31 July 2012

Hạnh Nguyện Lắng Nghe


Đào Văn Bình
 
Nghe là sự vận hành tự nhiên của một cơ thể bình thường. Thế nhưng sự vận hành này tuy tự nhiên nhưng không phải hoàn toàn phóng túng, bừa bãi, vô tổ chức…mà có chọn lọc. Chúng ta có thể ví lỗ tai (nhĩ căn) của chúng ta giống như một chú lính. Khi nhận được một tín hiệu, một thông điệp, một tin tức nào…thì chú vội vàng báo ngay cho chủ tướng của mình - không ai khác hơn là chính Ta. Mà cái Ta này chính là cái Tôi hay cái Ngã do Nhãn (Mắt), Nhĩ (Tai), Tị (Mũi), Thiệt (Lưỡi), Thân, Ý (Ý thức) kết hợp lại mà  thành. Khi một "tin tức" tốt được "báo cáo" thì vị chủ nhân hân hoan nói, "Được, chú  tiếp tục nói đi." Lúc đó vị "chủ tướng" tức cái Ngã, lim rim tận hưởng khóai cảm của những lời tán tụng, những lời du dương, những lời ngon ngọt gửi tới. Thật sướng lỗ tai! Thế nhưng khi một lời nói khó chịu, một lời nói bất ưng được báo vào thì ông tướng lập tức nổi giận, quát tháo ầm ĩ "Cút đi! Ta không muốn nghe nữa!" Thật tội nghiệp cho chú lính. Chú chạy biến ra ngòai, ngồi xuống rầu rĩ bịt kín lỗ tại lại. Trong khi đó thì "ông tướng" có thể vẫn tiếp tục nổi trận lôi đình, chửi bới rân trời và chú Khẩu (Miệng) bị vạ lây.

Nghe lời nói ngon ngọt thì dễ, nhưng nghe, hoặc lắng nghe lời nói nghịch nhĩ thì thật khó khăn. Đối với chúng sinh bình thường, sự lắng nghe đã khó, còn đối với những nhân vật gọi là quyền cao chức trọng, giầu có, tăm tiếng, thế lực, nổi tiếng v.v..thì sự khó khăn đó còn tăng gấp bội, bởi vì cái Tôi, cái Ngã của những vị này rất lớn. Nhìn vào lịch sử Trung Hoa, chúng ta thấy biết bao trung thần, nghĩa sĩ đã chết vì những lời tâu trình nghịch ý vua. Khá hơn là những ông vua, tuy không ra lệnh chém đầu nhưng lại bỏ tù, hoặc tước hết phẩm trật, đuổi về quê những ông quan dại dột tâu lên những điều mà nhà vua không muốn nghe. Còn tại triều đình Âu Châu, các ông vua Tây Phương tuy  không đến nỗi ác độc như vậy, nhưng lại có một lối "bịt tai" một cách rất "thông minh". Các ông vua này nuôi mấy anh hề, chạy lăng xăng trước ngai vàng. Khi có quan đại thần nào tâu trình điều gì thì mấy anh hề làm trò khiến vua cười sặc sụa. Và dĩ nhiên như thế vua có thể "đổ thừa" là "Trẫm có nghe gì đâu!". Quan đại thần lúc đó chỉ có nước lạy tạ mà lui ra. Còn tại Hoa Kỳ, một quốc gia được coi như triệt để bảo vệ quyền tự do ngôn luận và mọi người thảo luận trong tình thần ôn hòa, tương kính. Tuy nhiên không phải tất cả đều như vậy. Quý vị nào theo dõi các buổi hội luận, phát biểu ý kiến trên các đài truyền hình lớn như Fox News, CNN…chắc đã thấy rất nhiều trường hợp, các người tranh luận không thèm lắng nghe người đối diện mình nói, hoặc chờ cho đối thủ của mình nói xong. Cả hai người đều tranh nhau nói, khiến khán giả chẳng biết ông nói gì, bà nói gì, và dĩ nhiên chỉ có nước lắc đầu cười trừ. Ở đây sự xung đột ý kiến lên tới mức trầm trọng khiến người ta không thèm lắng nghe nhau mà chỉ muốn phát biểu ý kiến của mình.

Thế nhưng trong số vô lượng chúng sinh đã và đang ngụp lặn, luân hồi trong Thế Giới Ta Bà này, có một nhân vật rất lạ lùng, đó là Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát đã phát hạnh nguyện lắng nghe; lắng nghe sự khổ đau cũng như nỗi bất ưng của muôn lọai chúng sinh mà đến cứu giúp. Mà ngài đã thể hiện hạnh nguyện đó từ vô lượng kiếp trước. Do đâu mà chúng ta biết được hạnh nguyện của vị đại Bồ Tát hi hữu này?

Trong pháp hội tại Núi Kỳ Xà Quật của Thành Vương Xá, Ngài Vô Tận Ý Bồ  Tát, từ trong đại chúng đã đứng lên thưa hỏi Phật như sau: "Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát do nhân duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?" Phật đã bảo ngài Vô Tận Ý Bồ-tát như sau:  "Thiện nam tử! Nếu có vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sanh chịu các khổ não, nghe Quán Thế Âm Bồ-tát này một lòng xưng danh, Quán Thế Âm Bồ-tát tức thời xem xét tiếng tăm kia, đều được giải thoát" (Kinh Pháp Hoa)

Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát tương truyền đã và thường thị hiện thành hình tướng người nữ với tướng mạo thật đoan nghiêm, hiền từ, được gọi một cách thân thương và giản dị là Phật Bà Quan Âm để cứu độ bất cứ ai lên tiếng kêu khổ và niệm danh hiệu ngài. Câu niệm đầy đủ nhất là "Nam Mô Tầm Thanh Cứu Khổ, Cứu Nạn Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát!". Do đó mà hình tượng của Phật Bà Quan Âm đã được dựng lên khắp nơi, được kính ngưỡng, thờ phượng. Tại sao vậy? Bởi vì khi chúng ta niệm danh hiệu ngài, hoặc trông lên tượng Phật Bà Quan Âm, chúng ta cảm thấy bình an, được cảm thông, thấy tin tưởng và không còn sợ hãi. Mới đây nhất một pho tượng Phật Bà Quan Âm, 17 tầng, cao 69.7 m, được xem là tượng Phật cao nhất Việt Nam đã được dựng và khánh thành tại Chùa Bãi Bụt hay Chùa Linh Ứng nhìn xuống Bãi Biển Sơn Trà, Đà Nẵng, không ngòai mục đích tôn kính biểu tượng của Từ Bi, Cứu Khổ, Hạnh Nguyện Lắng NgheKhát Vọng Bình An của mọi người. Mẹ Hiền Quan Âm không tạo ra dông bão, lụt lội, động đất, cuồng phong, bệnh dịch, chiến tranh, chết chóc để lòai người sợ hãi mà van vái cầu xin. Hình ảnh đẹp của Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát có thể tìm thấy ngay trong cuộc sống này ở nơi các bà mẹ hiền thương con vô bờ bến, không bao giờ giận hờn con, không bao giờ làm khổ con mà chỉ biết lo cho con.

Bạn ơi!
-          Bạn không thể phát khởi Tâm Đại Bi, tức lòng xót thương người nếu bạn không lắng nghe những lời than van, kêu khổ của người khác.
-          Bạn không thể chia xẻ nếu như bạn không nghe được nỗi lòng thầm kín, nỗi oan ức của người khác.
-          Bạn không thể an ủi người khác nếu bạn bịt kín lỗ tai lại.
-          Hãy để cho người khác trút hết nỗi niềm tâm sự và bạn là người lắng nghe. Chỉ cần lắng nghe, lắng nghe một cách cảm thông và hiểu biết, thì nỗi khổ của người đối diện đã vơi đi rất nhiều.
-          Ngày nay các nhà tâm lý trị liệu, các nhà cố vấn tâm lý chỉ là những người biết lắng nghe bạn trút hết nỗi lòng, những ý nghĩ thầm kín mà bạn không biết tâm sự cùng ai.
-          Thật vĩ đại và nhiệm màu thay hình ảnh của Phật Bà Quan Âm chỉ vì ngài là bậc biết lắng nghe.

Để tìm hiểu thêm về sự tuyệt vời của hạnh nguyện lắng nghe, chúng ta kiểm điểm lại xem trong quá khứ đã bao lần chúng ta im lặng để lắng nghe lời kêu than của người khác? Phải chăng lúc đó chúng ta thấy chúng ta thật bao dung cởi mở? Phải chăng lúc đó cử chỉ và ngôn ngữ của chúng ta thật dịu dàng? Phải chăng lúc đó trái tim chúng ta không dung chứa gì, ngòai sự cảm thông? Chúng ta đã hiển lộ Phật tánh lúc nào mà chúng ta không hay. Chính vì thế mà bạn ơi, hãy là một người biết lắng nghe, Be a good listener!

-          Trong những đêm khuya thanh vắng, hãy im lặng để lắng nghe tiếng con cú đang gọi bạn.
-          Tiếng vạc kêu sương,
-          Tiếng con cò lặn lội bờ sông,
-          Tiếng côn trùng rên rỉ,
-          Tiếng dế nỉ non,
-          Tiếng cóc, nhái, ễnh ương âm vang một hợp tấu tuy đơn điệu đối với chúng ta, nhưng vô cùng quyến rũ đối với loài lưỡng cư để mời gọi con mái,
-          Tiếng mưa rơi trên mái ngói hay trên những mái nhà dột nát,
-          Tiếng bà mẹ ru con,
-          Tiếng than van của những người nghèo khó trong những khu lao động,
-          Tiếng nhạc khích động vọng ra từ những phòng trà ca vũ của những người nhiều tiền lắm của tìm thú vui hoặc của những người cô đơn phải tìm một nơi giải trí cho vơi sầu muộn,
-          Và cả tiếng cô ca sĩ đang cố ru hồn người bằng những cung bậc nỉ non, da diết,
-          Tiếng nhạc Rock, nhạc Pop, nhạc Rap xập xình,
-          Trong khi đó tiếng chuông, tiếng mõ, tiếng hiền từ của ni cô đang ngồi tụng Kinh Cứu Khổ nghe rõ giữa canh khuya để cho thấy tình thương của nhân lọai vẫn còn đây,
-          Tiếng đại bác từ chiến trường vọng về cho thấy nỗi gian nan của người chiến sĩ,
-          Tiếng lá cây xào xạc theo ngọn gió đong đưa,
-          Tiếng sóng vỗ rì rào như tiếng lòng của biển,
-          Rồi bất thần tiếng xe cứu thương rú lên như muốn xé tan màn đêm u tịch để cảnh báo cho mọi người đừng quên con người từng giây từng phút bị chi phối bởi luật Sinh, Lão, Bệnh, Tử,
-          Và cả nhịp đập của trái tim mình.

