29 November 2010

Ai sẽ là người có vinh dự hành quyết, đào mồ chôn đảng CSVN

Ai sẽ là người có vinh dự hành quyết, đào mồ chôn đảng CSVN

Phạm Thị Oanh Yến

Nhìn lại các nước CS được thành lập sau Đệ nhị Thế chiến ta dễ nhận ra rằng kịch bản được bê nguyên xi, áp dụng theo đúng ý đồ của tác giả Lenin, cho đến khi đổ sụp đổ vào 1990. Vì dù có thông minh, giảo quyệt đến mấy Lenin cũng chẳng thể nào đánh lừa nhân loại mãi được. Năm 2006, Cộng đồng Châu Âu đã ra nghị quyết 1481 liệt chế độ CS vào danh sách chế độ DIỆT CHỦNG. Trở lại trường hợp Việt Nam, chúng ta thử nhìn lại xem kịch bản ấy được áp dụng như thế nào?

*

Nhìn lại chặng đường phát triển của nền kinh tế thế giới chúng ta không thể nào quên được những cuộc cách mạng công nghiệp và những phát minh khoa học, tạo tiền đề cho những cuộc cách mạng công nghiệp.

Có thể nói từ thập niên 30 của thế kỷ 17, nhân loại đã ghi nhận những đóng góp to lớn của các nhà khoa học.Cụ thể:

1733 John Kay đã phát minh ra thoi bay.
1765 James Hagreaves phát minh ra chiếc xa kéo sợi.
1769 Richard Arkwright lợi dụng sức kéo của động vật, sự lưu chuyển của nước để vận hành máy kéo sợi.
1784 JamesWatt phát minh ra động cơ chạy bằng hơi nước.
1785 linh mục Edmund Cartwright phát minh ra máy dệt.

Những phát minh này mặc dù được áp dụng đa số trong nghành dệt, nhưng cũng đã tạo nên một cuộc cách mạng về năng xuất lao động so với trình độ kỷ thuật trước đó. Các nhà sử học thường gọi giai đoạn này là cuộc cánh mạng công nghiệp lần thứ I.

Sang thế kỷ 18:

1807 Robert Fulton phát minh ra tàu thuyền chạy bằng hơi nước.
1930 Geogre Stephenson sang chế ra xe lửa chạy bằng hơi nước.


Ngoài ra thế kỷ 18 còn chứng kiến những phát minh thiên tài của các nhà khoa học lổi lạc Johannes Keppler, Glileo Galilei, Isaac Newton, John Dalton, Dimitriv Mendelev, Micheal Faraday, James Clerk Maxwell, Rudolf Diesel, Thomas A Edison, Nikola Tesla, George Westinghouse, tạo tiền đề cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ II.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ II này đã thay đổi sâu sắc năng xuất sản xuất, quan hệ sản xuất trong các nước tư bản. Từ đây với những tiến bộ như vũ bão của KHKT và những cuộc cách mạng không ngừng nghỉ trong kỷ thuật, như Tự động hóa, Hiện đại hóa, Hợp lý hóa, Chuyên môn hóa kết hợp với những cuộc cách mạng trong khoa học quản lý, những tiến bộ trong định chế dân chủ. Chủ nghĩa Tư bản ngày càng mang một bộ mặt khác xa với nó vào đầu thế kỷ 18.

Thế kỷ 18, ngoài những tiến bộ trong lĩnh vực khoa học kỷ thuật còn ghi nhận sư đóng góp cho nhân loại của những thiên tài trong nhiều lĩnh vực khác với Honoré Balzac, Victor Hugo, Lev Nikolayevich Tolstoy, Nikolai Vasilevich Gogol, Fyodor Mikhailovich Dotoevsky, John Sebastian Bach, Wolfgang Amadeus Mozart, Ludwig Feurer Bach, Friedrich Hegel, Adam Smith, David Ricardo. Ludwig Van Beethoven…

Có thể nói thế kỷ 19 là buổi bình minh cho một nữa nhân loại, một nữa còn lại chìm đắm trong đau khổ, tủi nhục, tăm tối bởi ba cái tên Karl Marx, Friedrich Engels, Vladimir Iilich Lenin.

Ngoài những sai lầm trong lý luận với cái công thức tính giá trị thặng dư một cách sơ sài ấu trĩ và thô thiển với lập luận của một anh nông dân thế kỷ 18, bỏ qua yếu tố rủi ro trong đầu tư, những chi phí đầu tư trong nghiên cứu và áp dụng khoa học kỷ thuật, khoa học quản lý. Marx, Engels, Lenin đã đưa một nữa nhân loại vào đêm đen tăm tối, trở lại thời kỳ hồng hoang mông muội. Trong đó tội nặng nhất là Lenin.

