31 January 2011

TẠI SAO PHẢI THAY ĐỔI ĐƯỜNG LỐI TRANH ĐẤU?

TẠI SAO PHẢI THAY ĐỔI ĐƯỜNG LỐI TRANH ĐẤU?  

Đinh Lâm Thanh

Nhiều người, trong đó có những vị trí thức cũng như các bạn trẻ thường nói với tôi rằng cuộc tranh đấu chống cộng sản của người Việt Quốc Gia Hải Ngoại đã trên 36 năm nhưng vẫn chưa đi đến đâu ! Chúng ta cần xét lại và phải thay đổi đường lối tranh đấu cho thích hợp với tình thế hiện tại. Trước lời khuyên nầy, thật tình tôi cũng ghi nhận và để tâm suy nghĩ về những gì tôi đã làm trong thời gian qua. Và ngày hôm nay, nhân tiện đọc bài 'Xuân Hòa Giải Dân Tộc' phổ biến ở trên net, tôi xin mượn bài viết nầy để bày tỏ thiển ý của một người tranh đấu chống cộng, không ngoài mục đích trả lời những người đã trực tiếp nói chuyện với tôi cũng như với tác giả bài  kêu gọi hãy từ bỏ quá khứ và bắt tay hòa giải với cộng sản trên các diễn đàn. (Xin bấm vào hình để xem trọn bài)

Để đi vào vấn đề, xin tóm tắt thành 3 điểm chính mà nhiều người đã đặt ra với tôi:

1. Trước đây, tranh đấu chống cộng sản xem như có lý tưởng nhưng bây giờ thì đã lỗi thời ! Vì một khi Tàu cộng xâm chiếm Việt Nam thì cộng đồng người Việt Quốc Gia phải bắt tay với cộng sản để chống lại ngoại xâm

2. Bây giờ không còn là thời điểm tranh đấu quyết liệt nhằm giải thể hay xóa bỏ đảng cộng sản, mà phải xem cộng sản là một thành phần của dân tộc. Cần phải mở một lối thoát bằng cách hòa giải hòa hợp để hàn gắn những đau thương giữa người quốc gia với cộng sản.

3. Cộng đồng người Việt Quốc Gia đã làm được gì sau trên 36 năm chống cộng sản bằng mồm và tranh đấu một cách 'quá khích' ? Chính hình thức chống cộng nầy đã làm cho giới trí thức cũng như thành phần trẻ hải ngoại chán nản và xa lánh ! 

Qua các lời khuyên trên tôi hình dung được những người đã liên hệ vói tôi thuộc thành phần nào và họ đang làm gì để cổ võ cho âm mưu hòa giải hòa hợp. Mục đính của nhóm người nầy là chữa cháy và chạy tội cho Hà Nội đồng thời cứu nguy cho tập đoàn lãnh đạo đảng cộng sản đang lún dần xuống vực thẳm.

Xin trả lời từng điểm một :

1. Viện cớ Tàu cộng xâm chiếm Việt Nam để kêu gọi bắt tay với đảng cộng sản Việt Nam chống Tàu là hình thức tuyên truyền không công cho cộng sản. Thật vậy, mới nghe qua thật chí tình chí lý, vì một khi giặc đến nhà thì tất cả mọi người phải gác qua một bên những bất đồng chính kiến để cùng chung sức chống kẻ thù. Nhưng nghĩ lại thì đúng là một nghịch lý, nhất là khi đế cập đến tình trạng đất nước hiện nay. Lý do thật đơn giản, trước tiên phải hiểu tại sao Tàu Cộng vào xâm chiếm Việt Nam một cách quá dễ dàng theo âm mưu nhuộm đỏ vùng Đông Nam Á. Có phải do cộng sản Hà Nội vừa nhượng, vừa bán, vừa dâng từ đất đến biển cho quan thầy của chúng. Thì tại sao người Việt Quốc Gia không hỏi tội bọn bán nước rước voi về giày xéo quê hương mà phải bắt tay với chúng để chống Tàu ? Thằng ăn trộm trong nhà đập vách, lấy gạch, bán trâu, bưng đồ đạc trong nhà đen dâng, đem bán cho người ngoài thì phải nọc thằng ăn trộm nhà ra mà đánh mới phải. Lý do nào không đá động đến thằng ăn trộm nhà mà ra đường gào lên chưởi bới người được dân biếu hay kẻ bỏ tiền ra mua đồ trộm, rồi kê gọi mọi người hợp tác biểu tình chống người thụ hưởng ! Đồng ý rằng việc chống Tàu cộng, kẻ thủ tryền kiếp của dân tộc Việt Nam, là cần thiết và cấp bách. Nhưng không thể mù quáng nghe lời những tên cò mồi tại hải ngoại để rồi người Việt Quốc Gia cong lưng đi đở đạn cho cho tập đoàn cộng sản. Lá bài hợp tác với cộng sản để chống Tàu là một âm mưu ấu trĩ của cộng sản mà chỉ có những người vô ý thức hay bọn cò mồi đón gió cũng như nằm vùng tung ra và cổ võ rầm rộ trong thời gian qua.  