Trong không gian bao la và tịch mịch đó, tất cả đều bình đẳng, tự do hiển lộ trong thế giới trùng trùng duyên khởi của Hoa Nghiêm. Lúc đó mọi tư tưởng đều vắng bặt, chỉ còn sự quán chiếu, cảm nhận và cảm thông. Phải chăng trong thế giới này chúng ta không cần chân lý mà cần sự cảm thông? Ít ra là trong giây phút này đây. Lắng nghe là một sự cảm thông kỳ diệu nhất.

-          Chư Phật trong hằng hà sa số thế giới đều lắng nghe lời diễn nói của chư Phật ở thế giới khác.
-          Trong nhiều pháp hội có khi Đức Phật chỉ lắng nghe những vị Bồ Tát rồi ấn chứng.
-          Trong nhiều pháp hội, thính chúng chỉ lắng nghe Phật nói không thôi mà cũng đắc quả.
-          Trong khi các vị thần chỉ biết ra oai và trừng phạt thì các Bồ Tát, A La Hán, Bích Chi Phật và  hàng Đại Sĩ trong vô lượng kiếp lại biết lắng nghe.
 
Trong bối cảnh đầy bạo lực và có nguy cơ hủy diệt của thế giới ngày hôm nay, Đạo Phật đang trở thành ngọn đuốc lương tri cho nhân lọai. Mặc dù Đạo Phật chưa ảnh hưởng tới những thế lực chỉ muốn dùng sức mạnh để giải quyết những vấn đề của con người, nhưng Đạo Phật đang từ từ thấm dần vào hàng ngũ trí thức khắp mọi nơi. Là Phật tử chúng ta hiểu rằng sinh mệnh của Đạo Phật nằm ở hai chữ Từ Bi. Từ Bi là xót thương, là cứu độ, là không làm người khác khổ, là cảm thông và biết lắng nghe. Khi mọi người không còn muốn nghe người khác nói nữa thì đó là lúc mà sự ghét bỏ, nghi kỵ, hận thù, xa cách lớn dần lên. Không biết lắng nghe, hoặc không thèm lắng nghe người khác cũng là một hình thái xây đắp hoặc bảo vệ một ngục tù tư tưởng hay một "Tử Cấm Thành" của cái Tôi. Sự vĩ đại của Đạo Phật hay của Đức Phật là sự giải phóng trí tuệ và "viễn ly mọi điên đảo, mộng tưởng" (*). Chính những điên đảo mộng tưởng này đã đưa tới vọng động làm khổ mình và làm khổ nhân lọai.

Bạn ơi, trong bao nhiêu điều có thể nói về Đạo Phật, chỉ xin bạn nhớ cho "Đạo Phật là đạo của những người biết lắng nghe."

Đào Văn Bình
(Tháng 9 năm 2554.PL- 2010. TL)
(*) Bát Nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh

30 July 2012

Nhân nói chuyện về hiệu lực pháp lý của các bản đồ

Trương Nhân Tuấn


Dư luận VN hiện nay đang xôn xao về tấm bản đồ nước Trung Hoa xuất bản năm 1904, dưới thời nhà Thanh, mang tên "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ". Bản đồ này vẽ lãnh thổ của Trung Quốc năm 1904 không có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi người vui mừng cho rằng đó là một bằng chứng rõ rệt chứng minh các quần đảo HS và TS không thuộc TQ.

Theo tôi, không có điều gì chắc chắn để vui mừng hết. Giả sử phía TQ đưa ra các bản đồ sau đây :

1/ Bản đồ thế giới do Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1960. "Trên bản đồ này, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) được đánh dấu là lãnh thổ Trung Quốc."
2/ Cục Bản đồ của Việt Nam xuất bản tấm bản đồ năm 1972, trong đó quần đảo Nam Sa được chú thích bằng tiếng Hoa, chứ không phải bằng tiếng Việt, tiếng Anh hay tiếng Pháp."

Tài liệu trên đây dẫn từ nguồn :

Nếu hai tấm bản đồ này có thật, lúc đó phản ứng mọi người sẽ ra sao ? Không lẽ bó tay chấp nhận HS và TS thuộc TQ ?

Nếu không lầm, bản đồ 1904 của Trung Hoa, lãnh thổ nước này bao gồm nước Mông Cổ hiện nay. Nếu ta đi ngược thời gian xa hơn, các bản đồ nước Trung Hoa cũng không hề chú dẫn hai quần đảo HS và TS, nhưng trong vài bản đồ lãnh thổ nước này bao gồm nước VN. Không lẽ phía TQ trưng tấm bản đồ này thì phải công nhận VN thuộc TQ ?

Điều may là các tấm bản đồ thường không có giá trị quyết định trên quan điểm pháp lý.

Thật vậy, theo thông lệ công pháp quốc tế, « bản đồ » tự nó thường không được nhìn nhận như là một « bằng chứng » mà chỉ được xem như là một « tài liệu - information », để bổ túc thêm cho một « lý lẽ - argument », hay để khẳng định một « thái độ » nào đó của một bên tranh chấp.

Tấm bản đồ do Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1960 và tấm do Cục Bản đồ của Việt Nam xuất bản tấm bản đồ năm 1972 tự nó không có giá trị pháp lý, (cũng như tấm bản đồ 1904 của nhà Thanh), nhưng nếu vấn đề tranh chấp HS và TS được đưa ra một tòa án quốc tế để phân giải, chắc chắn các tấm bản đồ này sẽ được phía TQ sử dụng nhằm vào việc làm rõ ý kiến của phía VN (nhìn nhận HS và TS thuộc TS) qua tuyên bố đơn phương 1958 (thể hiện qua tấm công hàm của ông Phạm Văn Đồng).

Nhiều vụ án về tranh chấp lãnh thổ do Tòa Án Công lý Quốc Tế (CIJ) phân xử, đa số các trường hợp các bản đồ được các bên trưng dẫn thì không được xem như là « bằng chứng » vì chúng không có tác động trực tiếp đến quyết định của các quan tòa. Yếu tố quyết định cho phán quyết của tòa luôn là « thái độ » của nhà nước đối với vùng lãnh thổ tranh chấp.

Một tấm bản đồ có giá trị pháp lý chỉ khi nó được đính kèm với các văn bản của một hiệp đinh phân định biên giới. Dĩ nhiên hiệp ước này phải còn hiệu lực (do việc không có hiệp ước nào khác ký kết sau này thay thế). Tuy vậy, nhiều trường hợp lịch sử cho thấy nhiều tấm bản đồ phân định biên giới đã không phù hợp với nội dung của công ước. Trong trường hợp này, theo thông lệ quốc tế, văn bản có hiệu lực « cao » hơn bản đồ. Một số trường hợp khác, bản đồ phân định, cũng như nội dung văn bản, cả hai đều không phù hợp với địa hình trên thực địa. Như trường hợp phân định biên giới giữa Pháp và nhà Thanh biên giới giữa Bắc Kỳ và các tỉnh Hoa nam năm 1887, hầu hết nội dung các biên bản phân định cũng như các bản đồ đính kèm đều không phù hợp với địa hình trên thực tế (xem thêm phần tham khảo). Trường hợp này, các công trinh phân giới sau này (1888-1897) cùng với bộ bản đồ vẽ trên kết quả cắm mốc, mới có giá trị thực sự. Tuy vậy, trong các hồ sơ chính thức hiện nay được lưu trữ trong các thư viện thế giới, đường biên giới Việt Trung 1887 chỉ thể hiện qua 3 trang mô tả sơ sài cùng với các bản đồ (hoàn toàn sai) đính kèm. Vì thế nhiều học giả trên thế giới đã có nhận định sai trong các công trình nghiên cứu vì chỉ dựa trên nội dung của công ước mà không tham khảo tài liệu giai đoạn phân giới.

Trường hợp đặc biệt cũng nên nói lại sau đây, là tranh chấp hai nước Thái Lan và Kampuchia về chủ quyền ngôi đền Preah Vihear. Nguyên nhân tranh chấp là tấm bản đồ đính kèm công ước vẽ không đúng với nội dung công ước. Theo tấm bản đồ (vẽ sai) này, ngôi đền thuộc về lãnh thổ Kampuchia trong khi nội dung văn bản xác định đường biên giới là đường phân thủy của một rặng núi. Trên tinh thần đó ngôi đền phải nằm trên lãnh thổ Thái Lan. Nội vụ tranh chấp được đưa ra Tòa án Công lý Quốc tế (CIJ). Lý ra, hiệu lực nội dung văn bản có giá trị cao hơn bản đồ, tức ngôi đền phải thuộc về Thái Lan, nhưng vì thái độ của nhà nước Thái Lan (về ngôi đền) trong nhiều thời kỳ đã khiến quan tòa phán quyết chủ quyền ngôi đền Preah Vihear thuộc về Kampuchia. Xét thấy trường hợp này (thái độ của nhà nước Thái) khá trùng hợp với thái độ của nhà nước VNDCCH và CHXHCNVN về chủ quyền của VN tại HS và TS, người viết dẫn ra đây vài đoạn để mọi người cùng suy nghĩ cho tình trạng tranh chấp lãnh thổ giữa đất nước mình với Trung Quốc hầu kịp thời tìm kiếm một  phương án giải quyết.

Tranh chấp hai bên Thái-Miên về ngôi đền Preah Vihear được đưa ra Tòa án Quốc tế ngày 6 tháng 10 năm 1959. Vụ án có mã số CIJ 65.
Vụ xử ngôi đền Preah Vihear xảy ra ngày 15 tháng 6 năm 1962. Những đoạn quan trọng được ghi lại như sau (nguồn CIJ) :

Ngôi đền cổ Preah Vihear ở trong tình trạng hoang phế, tọa lạc trên một mỏm núi thuộc rặng Dangrek. Rặng núi này là biên giới giữa hai nước Thái Lan và Cambodge. Tranh chấp có nguyên nhân từ việc phân định biên giới bắt đầu từ năm 1904 đến năm 1908 giữa nước Pháp, đại diện Đông Dương, và nước Xiêm. Việc phân định này dựa lên công ước ngày 13 tháng 2 năm 1904. Công ước này đã thiết lập một cách tổng quát hướng đi đường biên giới. Đường này được xác định cụ thể bởi một ủy ban phân định hỗn hợp Pháp-Thái.