Nhìn lại lịch sử, đối chiếu với xã hội của hai ý thức hệ chúng ta thấy:

Đối với các nước Tư bản, song song với những cuộc cách mạng công nghiệp, quá trình tập trung ruộng đất và ly nông tuy ban đầu cũng có nhiều khó khăn, trăn trở, đau đớn, trong quá trình từ một người nông dân với những thuộc tính cố hữu của mình trở thành một nguời công nhân với tác phong công nghiệp. Nhưng quá trình này cũng đã xẩy ra một cách tương đối êm ả, với sự tiến bộ hằng ngày của định chế Dân chủ, tiến bộ khoa học kỷ thuật và cách mạng công nghiệp. Để từ đó tạo một cuộc cách mạng trong quan hệ sản xuất, phân bố lao động trong các lảnh vực sản xuất, nông nghiệp, dịch vụ.

Từ hơn 70% lao động trong nông nghiệp, 20% trong công nghiệp, và khoảng 5% không đáng kể trong dịch vụ thế kỷ đầu thế kỷ 19 thành 30% trong nông nghiệp, 60% trong công nghiệp 10% trong dịch vụ cuối thế kỷ 19 và bước sang thế kỷ 20 là 10% trong nông nghiệp, 20% trong công nghiệp, 60% trong dịch vụ. Quả là một chặng đường dài cần sự nổ lực và đấu tranh của người lao động và những tiến bộ của định chế dân chủ của xã hội dân sự. Ngày nay chính phủ các nước, để bảo đảm an ninh lương thực, và một phần bảo đảm cho đời sống, thu nhập cho người nông dân phải áp dụng chính sách trợ giá, giảm, miển thuế. Quá trình tích tụ ruộng đất và ly nông trong nông nghiệp ở những nước tư bản đã diễn ra theo đúng quy luật khách quan.

Nhìn lại các nước CỘNG SẢN:

Nhà nước cộng sản đầu tiên, được thành lập ở Nga với cuộc cách mạng tháng 10 dưới sự lãnh đạo của Lenin. Trái với luận điểm của Marx, cho rằng cách mạng vô sản chỉ có thể diển ra tại các nước có nền công nghiệp phát triển như Anh, Đức, Mỹ và đã hình thành giai cấp công nhân (và thực tế đã chứng minh rằng quan điểm của Marx đã sai lầm. Vì ở những nước có nền công nghiệp phát triển, người nông dân qua quá trình lột xác, đã làm quen với tác phong công nghiệp, và dần nhận thức ra vai trò công dân và những quyền hạn (quyền lợi hợp hiến và những giới hạn quy định bởi hiến pháp) của mình trong một định chế xã hội dân chủ, do chính mình quyết định thông qua đầu phiếu dân chủ, được giám sát độc lập).

Lenin với sự thông minh và bản chất cơ hội, vị lợi của mình nhận ra rằng cách mạng của giai cấp vô sản có thể thành công ngay tại những nước công nghiệp chỉ mới manh nha, nhen nhúm như Nga.Vì giai cấp công nhân Nga lúc này, chỉ là thiểu số, cũng chẳng qua là một bộ phận nhỏ nông dân trong bước đầu tập tểnh lột xác, để làm quen với tác phong công nghiệp. Do đó có thể nói trong giai đoạn này ở Nga hầu như chưa có giai cấp công nhân đúng nghĩa, mà chỉ có tầng lớp nông dân với trình độ kém, thiển cận, vị lợi, dể bị lợi dụng.

Kịch bản của Cách mạng tháng Mười với tài hùng biện và tính vị lợi của Lenin, có thể chia ra làm hai phân cảnh:

Đầu tiên là xúi dục binh lính (bản chất cũng là nông dân), công nhân nữa nhà quê, trung nông, bằng những viễn cảnh mơ hồ về sự bình đẳng, công bằng trong một xã hội không tưởng, đình công, phản chiến, để Nga thất trận trong đệ I thế chiến. Tạo cơ hội cho cách mạng tháng 10 thành công mà không đếm xỉa đến tính tự hào dân tộc, quyền lợi dân tộc.
Sau khi cách mạng thành công, áp dụng đúng học thuyết cộng sản, triệt tiêu tư hữu đối với tất cả các thành phần kinh tế, với khẩu hiệu "Tiến lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản'', dẩn tới cuộc nội chiến, do sự nổi dậy của các thành phần kulack. Trong giai đoạn này ta thấy CNS ngăn chặn quá trình tập trung ruộng đất với những lời hứa hảo huyền về sự công bằng trong sở hữu đất đai, nhằm mục đích lôi kéo quần chúng tham gia cách mạng, về phe Bolshevik.

