đều hết hạn đăng kiểm.
 
Một viên chức thanh tra giao thông cho biết: "Cách đây vài hôm, tôi cùng tổ công tác đã chặn 8 xe ben chở cát của Tập đoàn Phúc Lộc để kiểm tra thì phát hiện 7 chiếc hết hạn đăng kiểm và cùng vi phạm các lỗi không mang theo giấy tờ, chở quá tải, không phủ bạt... Khi chúng tôi định lập biên bản vi phạm thì cấp trên gọi điện yêu cầu thả".
 
Theo vị này, hầu hết tài xế của Tập đoàn Phúc Lộc đều không được giữ bất kỳ giấy tờ gì liên quan đến "xe vua". Khi xe bị lực lượng chức năng kiểm tra, các tài xế chỉ việc gọi về công ty là sẽ có người xử lý. Theo tài xế K., cả 3 đoàn "xe vua" đều do một TTGT đưa người đứng ra làm.
 
Không riêng gì lực lượng thanh tra giao thông mà ngay cả CSGT cũng né các "xe vua" của Tập đoàn Phúc Lộc, chẳng xe nào của Phúc Lộc bị phạt!
 
Cứ nhìn những hiện tượng trện đây, hẳn bạn đọc đã thấy rõ tình hình giao thông ở VN phức tạp và đáng sợ như thế nào. Đừng đổi tội loanh quanh nữa, chung quy đó là đạo đức xuống cấp, chính người thi hành luật pháp khiến cho người sống trong luật pháp không còn giữ được phẩm hạnh của mình. Luân lý cũng suy đồi chính vì lý do này. Làm sao tìm được niềm tin ở người dân? Đã đến lúc phải nhìn thẳng vào sự thật./.

Văn Quang