Ở khu vực có ngôi đền Preah Vihear, (theo nội dung công ước) đường biên giới phải theo đường phân thủy. Ngày 2 tháng 12 năm 1906, một ủy ban hỗn hợp ra thực địa xác định đường phân thủy. Từ tháng giêng – tháng hai năm 1907, ủy ban Pháp đã báo cáo lên chính phủ của họ rằng đường biên giới đã hoàn toàn được phân định.

Việc cuối cùng của công trình phân định là vẽ bản đồ đính kèm. Nhà nước Xiêm, vì không có phương tiện lỷ thuật, đã yêu cầu nhân sự phía Pháp để thành lập các bản đồ vùng biên giới. Các bản đồ đã được một ê kíp người Pháp hoàn tất vào mùa xuân năm 1907. Một tấm bản đồ của công trình này được giao cho nhà nước Xiêm, theo đó đền Preah Vihear nằm trên lãnh thổ Khmer.

Tấm bản đồ đính kèm nói trên chưa bao giờ được công nhận bởi ủy ban hỗn hợp. Vì Ủy ban này đã ngừng hoạt động trước khi bản đồ được thiết lập. Tòa cho rằng, nguyên thủy, tấm bản đồ này không có tính bắt buộc. Nhưng trong hồ sơ phân định, bộ bản đồ đã chuyển lên chính phủ Thái như là kết quả của công trình phân định biên giới. Nhà cầm quyền Thái đã không có phản ứng nào (về các tấm bản đồ này) từ thời kỳ đó, cũng không có phản ứng nào trong nhiều năm sau. Do đó phải kết luận rằng nó đã được sự chấp nhận chính phủ Thái. Nếu phía Thái đã chấp nhận tấm bản đồ đính kèm mà không làm các cuộc nghiên cứu, thì bây giờ họ không thể vịn vào lỗi lầm này để làm vô hiệu điều mà họ đã chấp thuận.

Nhà nước Xiêm, sau đó là Thái Lan, chưa bao giờ đặt vấn đề về bản đồ đính kèm trước năm 1958, là lúc hai bên Thái và Cambodge đã mở những cuộc thuơng thảo về chủ quyền ngôi đền. Trong khi đó, vào các năm 1934-1934, một cuộc trắc địa đã cho thấy có sự khác biệt giữa đường phân thủy trên thực tế và đồ tuyến biên giới trên bản đồ. Một số bản đồ khác đã được thiết lập, trong đó đặt ngôi đền thuộc lãnh thổ Thái Lan. Nhưng phía Thái Lan vẫn tiếp tục sử dụng, thậm chí in ra, những tấm bản đồ theo đó ngôi đền Preah Vihear thuộc về phía Cambodge. Mặt khác, trong khoảng thời gian thuơng thuyết về hiệp ước Pháp-Xiêm 1925 và 1937, mà các hiệp ước này khẳng định hiệu lực của đường biên giới. Hay là vào năm 1947, trước ủy ban hòa giải Pháp-Xiêm tại Washington, đáng lẽ phía Thái đã đặt lại vấn đề chủ quyền ngôi đền, thì họ đã không làm gì cả.

Kết luận lại, như thế Thái Lan đã chấp nhận đường biên giới như đã vẽ trong bản đồ, cho dầu nó có phù hợp hay không phù hợp với đường phân thủy của rặng Dangrek.

Vì vậy, Tòa cho rằng, trong vùng tranh chấp, đường biên giới là đường xác định trên bản đồ và sẽ không cần thiết để tìm hiểu là đường biên giới này có phù hợp với đường phân thủy hay không.

Trở lại trường hợp VN. Ở đây ta thử so sánh thái độ của nhà nước Thái về chủ quyền ngôi đền Preah Vihear đã được tòa CIJ phân tích ở trên với thái độ của nhà nước VNDCCH (và các nhà nước kế thừa) về chủ quyền của hai quần đảo HS và TS.

Ta thấy nhà nước VNDCCH đã mặc nhiên đồng thuận chủ quyền của TQ tại hai quần đảo HS và TS qua các động thái :

1/ Tuyên bố đơn phương qua công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng. Tuyên bố này ủng hộ « tuyên bố về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc », trong đó mặc nhiên nhìn nhận việc « ủng hộ » hải phận 12 hải lý của các đảo thuộc HS và TS. Tức mặc nhiên nhìn nhận chủ quyền HS và TS thuộc TQ.
2/ Các bài báo trên Nhân Dân khẳng định chủ quyền của TQ tại HS và TS. Các bản đồ của các cơ quan trực thuộc nhà nước VNDCCH (như hai tấm bản đồ dẫn trên) xác định chủ quyền của TQ tại HS và TS.

Trên phương diện pháp lý, các bài báo trên Nhân Dân hay các bản đồ của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam hay của Cục Bản đồ của Việt Nam đều không có giá trị pháp lý. Nhưng ở đây chúng có giá trị của « tài liệu – information » nhằm làm sáng tỏ nội dung tuyên bố đơn phương 1958 của Phạm Văn Đồng. Đối với công pháp quốc tế, các tuyên bố đơn phương có giá trị ràng buộc.

Mặt khác, nhà nước VNDCCH đã « im lặng » trước tuyên bố « chủ quyền không thể tranh cãi của TQ tại HS » vào tháng giêng năm 1974, vài ngày trước khi dùng vũ lực xâm lăng Hoàng Sa. Nhà nước VNDCCH cũng im lặng sau đó khi TQ dùng vũ lực xâm chiếm HS. Theo thông lệ quốc tế, hành động (xâm lăng HS của TQ) đòi hỏi hai miền VN phải có một thái độ. VNCH đã lần lượt biểu lộ nhiều động thái quan trọng nhằm phản đối hành động của TQ đồng thời khẳng định chủ quyền của VN tại HS trước các diễn đàn quốc tế. Thái độ im lặng của nhà nước VNDCCH có thể so sánh với sự « im lặng » lâu dài của nhà nước Thái về tấm bản đồ vẽ sai. Đó là sự im lặng « mặc nhiên đồng thuận ».

Ta thấy vấn đề chủ quyền của VN tại HS và TS phức tạp và khó khăn hơn trường hợp của Thái về ngôi đền Preah Vihear. CHXHCNVN, nhà nước kế thừa của nhà nước VNDCCH, phải đối diện cùng lúc hai yếu tố pháp lý : 1/ tuyên bố đơn phương và 2/ mặc nhiên đồng thuận chủ quyền của TQ tại HS và TS.

Chỉ cần một trong hai yếu tố này đủ để VN mất chủ quyền tại HS và TS.

Bộ Luật Biển 2012 của VN vừa công bố xác nhận chủ quyền của VN tại hai quần đảo HS và TS là một điều đúng và cần thiết. Bộ Luật này cũng xác nhận hiệu lực hải phận các đảo của VN đúng theo tinh thần Luật Quốc tế về Biển, cũng là một điều đúng và cần thiết. Đúng vì nó phù hợp với thực tế và lịch sử. Cần thiết vì nó làm gạch nối cho thế hệ tương lai. Nhưng nó chỉ có hiệu lực thực sự khi mà TQ từ bỏ chủ quyền ở HS và TS (qua một trọng tài phân xử).

Với một hồ sơ như thế người ta không ngạc nhiên khi nhà nước CSVN không dám đề nghị đưa tranh chấp HS và TS ra trước một trọng tài phân giải. Trong khi đó, với khả năng về quốc phòng đang lên, TQ có thể chiếm các đảo TS còn lại đang ở trong tay VN đồng thời dành phần lớn thềm lục địa và vùng biển VN theo bản đồ chữ U. Việc « ngư dân » TQ hiện nay một lúc 30 chiếc thuyền, cùng với các tàu hộ vệ của hải quân TQ, đang hoành hành đánh bắt hải sản ở các đảo thuộc TS làm người ta liên tưởng đến những ngày tháng giêng năm 1974, lúc sắp đánh HS. Ở đây, trước khi đánh, « ngư dân » TQ đổ bộ lên các đảo. Khi hải quân VNCH can thiệp thì hải quân TQ ra tay « bảo vệ ». Rất cỏ thể TQ sẽ lập lại phương pháp cũ.

Lúc đó, với một hồ sơ như thế, VN vô phương đòi lại TS (chứ đừng nói HS). Với sức mạnh và nhiều tiền trong tay, TQ muốn hoạch định biển với VN thế nào lại không được ?

Vấn đề vì thế, cấp bách, là phải làm các thủ tục để kế thừa di sản VNCH để có một thế đứng chính thống trước quốc tế. Hiện nay chưa có nước nào chính thức công nhận chủ quyền của VN tại HS và TS (kể cả Pháp). Với một hồ sơ như thế thì ai mà công nhận ?

Trương Nhân Tuấn


Xem thêm :
-      Tìm hiểu nguyên nhân mất đất Tụ Long vào tay Trung Quốc qua các hiệp định Pháp-Thanh về biên giới 1887 và 1895 :  http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/235436/index
-      Biên giới tỉnh Hải Ninh. Nguyên nhân Việt Nam mất huyện Giang Bình và đất thuộc hai tổng Kiến Duyên và Bát Tràng thuộc tỉnh Hải Ninh. http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/235425/index
-      Thử tìm hiểu tranh chấp Thái-Miên về ngôi đền Preah Vihear : http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/235391/index
-      Lịch sử tranh chấp chủ quyền « l'enclave Pak-lung » cùng các đảo Vạn Vĩ, Sơn Tâm và Vu Đầu trong vịnh Vạn Xuân : http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/235331/index
-      Tìm hiểu đường biên giới Việt-Trung: Lào Cai : http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/235329/index

xuôi ngược trên CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC Bài số 3

xuôi ngược trên
CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
Bài số 3
HỒ TẤN VINH

Một đứa con nít khát sữa, nó chỉ cần khóc thét lên là mẹ nó lẹ làng vạch vú ra cho nó bú.