Sau nội chiến trước nền kinh tế kiệt quệ, nguy cơ bị tầng lớp nông dân đói khổ, công nhân nghèo nàn tẩy chay, rũ bỏ. Lenin với bản chất thủ đoạn, vị lợi đã nghĩ ra biện pháp thỏa hiệp với thành phần trung nông qua việc sáng tạo ra chính sách Kinh tế mới (NEP) với chủ trương giảm thuế cho nông dân, cho phép nông dân giử lại phần nào lương thực mình làm ra và dược tự do trao đổi, khuyến khích tư sản, tiểu tư sản còn sót lại trong nước, tư bản nước ngoài đầu tư vào Nga. Với chính sách NEP, Lenin phần nào vực dậy nền kinh tế nước Nga. Trong giai đoạn này Lenin với quan điểm "bất cứ biện pháp nào, thủ đoạn nào miễn có lợi cho cách mạng thì đều là chính nghĩa, nếu không có lợi cho cách mạng thì đều là phi nghĩa", chỉ tạm thời thỏa hiệp, với khẩu hiệu cùng tồn tại nhưng theo định hướng XHCN. Và cái đuôi định hướng CNXH của Lenin đã được người kế vị là Stalin thực hiện một cách xuất sắc, qua việc tàn sát tầng lớp Kulack, biến nước Nga thành một GULACK khổng lồ của thế kỷ 20.

Nhìn lại các nước CS được thành lập sau Đệ nhị Thế chiến ta dễ nhận ra rằng kịch bản được bê nguyên xi, áp dụng theo đúng ý đồ của tác giả Lenin, cho đến khi đổ sụp đổ vào 1990. Vì dù có thông minh, giảo quyệt đến mấy Lenin cũng chẳng thể nào đánh lừa nhân loại mãi được. Năm 2006, Cộng đồng Châu Âu đã ra nghị quyết 1481 liệt chế độ CS vào danh sách chế độ DIỆT CHỦNG.

Trở lại trường hợp Việt Nam, chúng ta thử nhìn lại xem kịch bản ấy được áp dụng như thế nào?

Giai đoạn 1945 – 1953: giai đoạn này Hồ Chí Minh áp dụng chính sách thỏa hiệp, hòa hoãn với trung nông, để tranh thủ tập hợp các thành phần yêu nước vào Mặt trận Việt minh.

Giai đoạn 1953 – 1956: sau khi đã cũng cố chính quyền vững chắc, chính quyền CS tiến hành cải cách ruộng đất theo mô hình "Thổ địa cải cách (mô hình cải tạo tầng lớp kulack, một bản sao của Lenin – Stalin )'' bằng dự luật 197/HL do đảng Lao động VN và Chính phủ VNDCCH thông qua chính thức thi hành 19/12/1953. Chính sách này do Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm vận động, tuyên truyền, Trường Chinh phụ trách tổ chức, thực hiện. Cuộc cải cách ruộng đất này đã tàn sát hằng trăm ngàn người. Để đạt chỉ tiêu 5% dã man, khốn nạn của bộ chính trị, nhiều gia đình đã bị "kích thành phần". Chỉ cần có hai con lợn trong chuồng cũng bị đấu tố. Ký ức hãi hùng này vẫn ám ảnh đến tận ngày nay ở những người Bắc di cư lớn tuổi. Sau cải cách, trước làn sóng di cư bỏ vào Nam và sự bất mãn của những đối tượng bị kích thành phần. Chính phủ Hồ Chí Minh cử Võ Nguyên Giáp xin lỗi và xoa dịu dư luận. Nhưng riêng Hồ Chí Minh, kẻ phát động, vận động cuộc cải cách, người chịu trách nhiệm chính, chưa bao giờ chính thức xin lỗi nhân dân VN (thì ngày nay dể hiểu, tại sao ở xã hội Việt Nam không có văn hóa xin lỗi !).

Đến 1957 – 1958 tất cả ruộng đất ở miền Bắc phải vào hợp tác xã. Cải cách ruộng đất, chẳng qua là một trò bịp, nhằm che dấu cho dã tâm thủ tiêu chế độ tư hữu, tận diệt tầng lớp trung nông ở nông thôn miền Bắc. Lenin và các nhà lãnh đạo các nước cộng sản đã lợi dụng sự ngây thơ về chính trị, qua những chiếc bánh vẽ về thiên đường CS, của GIAI CẤP NÔNG DÂN, để làm cuộc cách mạng cho GIAI CẤP CÔNG NHÂN, hay nói cách khác hơn, cho chứng tâm thần VĨ CUỒNG của chính họ.