Một người lớn đói bụng muốn có ổ bánh mì ăn, la làng lên không có ai cho. Một người lớn muốn có ổ bánh mì ăn phải trải qua nhiều giai đoạn. Trước hết là phải có tiền để mua. Muốn có tiền để mua thì phải đi làm (nếu không cần tiền thất nghiệp). Muốn đi làm thì phải cố gắng đủ mọi cách để kiếm việc làm. Có việc làm rồi thì phải đổ mồ hôi ra mới biến thành đồng tiền lương thiện.

Cái lý sự đơn giản này đúng ở khắp mọi nơi, kể cả ở chánh trường.

Có rất nhiều người chống cộng rất triệt để. Họ không chịu chấp nhận chế độ CS cải tiến từ từ, mà họ đòi hỏi phải thay đổi hoàn toàn. Cũng tốt thôi. Nhưng nếu bọn CS ngoan ngoản chịu bàn giao chánh quyền thì ai là người nhận bàn giao? Đâu phải chỉ một ông Thủ Tướng và vài chục Bộ Trưởng. Tìm đâu ra các Trưởng Ty Thuế Vụ, Trưởng Ty Cảnh Sát, Trưởng Ty Quan Thuế, Hiệu Trưởng Tiểu Học, Trung Học, Các Đại Sứ, các Tướng Tá trong quân đội, cả trăm ngàn sếp lận? Đó mới là nói về nhân sự. 

Đứng trên phương diện chiến thuật, có những vấn đề khác cần phải tính trước. Thí dụ như đòi hỏi phải có bầu cử dân chủ. Lấy kinh nghiệm của Miến Điện thì dễ hiểu hơn. Trong cuộc tổng tuyển cử năm 1990,  Đảng Tập Hợp Quốc Dân Vì Dân Chủ của Bà Aung San Suu Kyi thắng 80% số ghế. Nhưng kết quả này không được quân đội thừa nhận. Đa số Dân Biểu bị quân đội bắt nhốt, còn nhà Lãnh Đạo Aung San Suu Kyi  bị quản thúc tại gia 6 năm.

Cho nên đòi hỏi bầu cử là một chuyện, mà bảo đảm bầu cử có được tự do, công bằng hay không là một chuyện khác. Bầu cử có tự do công bằng mà kết quả có được tôn trọng và thi hành hay không lại là một chuyện khác nữa.

Trong Đông Châu Liệt Quốc, chúng ta đều biết có khi muốn cứu một thành bị vây, Tướng chỉ huy không dẫn quân đi ngay đến thành đó mà lại dẫn quân đi đánh thành khác. Thành bị vây tự nhiên được cứu. Bài học này là muốn thay đổi chế độ CS thì phải nghiên cứu thật kỹ. Một yêu sách căn bản có thể đem đến tự do. Cứ nhắm ngay đòi thay đổi chế độ liền thì chỉ có ở tù.

Bà Aung San Suu Kyi lại cho ta một kinh nghiệm khác. Trước năm 2011, yêu sách của Đảng Tập Hợp Quốc Dân Vì Dân Chủ rất là cứng rắn: tất cả Tướng Lãnh phải ra đi và còn có thể bị truy tố về những tội ác và tham nhủng. Nhưng sau khi thắng cử, Bà đã uyển chuyển chấp nhận cho một số Tướng ở lại cầm quyền với tư cách dân sự và cho giữ lại tất cả tài sản cá nhân trừ vài trường hợp lộ liễu tham nhủng thì tài sản mới phải bị giao hoàn lại cho ngân khố.

Những tính toán chiến thuật, chiến lược này chỉ có những nhà Lãnh Đạo Đối Kháng trong nước mới có đủ tư cách định đoạt vì chính  họ còn phải sống với những hậu quả tốt hay xấu.

Trách nhiệm của người Việt Hải Ngoại là làm đủ mọi cách để tiếng nói của người dân trong nước nặng ký. Làm sao khi các nhà tranh đấu dân chủ trong nước, nhứt là các Nhà Lãnh Đạo Tôn Giáo khi đi nói chuyện với Nhà Nước Cộng Sản, họ có sức mạnh của Hải Ngoại đứng sau lưng ủng hộ.

Một người Việt - dầu cho danh phận hay học vị của họ rất cao - đứng ở ngoại quốc hùng dũng kêu gọi người trong nước nổi dậy hay đi biểu tình là một người hèn.

Một người Việt ở hải ngoại - hằng ngày lớn tiếng chống cộng – mà lúc quần chúng hưởng ứng lời KÊU GỌI của Tăng Thống Thích Quảng Độ đi biểu tình, lại lặng yên đứng ngó thì còn hèn hơn nữa.

Nếu người Việt Hải Ngoại thật lòng muốn Việt Nam có tự do dân chủ, nếu họ thật sự muốn cứu nước, thì họ cũng phải làm như một người lớn đói bụng muốn ăn ổ bánh mì.

Xin đừng tiếp tục làm như một đứa con nít đòi sữa.


HỒ TẤN VINH
Úc Châu
30 tháng 7 năm 2012
(Còn tiếp)

Những chuyện “lạ” mà không lạ ở Bình Dương


  Văn Quang - Viết từ Sài Gòn, ngày 27.7.2012



Những chuyện "lạ" mà không lạ ở Bình Dương

Là một tỉnh phát triển rất nhanh và rất lớn ở miền Nam Việt Nam, Bình Dương có thể coi như một Sài Gòn thứ hai, trừ mặt ổn định xã hội.

Tỉnh Bình Dương nằm cạnh thành phố Sài Gòn nên dễ dàng sử dụng các công trình hạ tầng của thành phố này như: sân bay, hải cảng. Hệ thống giao thông của tỉnh nối liền với các đường giao thông quốc gia quan trọng như quốc lộ 1A, 13, 14, 22, 51, đường cao tốc Biên Hoà - Tân Uyên, quốc lộ 13. Hệ thống đường nội tỉnh: Xe hơi và các loại xe cơ giới đến được 100% số xã trong tỉnh, ngoài ra có 3 con sông chính là sông Bé, sông Ðồng Nai, sông Sài Gòn.

Gọi chung là Bình Dương, nhưng thực ra tỉnh này gồm sáu huyện: Bến Cát, Dầu Tiếng, Dĩ An, Phú Giáo, Tân Uyên, Thuận An. 

Thủ phủ của tỉnh - Thủ Dầu Một - là một đô thị riêng biệt. Ngày nay cái tên gọi Bình Dương là gồm chung các làng mạc, thị trấn nói trên vì tất cả hầu như đả được đô thị hóa, trở nên một thành phố lớn.

Phát triển quá nhanh, dân tứ xứ kéo về đủ loại

Trước năm 1975, Bình Dương chỉ là một vùng quê nghèo, nổi tiếng về làm gốm, làm lu, và các vật gia dụng như thau chậu, chén bát được làm từ đất nung. Sau này làng nghề truyền thống đó hầu như biến mất, chỉ còn lại vài cơ sở lớn làm nghề gốm xứ khá nổi tiếng.

Nghề làm gốm tại Bình Dương trước năm 1975

Một lò làm lu và đồ gia dụng tại Bình Dương hồi xưa

 
Vì thuận tiện về giao thông và một cánh đồng bao la như vậy rất tiện cho các việc xây dựng đủ các cỡ nên dễ dàng hình thành những khu công nghiệp, những nhà máy, những khu dân cư và những tiện nghi phục vụ cho sự phát triển đó. Các ông nông dân chân đất bán vườn bán ruộng với cái giá ngất ngưởng đến có nằm mơ cũng chẳng thấy được, bỗng phút chốc trở thành đại gia và cũng xảy ra nhiều chuyện cười ra nước mắt.

Bình Dương ngày nay phát triển quá nhanh, quản lý không theo kịp

Cách đây 7-8 năm, tôi thường có địp đi qua Bình Dương, sự thay đổi của thị trấn này hầu như biến đổi mỗi tuần một khác. Thậm chí có những nơi, mới tháng trước đi qua là vùng đồng ruộng, chỉ có những mái tranh nằm rải rác bên quốc lộ 13. Tháng sau đã là những dãy phố, những con đường mới mở đi vào một nhà máy hoặc một đại công ty, một khu đô thị mới, không còn nhận ra nó nữa. Người tứ xứ kéo về Bình Dương ngày càng nhiều. Đủ các loại từ những ông chủ bụng phệ đến những cô cậu sinh viên mới ra trường, đông nhất vẫn là thành phần công nhân ở miền Bắc và miền Trung vào Nam kiếm việc làm. Tất nhiên lại hình thành những khu dân cư bình dân, có tổ chức và vô tổ chức miễn là gần các nhà máy, các khu công nghiệp. Lẫn lộn là những thành phần bất hảo, dân dao búa, những tay anh chị, những đàn em trốn tù hoặc mới ở tù ra… những cô gái quê mới lớn, lần đầu tiên bước chân vào cuộc đời công nhân. Đủ thứ phức tạp, đủ mọi thứ tệ nạn, đủ loại tội phạm từ nhỏ tới lớn.

Loại tội phạm nào cũng có

Nhưng sự quản lý hay nói cho rõ hơn là nền hành chánh không thể theo kịp với tốc độ phát triển ấy. Từ con người không đủ khả năng đến những luật lệ chưa rõ ràng, tạo nên quá nhiều kẽ hở. Cho nên, bất cứ loại tội phạm nào ở Bình Dương cũng có. Những chuyện "quái đản" xảy ra hàng ngày.

Các quan vi phạm pháp luật cũng khá nhiều, nhiều hơn bất cứ thành phố nào ở Việt Nam. Từ việc quan tòa rủ nhau đi "du hí" với các em công nhân thơm như mít, thuê hẳn một cái sà lan làm du thuyền. Nếu không có một cô té sông chết đuối, làm mọi chuyện ầm ĩ lên, chắc mọi chuyện vẫn êm đềm trôi.

Gần đây đến chuyện các quan chơi cờ vài chục tỉ rồi một bà có chồng con mê cờ bạc, có tình nhân đã nổi lửa đốt chồng…. Có kể cả ngày cũng không hết chuyện.
Còn tội phạm, từ việc đâm chém nhau như cơm bữa đến loại anh chị đâm thuê chém mướn, cứ về Bình Dương là có hết. Đủ mọi thành phần chen chúc sống trong cái thành phố ấy. Dù có cố gắng cách nào thì đến nay hầu như các cơ quan chức năng, các cơ quan quyền lực vẫn chưa thể giải quyết được hết những tệ nạn này.
Ngay từ khi mới xây dựng thành phố, mới biết thế nào là "quy hoạch", thị trấn đã phải gồng mình đương đầu với những công việc vượt quá khả năng mình, với những yêu cầu cơ bản về quy hoạch, về cách quản lý một khu công nghiệp, không kiểm soát nổi những khu dân cư khác nhau. Người ta đã coi trọng sự phát triển hơn là sự quản trị. Dù có thiện chí cách mấy, chạy hụt hơi cũng không bắt kịp tốc độ đô thị hóa của nó như anh tài xế mới ra lò gặp chiếc xe vận tải cồng kềnh mất thắng. Cho nên chuyện lạ nào cũng có thể xảy ra, nhưng nhiều chuyện lạ quá, trở thành quen và trở nên không lạ.
Như thế hẳn bạn đọc đã thấy rõ đôi nét về thành phố này. Trong tuần vừa qua lại rộ lên nhiều "chuyện lạ ở Bình Dương" có liên quan đến âm mưu của anh láng giềng "4 không tốt" này.

Gái đĩ già mồm

Hãy nhìn vào thái độ lật lọng của Trung Quốc về Biển Đông, về những âm mưu đen tối, lấn chiếm luôn hải phận của Việt Nam, Philippines… đã cho thấy rõ mộng bá quyền của "chệt" đối với các quốc gia Đông Nam Á. Trong khi đó, báo chí Bắc Kinh tìm mọi cách bôi xấu Việt Nam và các nước láng giềng cho rằng "họ xâm phạm chủ quyền và những nơi có quyền lợi như mỏ dầu, khu đánh bắt cá của TQ".

Không còn câu nào đúng hơn là "vừa ăn cướp vừa la làng", hay người bình dân gọi là "gái đĩ già mồm".

Ngang ngược hơn nữa, gần đây nhất, ngày 24/7, Bắc Kinh đã tổ chức một buổi lễ ra mắt "Tam Sa", với phạm vi bao trùm các quần đảo mà Việt Nam và Philippines đều có tuyên bố chủ quyền. Lễ thành lập được tổ chức với một công trình kiến trúc lớn được dùng làm trụ sở chính quyền "Tam Sa" trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Thái độ ngang nhiên xây nhà mình trên đất đai của người khác khiến không chỉ VN căm hận mà những nước Đông Nam Á phải đề phòng trò ăn cướp thô bạo này.
Thế giới càng thấy rõ hơn toan tính mở rộng thế lực ở khắp mọi nơi, tranh giành quyền lợi của bất kỳ quốc gia nào Bắc Kinh có thể với tay tới được.

Âm mưu lừa lọc và gài người của anh hàng xóm "bốn không tốt"

Song song với những hành động công khai bạo ngược đó. TQ còn nhiều thủ đoạn thâm độc khác, âm thầm gài người, bắng mọi cách, phá hoại kinh tế của những nước láng giềng, nhất là tại VN.
Như tôi đã tường thuật với bạn đọc trong nhiều bài báo vừa qua, từ việc thu gom sản phẩm từ Nam chí Bắc đến các phòng khám TQ toàn những ông "lang băm", những loại thuốc dởm, phá hoại sức sống của gia đình người Việt.

Đầy rẫy trong các chợ VN những hoa quả TQ chứa chất độc hại, những loại thịt heo, lòng heo thối từ biên giới TQ tràn vào VN… Hiện nay tình trạng gà ốm, gà chết, gà thải loại từ TQ cứ tuồn qua biên giới mà chẳng ai kiểm soát. Ước lượng, số lượng nhập khẩu trên dưới 10% tổng số đàn gia cầm. Dự báo mỗi năm khoảng trên 100 triệu con gà thải nhập lậu vào Việt Nam.

Thực tế khảo sát tại chợ đầu mối Hà Vỹ (xã Lê Lợi, Thường Tín, Hà Nội) thì gà thải TQ khi vào chợ thì đội lốt gà mía TQ, khi len lỏi vào các chợ dân sinh thì lại dán mác gà ta xịn. Trải qua hai lần nhập nhèm như vậy khó có thể để phân biệt được gà thải và gà ta? Dân VN vẫn bị TQ lừa, bị ăn thịt gà thải, cúng lễ ông bà cũng bằng thịt gà thải TQ!

Gà thải TQ giả làm gà ta, bày bán đầy chợ.
Hàng giả TQ bày bán từ các cửa hiệu sang trọng đến viả hè luôn luôn có nhiều cách câu khách "hàng rẻ, hàng xịn"… đến nỗi người VN nào khi thấy nhãn mác có chữ TQ là tẩy chay ngay, tuy vậy vẫn có những người ham của rẻ vẫn bị mắc lừa. Không từ một thủ đoạn nhỏ nhen, bẩn thỉu nào mà TQ không làm.

Chuyện "lạ" ở Binh Dương đã được hầu hết báo chí đăng tải, tôi tin nhiều bạn đọc ở nước ngoài đã biết. Tuy nhiên, tôi cũng tóm tắt lại để bạn đọc hiểu rõ hơn âm mưu này của TQ mà người VN bây giờ gọi là "bốn cái, chẳng có cái gì tốt, chẳng qua chỉ là bốn chữ cực đểu".

Lộng hành hơn xã hội đen VN

Nhiều khu vực ở Thị xã (TX) Dĩ An  thuộc tỉnh Bình Dương, đang hình thành những "phố" có nhiều người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, hầu hết đó là người TQ. Những người này từ TQ sang VN, nhưng hành động như chỗ không người, làm rối loạn tình hình an ninh trật tự và đe dọa tính mạng của người Việt sống ngay trên đất nước mình.

Một thí dụ điển hình như trong tháng 7-2012, công an TX.Dĩ An đã bắt giữ 1 người Trung Quốc (TQ) cầm đầu băng nhóm xã hội đen, thuê nhà ở để thực hiện bắt cóc và đòi nợ thuê.

Theo điều tra, Chen Chi Yung (42 tuổi, quốc tịch TQ) sang VN từ năm 2009. Trong thời gian ở VN, Chen Chi Yung thu nạp các đàn em là Hứa Kiến Hào (38 tuổi), Vương Gia Hào (34 tuổi), Lý Hoàng Phong (36 tuổi, cùng là người Việt), thành lập băng nhóm đòi nợ thuê. Ngày 2-3, băng nhóm này thuê nhà ở P.Dĩ An (TX.Dĩ An) sắm roi điện, súng nhựa, kiếm... để thực hiện vụ bắt cóc đòi nợ thuê 1,6 tỉ đồng (tỷ lệ ăn chia 50-50). Khi nhóm này chuẩn bị ra tay thì bị Công an Dĩ An phát hiện, bắt giữ. Hiện Cảnh sát TQ đang đề nghị dẫn độ Chen Chi Yung về nước để xét xử, vì ở TQ, y cũng đang bị truy nã về tội cưỡng đoạt tài sản.

Quấy rối phụ nữ giữa đêm

Ngoài ra còn nhiều vụ quấy rối phụ nữ trắng trợn khác, cụ thể như đêm 18-7 vừa qua, chị T.M.L (25 tuổi) ở một mình trong căn nhà thuê tại chung cư Hoàng Long (P.Dĩ An) thì bị 2 người TQ đập cửa nhiều lần, quấy rối khiến chị hoảng sợ.

Theo tường trình của chị L., khoảng 20 giờ, chị nghe có tiếng gõ cửa, khi nhìn qua khe hở thì người ở ngoài lấy tay che lại không nhìn được. Chị L. sợ không dám mở cửa. Đến khoảng nửa đêm, chị L. tiếp tục nghe tiếng gõ và đập cửa rầm rầm. Nghe ồn ào, bà N.T.D từ trên lầu 8 đi xuống thấy 2 người TQ đang đập cửa phòng của chị L. Khi bà D. lên tiếng thì bị 2 người TQ lao tới bóp cổ. Nghe tiếng kêu cứu, chồng, con bà D. và bảo vệ chung cư chạy lại giải vây. Sau đó, Công an phường Dĩ An đã có mặt lập biên bản xử lý một người TQ về hành vi không đăng ký tạm trú theo quy định. Công an phường cho biết đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc cho An ninh Công an thị xã Dĩ An thụ lý.

Điều cần thiết là phải xử mạnh tay, đúng pháp luật VN với những tên này dù chúng bất cứ là người nước nào.
Người dân Khu phố Nhị Đồng, P.Dĩ An (TX.Dĩ An) còn cho biết, việc người TQ tạm trú bất hợp pháp đã gây ra tình trạng rất phức tạp về mọi mặt. Một nhân viên Ban Quản lý chung cư An Bình (P.An Bình, TX.Dĩ An) cũng bực tức kể lại: "Họ xả rác tràn lan. Đêm đến thì kéo nhau về chỗ ở ăn nhậu rồi la ó, đập rầm rầm cả đêm. Khi chúng tôi gọi công an tới kiểm tra thì họ nhất quyết không mở cửa". Theo nhân viên Ban Quản lý chung cư An Bình, hiện trong chung cư có gần 40 căn nhà đang cho người nước ngoài thuê, hầu hết là người TQ.