Kể từ sau Cải cách Ruộng đất cho đến nay ĐCS Việt Nam chưa bao giờ chấp nhận cho sự tích tụ ruộng đất tư nhân và hạn chế quá trình ly nông bằng chính sách hộ khẩu. Thật vậy nhìn lại những đối sách của ĐCS Việt Nam ta đều dễ nhận thấy chúng đều có tính cách đối phó hơn là tìm một chính sách lâu dài, bền vững, ổn định cho người nông dân Việt Nam. Hết khoán 100 (chỉ thị 100/ CT – TW 13/01/1981), đến khoán 10 ( nghị quyết 10/NQ – TW 05/04/1988). Rồi đến các sửa đổi, bổ sung, rồi lại sửa đổi, bổ sung đến chóng mặt.

Đến 10/12/2003 lại tiếp tục sửa đổi cho phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và có hiệu lực 01/07/2004, thể hiện qua các điều 61, 62, 63. Đến giai đoạn này, theo Niên giám thông kê, bình quân đầu người lao động nông nghiệp là 0.3 ha/ người (lấy tròn). Trong đó:

Đồng bằng sông Hồng 0,058 ha/ người (lấy tròn)
Bắc Trung bộ 0,7ha/ người (lấy số tròn)
Duyên hải Nam trung bộ 0.08 ha/ người (lấy số tròn)
Tây nguyên 0.3 ha/ người (lấy số tròn)
Đồng bằng sông Cữu Long 0.2 ha/ người (lấy số tròn)

Cho đến nay, chính sách của ĐCSVN vẫn là kiên định, theo chủ nghĩa Mac-Le. Do đó, các đối sách chỉ là một hình thức thỏa hiệp tạm thời với cái đuôi định hướng XHCN. Đất đai vẫn là thuộc sở hữu toàn dân, để có thể bất cứ lúc nào nhân danh điều 38 luật đất đai để cướp đất của người nông dân một cách trắng trợn, hợp pháp với một cái giá đền bù rẻ mạt, không cần biết đất đai bị thu hồi ấy có phục vụ cho lợi ích cộng đồng hay cho mục đích kinh doanh của tư bản nước ngoài hoặc tay chân thân tín của tầng lớp lãnh đạo chóp bu. Và người nông dân Việt Nam cũng không hết nơm nớp lo sợ, không biết lúc nào và ai sẽ là người thực hiện cái đuôi định hướng XHCN, lại nhân danh ĐCSVN tiến hành một cuộc cải cách ruộng đất lần nữa, khi mà thời hạn 20 năm giao quyền sử dụng đất (1993  - 2013 đang đến gần.

Theo thống kê 2007 – 2009 của 49 tỉnh thành từ 07/2004 các địa phương đã thu hồi gần 750.000 ha để thực hiện hơn 29.000 dự án đầu tư. Chỉ nhìn các dự án đầu tư sân golf ta thấy đến 2009 toàn quốc có 166 sân golf, tổng diện tích chiếm dụng 52.000 ha, trung bình 300 ha/ sân. Chúng ta thấy là diện tích, để sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và chỉ cần vài phép tính đơn giản, có thể thấy đời sống của người nông dân thật sự là khốn khó.

Trong khi đó với ấn định mức lương cơ bản 850.000/ tháng (9/2010) rẻ mạt và chính sách hộ khẩu khắc nghiệt đã ngăn cản quá trình ly nông của tầng lớp nông dân. Do đó không thấy làm lạ, khi gần đây xẩy ra tình trạng thiếu lao động phổ thông ở các lãnh vực dệt may, da giầy, lắp ráp, gia công gia dụng đơn giản, thiếu công nhân có tay nghề cao, gắn bó với công việc.Trong khi lao động ở nông thôn không có việc làm.

Không tìm ra giải pháp cho việc thừa, thiếu lao động và quá trình ly nông, cộng với sự chuyên quyền, lộng hành, tùy tiện trong đền bù, giải tỏa ruộng đất của người nông dân thì chính người nông dân Việt Nam, nội trong những năm đầu tiên của thập niên thứ hai, thế kỷ 21 này, sẽ là người đại diện cho chính mình và vận mệnh dân tộc, sẽ là người đại diện hợp pháp HÀNH QUYẾT ĐCSVN và, lúc đó cái xác ở Ba Đình cũng chẳng có chổ mà chôn.

ĐCSVN đã nhiều lần, lừa bịp, lợi dụng giai cấp nông dân Việt Nam để làm cách mạng vô sản tại Việt Nam, và cũng đã nhiều lần lừa gạt nông dân Việt Nam, chiếm đoạt đất đai, đẩy người nông dân ra khỏi ruộng đất của họ, khiến họ lâm vào cảnh túng quẩn, bần cùng, vô sản, phải đi làm thuê trên chính miếng đất bị tư sản đỏ chiếm đoạt.

Chính người nông dân Việt nam, chứ không ai hết, sẽ tự tay ĐÀO MỒ CHÔN ĐCSVN.
Việc gì, bắt đầu ở đâu, sẽ được kết thúc ở đấy.


Phạm Thị Oanh Yến



Người Quốc Gia là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


No comments:

Post a Comment