Quản lý chòng chéo

Nói với Phóng viên báo chí, ông Phan Thành Trung, Đội trưởng Đội An ninh Công an TX.Dĩ An thừa nhận: "Việc quản lý người nước ngoài tạm trú trên địa bàn hiện gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong các khu dân cư, chung cư. Kể cả việc người dân phản ánh, khi công an kiểm tra họ đều tìm đủ mọi cách tránh né". Ông Trung cũng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2012, Công an TX.Dĩ An đã kiểm tra và xử phạt 36 người TQ với số tiền gần 100 triệu đồng về các hành vi cư trú bất hợp pháp, visa hết hạn...
Theo Công an TX.Dĩ An, những người nước ngoài đang cư trú tại các khu dân cư, chung cư trên địa bàn phần lớn là lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc tự mở nhà hàng, quán ăn... để kinh doanh. Những người này sang VN đa số bằng con đường du lịch và sau đó tìm đủ mọi cách để ở lại, kể cả việc lấy vợ, "cặp" với phụ nữ người Việt để hợp thức hóa việc kinh doanh, thuê nhà ở. Tuy nhiên, việc quản lý lao động người nước ngoài này thuộc thẩm quyền của Sở Lao Động- Thương Binh – Xã Hội (LĐ-TB-XH).
Trong khi đó, một quan chức Sở LĐ-TB-XH Bình Dương cho rằng: "Chúng tôi chỉ quản lý những doanh nghiệp có số lao động người nước ngoài từ 10 người trở lên. Sở không quản lý người nước ngoài kinh doanh, buôn bán nhỏ. Tuy nhiên, trên thực tế, tồn tại rất nhiều người nước ngoài, đặc biệt là người TQ đang làm việc ở những doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh doanh nhỏ lẻ. Những dạng này hiện chưa có một cơ quan nào quản lý".

Sự quản lý yếu kém còn thể hiện qua việc đùn đẩy trách nhiệm quản lý cho nhau. Đó là điều không thể chấp nhận.

Chính vì sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương đã gây ức chế và dẫn đến những phản ứng tiêu cực từ người dân sinh sống ở khu vực này. Một người dân ngụ tại Khu dân cư Hoàng Long, thị xã Dĩ An rất bất bình, nói: "Nhiều lần bị người Trung Quốc quậy phá, ức hiếp; chúng tôi đã báo cho cơ quan chức năng, nhưng không giải quyết được nên chúng tôi tự động đáp trả bằng cách vây đánh cho bõ tức". Như thế lại buộc người dân phải "tự cứu" và vi phạm pháp luật, có thể dẫn đến những hành động trả thù giữa nhóm người này với nhóm người khác và chuyện bắn giết nhau hàng loạt cũng có nguy cơ xảy ra.

China Town giữa Bình Dương

Tại Khu phố Nhị Đồng, TX.Dĩ An (Bình Dương), có rất nhiều quán ăn, nhà hàng, khách sạn, tiệm massage... mọc lên để phục vụ người nước ngoài. Nhìn phố xá cứ như Phố Tàu giữa lòng TP Bình Dương vậy. Có người khôi hài đặt dấu hỏi: Sao không cho luôn nó cái tên China Town cho vui vẻ.

Khi một người VN bước vào "quán ăn TQ" thì cả chủ quán và phục vụ đều không nói tiếng Việt. Giá cả các món ăn đều niêm yết bằng tiền TQ. Tương tự, tại khu vực Trung tâm thương mại Sóng Thần (P.Dĩ An) hiện cũng có khoảng 20 quán ăn, nhà hàng, tiệm rằng chỉ phục vụ cho người TQ.
Hàng quán của người TQ trong khu dân cư ở Bình Dương
Theo một nhân viên trong ban Quản lý Thị trường (QLTT) Bình Dương, việc kinh doanh niêm yết giá ở các quán ăn Trung Quốc bằng ngoại tệ và tiếng nước ngoài là vi phạm quy định. Hành vi  này có thể bị xử phạt từ 20 đến 25 triệu đồng. Còn các biển hiệu viết bằng chữ Trung Quốc to hơn chữ Việt Nam cũng sai quy định. Tuy nhiên, khi đặt vấn đề kiểm tra, xử lý thì viên chức này lại nói: "Muốn kiểm tra phải có ý kiến của UBND cấp huyện thị trở lên và phải thành lập đoàn kiểm tra liên ngành".
Đúng là một mớ quy định phức tạp, ngành nọ chờ ban kia, cơ quan có trách nhiệm này đợi cơ quan có thẩm quyền khác nên… cứ "đá bóng đi, đá bóng về" cho đến giờ tan sở!

Chuyện lạ trở thành chẳng có gì lạ

Theo người dân cho biết, việc mất trật tự ở phố "lạ" tại thị xã Dĩ An đến nay vẫn thường xuyên diễn ra. Chuyện lạ trong kiểm tra và xét xử người nước ngoài cư trú và kinh doanh bất hợp pháp tại Bình Dương không phải là lần đầu. Trước đây, cơ quan chức năng tỉnh kiểm tra và phát hiện nhiều lao động Trung Quốc trên công trình xây dựng thủy lợi Phước Hòa (H.Phú Giáo) không có giấy phép. Khi bị phát hiện, nhiều lao động Trung Quốc trốn vào trong rừng rồi sau đó tự rút về nước. Thế là huề cả làng.

Vào thời điểm đó, báo chí đặt câu hỏi với lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương, thì nhận được phản hồi: "Sự việc chưa đến mức nghiêm trọng nên để cho doanh nghiệp tự điều chỉnh". Câu trả lời "khôn ngoan" ấy dẫn đến những chuyện quái đản ở Bình Dương ngày nay là điều không lạ.
Bây giờ một dãy phố "lạ" như thế mà không ai quản lý, không ai chịu trách nhiệm thì rất có thể sẽ còn nhiều dãy "phố lạ, nhà lạ, người lạ, làm những việc lạ" nữa mà không ai biết. Mai này biết đâu lại có cả những "phiên chợ lạ" bày toàn "hàng lạ" như kiểu thịt gà thải, lòng heo thối ở Bình Dương.

Đã đến lúc người VN không thể nương nhẹ bất cứ một hành động đen tối nào của những người TQ bất lương. Phải kiểm soát và trừng trị thẳng tay với những kẻ phá hoại đang trà trộn vào khắp các thôn xóm, các khu dân cư. Giặc đang ở trong lòng chúng ta, phải tiêu diệt tận cùng.
Chuyện "lạ" ở Bình Dương còn khá nhiều, kể một lần không hết. Xin hẹn bạn đọc vào một kỳ báo khác.

Văn Quang

NHỮNG CHUYỆN TRỜI ƠI!


NGUYỄN THỪA BÌNH

trên đời có những chuyện tréo cẳng ngỗng một cách chướng tai, gai mắt. Người ta thích nịnh hơn nói thật, nói thẳng. Ai cũng tỏ ra ta đây hơn người, khoe những cái hay ( không có ), che những cái dỡ ( dẫy đầy ) mà làm những việc đáng phiền hà. Khi khen thì vỗ tay rần rần. Khi chê thì "ngậm máu phun người". Làm sao mà tiến bộ!? Nói một đường làm một nẽo. Nói chống Cộng thì y như rằng, làm lợi cho Việt cộng. Nói lương thiện, y như rằng làm chuyện bất đạo. Mới dưới tượng Chúa xưng tội, dưới tượng Phật sám hối bước ra, thì vẫn cứ mưu tính chuyện vô lương. Những kẻ huênh hoang nhất là những kẻ ti tiện nhất. Chúng tôi xin đơn cử vài mẫu chuyện mắt thấy tai nghe dẫy đầy trong thành phố nhỏ nhoi của chúng tôi, thành phố Kansas City của tiểu bang Missouri, thấy mà không nói thì không chịu được !


- Có một tiệm, tôi chỉ nói có một tiệm buôn bán DVD, CD ở đây cứ sang lậu các dĩa DVD, CD của các trung tâm, của các nhà làm phim, của các ca sĩ…mà bán. Và bà con ta có những người thuộc loại keo kiết cứ kiếm các dĩa dvd, cd sang lậu đó mà mua. Mua mua, bán bán…các trung tâm sản xuất đóng cửa, các ca sĩ, nghệ sĩ giải nghệ. Một, hai năm nữa, khắp nơi trên thế giới, chỗ nào có người Việt thì có từng đống, từng đống nhạc "như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng" bán rẻ 1 đồng, 5 cắc cũng mua nghe cho đỡ ghiền, rồi thành Việt Cộng hồi nào không hay. Lương tâm đâu!? Ðạo đức đâu!? Người Việt Quốc Gia đâu!? Những kẻ bần tiện, làm những chuyện bất nhẫn, bất nhân, bất nghĩa như vậy cứ vênh vênh cái bản mặt tự đắc, tự kiêu có bao giờ thấy tội trước Phật, trước Chúa…vễnh to lỗ tai nghe người ta chửi, rủa đến ba đời tổ tiên mình?

- Việt Nam mới qua, thấy cái gì cũng ham, cũng hám :

* Thấy mấy xe mua hàng ( shopping cart ) ở các cửa tiệm mạ kền bóng lộn khoái quá, quen thói "chôm chỉa" ở Việt Nam, bèn lén lút đẩy về nhà dấu làm kỹ vật ăn cắp. Một chiếc rồi hai chiếc để chật nhà. Không giống ai. Nửa đêm thậm thà thậm thụt, vợ chồng xấu hổ quá, rủ nhau đem bỏ ngoài đường. Xóm làng nói nhau: "đồ thứ tham lam".

* Thấy sự mua đi trả lại dễ quá, bèn cứ mua máy chụp hình, máy quay phim, áo quần, giày dép…thật tốt thả giàn. Sinh nhật xong, đám cưới xong, đi chơi xa xong, đem trả lấy tiền lại, có sao đâu? Có chết thằng Tây trắng, thằng Tây đen nào đâu? Có là có người ta chửi cha, chửi mẹ mình; có là có Bề Trên bắt tội là "đồ gian giảo", sau khi chết, theo Ðạo Thiên Chúa xuống địa ngục; theo Ðao Phật vào cõi súc sanh ngạ quỷ.

* Cứ mặc đồ xấu vào tiệm bán đồ cũ ( thrift store ), thản nhiên mặc đồ tốt vào, đi ra không thèm trả tiền cho ai, tênh hếch cái bản mặt cướp cạn! Vào các tiệm, tráo đổi hay quăng bỏ những barcode đi rồi tự nhiên như người Hà Nội bỏ vào túi ra cửa hay ra cashier tính tiền rẻ. Bị bắt sẽ bị tội ăn cắp hàng ( shop lifting ). Lúc đó đứng kêu trời, trời cũng không giúp được cái thứ mánh mung, hôi của, cướp vặt.

Vào Chùa không để lạy Phật, nghe Pháp, đọc Kinh mà để "ăn giành ăn giựt" lấy, dấu thức ăn thiện nam tín nữ cúng, đem về cho vợ, cho chồng, cho con, cho cháu "nuốt cho bội thực"… mặc kệ ai làm lễ xong, ra không còn gì. Dẫu có hiền cách mấy, cũng phải la lên "đồ cô hồn đói". Mấy đứa nhỏ vì cha mẹ chúng không biết dạy, không nói chi. Mấy người lớn còn tệ hại hơn, tư cách đâu mà dạy với không dạy. Sống chỉ một mình hay hai vợ chồng già, cũng ôm đồm "hốt" được chừng nào hay chừng nấy về ăn… cho chết.

Trong hảng xưởng giành làm over time để lấy tiền "one and one-half" mà gây lộn nhau, chửi lộn nhau. Ðàn ông thì cung tay chửi thề. Ðàn bà thì vỗ bành bạch. Người ta đứng cười mà thấy "mắc cỡ" hết sức người Việt Nam. Cũng vì lòng tham đồng tiền, bạn bè ta đi tìm cái nhục.

Mướn hội trường của người ta làm tiệc cưới, thấy những cây Golf Club để ơ hờ một góc đẹp quá, mấy đứa nhỏ con cái nhà ai đã âm thầm rủ nhau "mượn" đem về nhà dấu làm kỷ niệm. "Một là đền 40,000 đô, hai là bị đưa ra tòa". Tham lam, có cái giá của nó. Giá mất tiền đã đành. Giá mất danh giá gia đình, giòng họ mới nhục. Tội hai gia đình cô dâu và chú rể đau hết sức là đau bỏ ra 40,000 đô la để khỏi "bị đưa ra tòa"!

Hay cũng bắt chước. Dở cũng bắt chước. Rủ nhau bắt chước… ra tiệm Nail cho nhiều, phá giá từ full set 70 đô, 100 đô làm không kịp, giờ 20 đô, 15 đô cũng không có khách mà làm. Chết là cái chắc! Dễ mà! Qua Mỹ từ năm 1975 cũng Nail. Mới đầu hôm sớm mai qua Mỹ cũng Nail. Học cao cũng Nail. "I-tờ-rí" cũng Nail. Già cũng Nail. Trẻ cũng Nail. Có bằng Nail cũng Nail. Không bằng Nail cũng Nail. Nail và Nail "xà nẹo" nhau dẹp tiệm!.

Qua Mỹ hưởng cuộc sống văn minh đủng đỉnh, bỏ sau lưng đời khốn nạn, bèn phát biểu một cách vô tư rằng thì là "nhờ Việt Cộng mà gia đình tôi được qua Mỹ". Vợ và con gái người ta bị cỡi trần truồng hãm hiếp trước mặt. Thân nhân người ta bị chết thảm phải quăng xuống biển. Có nhớ sự nghiệp còn cái quần xà loỏng đóng khố…và cô độc sống lủi thủi, ăn mày trên xứ lạ…có "nhờ Việt Cộng" không!? Lạ! Câu nói đó lại từ miệng anh Trung Úy Chiến Tranh Chính Trị của VNCH đi Diện HO. Lạ! Câu nói đó lại từ miệng chị lấy chồng Mỹ đi Diện Con Lai. Câu nói đó không từ miệng bất cứ bà con nào đi Diện Vượt Biển, Vượt Biên. Họ không nói "nhờ Quân, Dân, Cán, Chính của Chính Thể Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh xương máu đánh Việt Cộng cho họ còn sống đến ngày hôm nay qua Mỹ, con có đứa Bác sĩ, Luật sư…và mình đời hết khốn nạn như thời ở cái nước gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam!

Ở Mỹ vài năm có chút tiền, mua được nhà, mua được xe, có người toét loét cái miệng than: "khổ như trâu" và trở mặt phản phúc: "Mỹ bốc lột hơn Việt Cộng". Khổ như trâu chắc không bằng người Sài Gòn đêm đêm làm chuột, lủi xuống ống cống nước kiếm ăn!? Khổ như trâu chắc không bằng mấy đứa nhỏ đói xác đói xơ tìm sống trên đống rác? Mỹ bốc lột hơn Việt Cộng mới có tiền dư mà "áo gấm về làng" ăn chơi đàng điếm. Mình lạy lục xin vào Mỹ. Mỹ đếch mời mình vào! Hãy để bà Julia Gillard, Thủ Tướng nước Úc "dạy" cho bài học "if you aren't happy here then leave. We didn't force you to come here. You asked to be here…"

Mùa Ðông cũng như mùa Hè, mẹ và đứa con gái đi chợ, lúc nào cũng thùng thình áo quần hai, ba lớp, túi rộng thênh thang. Ðể làm gì? Ðể ăn cắp kẹo. Những Camera đang nhìn trừng trừng. Có ngày "xộ khám" làm sao mà ăn mà nói hỡi Trời!? Không phải nghèo một nhúm kẹo. Không phải đói một nhúm kẹo. Không phải thèm một nhúm kẹo. Vậy thì, tại làm sao? Tại vì "tham", không còn liêm sỉ, thấy cái gì của ai cũng muốn ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp.

"Trưởng giả học làm sang", xênh xang trong nhà vài con chó lớn, chó nhỏ cho nó oai. Mua chuồng cho chó. Hớt tóc cho chó. Sắm áo cho chó. Mua thức ăn cho chó. Mua xương gặm cho chó. Chích thuốc lu bù cho chó… Cả mấy đứa con, trai có, gái có mà để cha ở riêng một mình chết thúi mấy ngày không thằng nào, không con nào hay biết! Vậy mà hở ra, cứ ta là Trung Úy Hải Quân, ta là vợ Ðại Úy Quân Y…nghe mà thúi cả ruột gan cữu tộc!

Giành giựt nhau lượm lon. Ông A nói; "khu vực đó là của tôi". Ông B nói: "tôi lượm lon ở đây lúc anh còn ở Việt Nam". Ông A chửi ông B: "đồ chó". Ông B chửi ông A: "đồ chó".Thì ra, hai ông đều "đồ chó" hết trơn như nhà thơ Cao Bá Quát đã nói: "…Bỉ viết cẩu. Thử viết cẩu. Bỉ thử giai cẩu…"

Ở đâu đâu, hai ông bà của hai gia đình người Huế cũng oang oang cái lổ miệng rủ nhau khua môi, múa mỏ làm người ta nhức cả đầu. Một ông bà rằng thì là "con tôi học Luật Sư, sắp ra Luật Sư" làm như một hiện tượng hi hữu. Một ông bà rằng thì là "con tôi một đứa đã là Bác Sĩ và một đứa nữa sắp ra Bác Sĩ". Ðể làm gì? Ðể nổ cho người biết, "ta đây"? Lạ gì các anh chị ở Việt Nam, bỏ Huế vào Sài Gòn sống một đời sống lăn lộn ở chợ cầu Ông Lãnh quen thói "đá cá lăn dưa"?

"Con cóc trong hang, con cóc nhảy ra. Con cóc nhảy ra, con cóc ngồi đó, Con cóc ngồi đó, con cóc nhảy đi". Ðó là "bài thơ con cóc". Ở đây, ít nhất cũng có một anh học hành chẳng ra gì nhưng ưa khoe tài hay chữ và tài làm thơ dở hơn "thơ con cóc", bắt người ta nghe muốn "mệt nghỉ". Người ta bị nghe hoài, người ta nói thẳng: "ông không nghe tụi nó nói, thơ ông là "thơ con cặt" sao?" Người ta mới nghe một lần đã chửi: "đồ thúi như cứt". Tôi không hiểu tại sao ổng hợm đến mức cứ: "tôi xin đọc bài thơ của tôi cho các anh nghe".

Bước vào Chùa, Nhà Thờ, Cộng Ðồng…không đóng góp thì nói có. Ðóng rất ít thì la toáng lên nhiều lắm. Ủng hộ năm, ba đồng thì lúc nào cũng "sao không thấy tên tôi?". Ðúng là miệng lưỡi kẻ ti tiện. Lén ăn cắp. Lén lấy đem về thì im thin thít. Ðúng là cung cách kẻ bần cùng. Giữ của như Ma Xó, chết rồi cũng trắng tay. Bần cùng, ty tiện, chết rồi cũng thiêu ra tro. Có điều, xú danh con cháu phải mang tiếng nhục đời đời.

"Chân mình còn lấm bê bê mà cầm bó đuốc đi vê chân người". Ở đây có nhiều người đàn ông bỏ hết thì giờ ra rình mò chuyện riêng tư của người rồi như đàn bà, ngồi lê đôi mách thêm bớt nói xấu người ta, rằng: "Ông nầy lấy vợ thằng kia". "Con bé đó bỏ nhà theo trai". "Thằng nhỏ nọ bỏ học, bụi đời, hút xách" mà không có thì giờ nghĩ đến con mình không đứa nào ra đứa nào. Tại sao vậy!?Tại vì cái thói muốn ai cũng "tệ", cũng "xấu", cũng " hư", cũng "nghèo", "cũng "thua mình" để cười cho đả mà không nghe người ta chửi cho!

Một chị Việt Nam theo chồng người Mỹ về nước Mỹ từ 1972. Sống trong xã hội Mỹ, nhớ người Việt Nam. Khoảng những năm 1985 đến 1990, mừng gặp lại bà con người Việt. Chị, chồng chị và 2 đứa con lai của chị, xúm lại hết lòng giúp đỡ đồng hương của mình đang chân ướt chân ráo, bơ vơ nơi xứ lạ quê người. Một vài năm sau, đồng hương của mình khúm núm hồi nào, bây giờ làm ăn được, gặp ân nhân, không có một lời hỏi han, còn nói: "đồ thứ Me Mỹ". Phản phúc! Nghe đứt cả ruột gan!.

Một người, trước năm 1975 ở Việt Nam trốn lính. Ðến Mỹ bỗng thành Ðại Úy Nhảy Dù. Giả tới giả lui, quen mình là Ðại Úy Nhảy Dù thứ thiệt. Lúc nào, ở đâu anh ta cũng nghêng ngang hách xì xằng, chê lính Sư Ðoàn, chê lính Tiểu Khu, chê lính Cảnh Sát…Người ta vừa giận, vừa tức cười …không cứ gì "thằng điên". Ảnh qua đây từ những ngày đầu bình minh di tản, khá tiếng Anh, láu tiếng Việt, tốt tướng nên, dễ qua mắt bà con, quên mình sống nghề hái cà phê mướn ở Ban Mê Thuột.

Người mình nghĩ bằng cái bụng, không nghĩ bằng cái đầu nên, thường làm những chuyện trớt quớt, trời ơi! Cứ suy bụng ta, ra bụng người. Không động não theo lý trí để hành xử làm sao đúng làm sao sai cho người ta khỏi chửi mà, cứ một mực bụng làm dạ chịu tưởng là hay! Thấy người thất bại thì cười. Thấy người nghèo thì khinh. Thấy người giàu thì ghét. Thấy người hay thì chê. Thấy người không chơi với mình thì thù. Thấy người tốt với mình rồi phản. Thấy người trước mặt thì khen, sau lưng thì nói xấu…Bụng dạ không biết đâu mà lường!? Phải chi có chút đầu óc, đỡ biết mấy!!!

Thấy người nổi hơn mình thì tìm cách đè xuống. Mình không ra cái gì lại muốn nổi lên. Không thích người ta thì đánh phá… Cái dễ đánh phá, dễ đè người ta xuống là cái Nón Cối máu Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam úp người ta là Việt Cộng. Có thể, hạng người nầy là thứ Việt Cộng, là thứ ăn bã Việt Cộng, là thứ bất tài háu danh, là thứ tư thù, là thứ ăn hại đái nát. Ðừng đỡ đòn thúi của bọn vô loại, vô loài nầy, vừa dơ tay lại hết thì giờ lo chánh nghĩa. Cứ nhớ: "chó sủa mặc chó, đoàn lữ hành vẫn đi" của chính trị gia Pháp Joseph Calliaux "le chien aboie, la caravane passe". Mong lắm thay!

Trong hãng xưỡng cứ muốn làm hơn người ta rồi đi "mét" leader, supervisor cái bà đó, cái ông đó làm biếng. Ca trước muốn hơn ca sau; ca sau không chịu thua ca trước. Hơn hơn, thua thua làm "vượt chỉ tiêu" quá trời. Ðược gì? Hãng xưỡng bắt làm nhiều hơn. Các con Mỹ, các thằng Mỹ, các con Mễ, các thằng Mễ chửi liền liền "fuck you", "fuck you". Mình có dại lắm không!?

Hai ông, một Ðại Úy và một không rõ lý lịch, được nghe ổng nói là Giảng Sư Học Viện CSQG ( Giảng Sư lèo ) ngồi "bốc" nhau lên trời xanh. Ông Ðại Úy chê: "Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu không biết làm Tổng Thống, phải chi anh làm thì dân giàu, nước mạnh và mình đâu lưu vong". "Ðại Tướng Trần Thiện Khiêm cũng là thứ tệ, tôi tin anh làm Thủ Tướng không những hơn ông Khiêm mà hơn cả ông Nguyễn Cao Kỳ nữa", ông Giảng Sư lèo nói lại. Bốc qua bốc lại, ông Ðại Úy đi tới đâu người ta cũng không muốn gặp; ông Giảng Sư tới đâu, người ta cũng đóng cửa không cho vào.

Làm trong Station Casino, Ameristar Casino người ta quyên United Way, đã không cho thì thôi lại "cho Mỹ uổng, để cho Việt Nam sướng hơn". Mình đã quên mình được nhân dân Mỹ cưu mang trăm thứ mới có ngày hôm nay. Người Mỹ có Lễ Tạ Ơn hằng năm. Ta sống một chục năm, hai chục năm, ba chục năm…không phải mắt không có con ngươi hay là kẻ mất trí mà không thấy, không biết. Ông bà mình đâu có dạy những đứa con mình vô ơn vô nghĩa một cách "đểu" như vậy.

Bà con mình khoái nghe láo hơn nghe thiệt. Cái nhà mua không "down" một xu teng thì nói 70, 000 đồng "cho người ta nể, không thì người ta khinh. Nghèo cũng là một cái tội". Cặp vợ chồng nầy "thành thật khai báo" với tôi như vậy. Mà thiệt, người ta đã trọng cặp vợ chồng nầy từ khi họ biết nói láo, huyênh hoang. Hèn chi một anh đi hái cà phê mướn ở Ban Mê Thuột đã nói ở trên muốn "con nhái to như con bò" bèn trút lớp áo "cu-li" thành Ðại Úy mà "Ðại Úy Nhảy Dù người ta mới ngán" .

Ôm một đống school supplies của Don Bosco phát cho mấy em bé con nhà nghèo về, khoe: "nhờ khéo chen, lấn, luồn, lách và còn chút nữa đánh lộn với người ta mới được về sớm thế nầy, chứ tới phiên mình thì còn gì nữa và nắng quá chịu gì nổi". Chắc vợ chồng ông em bạn nầy đui, điếc và quen lối sống thiếu văn minh dưới cái gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nhiều năm rồi nên hồ đồ một cách mọi rợ!?

Những cuộc biểu tình của đồng bào Người Việt Quốc Gia chống Cộng ở ngoại quốc, đích thực có giá trị triệt tiêu những manh động của Việt Cộng và tay sai. Có kẻ tanh tưởi phát biểu rằng thì là "không đụng tới sợi lông tụi Bắc Bộ Phủ". "Không đụng tới sợi lông Bắc Bộ Phủ" mà Trần Trường phải hạ lá cờ máu và hình Bác của tụi nó bị liệng xuống cống. "Không đụng tới sợi lông Bắc Bộ Phủ" mà âm mưu Madison Nguyễn không thành. Nhất là tụi Việt Cộng, có đứa nào nghênh ngang ở ngoại quốc và lá cờ máu của chúng cắm lên chỗ nào là bị quăng xuống đất chỗ nấy ngay.

Hai ông già cỡ 65 tuổi, một cựu Ðại Úy Không Quân còn vợ, một cựu Trung Sĩ Truyền Tin vợ chết. Ông Ðại Úy nói: "tôi có lấy vợ, vợ tôi phải trẻ, thật trẻ, trẻ chừng nào tốt chừng nấy". Ông Trung Sĩ nói: "ngang ngang tuổi tôi cũng được miễn là ăn ở với nhau trọn đời". Ông Trung Sĩ về Việt Nam rước qua Mỹ một bà già "ngang ngang tuổi tôi cũng được…"; ông Ðại Úy bỏ vợ về Việt Nam cặp kè một con đàn bà nhỏ tuổi hơn con gái út của mình. Thời gian quá ngắn qua đi, bà già "ngang ngang tuổi tôi cũng được" và "vợ tôi phải trẻ, thật trẻ, trẻ chừng nào tốt chừng nấy" rủ nhau chuồng tuốt luốt để hai ông trơ trọi "ngồi buồn gãi háng, dái lăn tăn"!

Ai cũng biết, bọn cầm quyền Việt Cộng toàn là thứ thảo khấu, chuyên ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp xương tủy đồng bào mình mà mình có ngu cách mấy cũng thấy, cũng biết chính cả mình cũng là nạn nhân nữa chịu không nổi, phải liều chết ra đi. Ai đời, bây giờ mình lại trở về "xênh xang" cho bọn đầu trộm đuôi cướp nầy sai bảo, làm vui cho chúng hả hê một cách đĩ thỏa!? Tại sao chúng ta lại có những thứ "xướng ca vô loại" được nuôi lớn, vỗ béo từ Cộng Ðồng Người Việt Hải Ngoại cứ "chình ình" cái mặt mo mà "ùn ùn" về Việt Nam kiếm chút "phân" tụi nó toẹt ra? Trách chi người ta cứ lôi ông bà, cha mẹ của họ ra mả chửi: "đồ thứ "thương nữ bất tri vong quốc hận. Cách giang do xướng Hậu Ðình Hoa" không biết liêm với sỉ là gì" cũng đúng thôi.

Người Việt ở đây không bao lăm người mà san sát đã có 3 chùa Sư, 2 chùa Cô rồi. Nay sẽ có thêm một chùa đang xây và một chùa sắp khai trương. Bận nầy, các Sư trẻ măng, các Cô trẻ măng từ Việt Nam qua Mỹ lập chùa đông quá. Chùa, không thấy chùa nào treo cờ Việt Nam Cộng Hòa. Không biết tổ quốc của mấy Sư, mấy Cô đâu nhỉ, chắc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam? Người ta đã nghi, các ổng, các bả là "cán bộ" của cái gọi là Ðảng Cộng Sản Việt Nam. Một ngày nào không xa, các thầy như Thích Chánh Lạc, Thích Viên Lý, Thích Huyền Việt, Thích Giác Ðẳng, Thích Thông Triết…già đi, viên tịch đi rồi thì "ô hô! ai tai!" các chùa mặc sức Cờ Ðỏ Sao Vàng mà "Hồ Chí Minh Muôn Năm"!?

Những chuyện nêu trên là những chuyện có thật và được kể thật. Nếu mà kể đủ thì không bao giờ đủ được, không bao giờ hết được, còn nữa và nhiều nữa. Chừng ấy cũng đủ nhức cả đầu, hoa cả mắt. Dĩ nhiên, chúng ta cũng có khối gì những con người làm nên tiếng tốt vẽ vang Người Việt. Nghĩ rằng, những chuyện kể trên sẽ có ít nhất những ai dính dáng vào nên thay đổi để chúng ta cùng nắm tay dẫn dắt con em mình đi trên con đường tươi sáng, hạnh phúc. Những chuyện kể trên ta thấy hằng ngày, nghe hằng ngày nhưng cả nể hay sợ đụng chạm, không ai muốn đả động đó thôi. Mà "nín" như vậy, nghĩ cho cùng, đã là thiếu tinh thần xây dựng cũng như thiếu trách nhiệm tất nhiên.

Bài viết nầy không nhắm trực tiếp vào ai cũng không hồ đồ chi tiết cho riêng ai. Dù là sự thực của từng cá nhân một nhưng có tính biểu kiến và chung chung. Nếu có những ai na ná với ai đó mà thấy chính mình ở trỏng cũng nên nghĩ lại mà sống sao cho lương thiện, trong sáng, liêm sỉ để một mai nằm xuống còn hy vọng được Chúa rước về Thiên Ðàng và Phật đón nơi Niết Bàn và ít nhất bây giờ đây đang hiện tiền, sống với nhau một cách chan hòa, thân thương đầy trân trọng…

Ðêm Hè 21 tháng 7 năm 2012
NGUYỄN THỪA BÌNH