Tàu cộng càng ngày càng xâm lấn vào nội bộ Việt nam qua nhiều mặt, không những việc chiếm cứ lãnh hải lãnh thổ, khai thác bauxite mà còn rất nhiều phương diện khác… từ chính trị, quân sự, văn hoá, thương mãi và nhất là gây giống. Chừng vài tháng hoặc một năm nữa những đứa con hai dòng máu Tàu-Việt sẽ chào đời ào ạt và một ngày rất gần đây chúng sẽ lan tràn từ ải Nam Quan đến đến mũi Cà Mau. Lúc đó thì việc đồng hóa dân tộc Việt Nam sẽ xem  như đã xong một đoặn đường dài.  

Một điều cần phải ghi nhớ nằm lòng : Ngày nào đảng cộng sản còn trên đất nước Việt Nam thì ngày đó Tàu cộng vẫn là quan thầy và xem Việt Nam như một chư hầu hay chỉ là một tỉnh nhỏ. Như vậy, qua lời kêu gọi hợp tác với cộng sản Việt Nam để chống Tàu có nghĩa là đám cò mối đang hướng dẫn người Việt Quốc Gia Kêu hãy duy trì sự sống còn đảng cộng sản Việt Nam để cho Tàu dễ dàng đô hộ. Đây là một âm mưu mà thành phần cò mồi đã lập lờ đi khi chúng đề cập đến việc chống Tàu.

Một điều cần phải ghi nhớ nằm lòng : Ngày nào đảng cộng sản còn trên đất nước Việt Nam thì ngày đó Tàu cộng vẫn là quan thầy và xem Việt Nam như một chư hầu hay chỉ là một tỉnh nhỏ. Như vậy, qua lời kêu gọi hợp tác với cộng sản Việt Nam để chống Tàu có nghĩa là đám cò mối đang hướng dẫn người Việt Quốc Gia Kêu hãy duy trì sự sống còn đảng cộng sản Việt Nam để cho Tàu dễ dàng đô hộ. Đây là một âm mưu mà thành phần cò mồi đã lập lờ đi khi chúng đề cập đến việc chống Tàu.

Chúng ta cần sáng suốt để ghi nhận : Tàu cộng không thấy khó chịu cũng như quan tâm khi chúng ta chống chúng nó. Nhưng bí ẩn bên trong là làm thế nào để người Việt Quốc Gia hải ngoại không được đụng đến đảng cộng sản Việt Nam ! Đây là điểm then chốt. Vì Tàu cộng biết rằng chúng ta hô hào chống chúng nó thì cũng như nước đổ lá môn. Nhưng một khi chế độ Hà Nội bị giải thể, nước Việt Nam sau nầy đi theo con đường không cộng sản thì Tàu cộng sẽ hỏng chân, đồng thời chắc chắn bị chận đứng con đường xâm lăng và âm mưu thanh toán luôn cả vùng Đông Nam Á. VẬY CHỈ HÔ HÀO CHỐNG TÀU CỘNG MÀ KHÔNG ĐÃ ĐỘNG GÌ ĐẾN VIỆC CHỐNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÀ ĐI VÀO ÂM MƯU CỦA BỌN GIẶC TÀU. Nếu còn nghe theo việc cổ võ bắt tay hòa giải hòa hợp với cộng sản nữa thì đúng là chúng ta đã đem nước Việt Nam dâng hai tay cho bọn Tàu cộng. Chính hành động nầy là hình thức giúp cho Tàu cộng duy trì và biến mảnh đất thân yêu của chúng ta trở thành một tỉnh nhỏ của kẻ thù truyền kiếp. Hãy nghĩ lại hởi những ông trí thức cò mồi mất gốc, những ông bà đối lập cuội VT và những anh chị em trẻ ăn phải bã của cộng sản ! 

2. Kết quả đại hội đảng vừa qua cộng sản đã tuyên bố thẳng thừng là không đa nguyên đa đảng, mà chỉ có độc nhất một đảng cộng sản mà thôi. Vậy người Việt Quốc Gia hải ngoại nghĩ gì về các cò mồi chính trị hay nằm vùng cứ gào ngày gào đêm đa nguyên đa đảng và hòa giải hòa hợp với cộng sản ? Nhiều nhân vật lịch sử, kể cả các tay trùm cộng sản đã nói 'Cộng sản không thể thay đổi mà phải thay thế'. Nhưng tại sao một số trí thức cũng như thành phần trẻ hải ngoại lại lên tiếng phải xét lại đường lối tranh đấu và bắt tay với cộng sản để xây dựng đất nước ? Không kể thành phần trí thức đỏ, mà trong đó gồm một số trí thức du học từ thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa. Họ là những người nhờ ân huệ của các chính phủ Miền Nam trước, ra nước ngoài du học để mai sau về giúp nước. Chúng tôi là những người ở lại buộc phải bỏ đời sống dân sự, bỏ lỡ công danh nữa chừng để cầm súng chiến đấu bảo vệ cha mẹ và tài sản gia đình họ. Chúng tôi vui lòng hy sinh xương máu và tính mạng để những người được chế độ, thế lực và tiền bạc ưu đãi được yên tâm ra nước ngoài học cái hay cái tốt xứ người. Nhưng không ngờ, vừa ra đến hải ngoại thì đã làm tay sai cho cộng sản Hà Nội, đắc lực phá nát chế độ tự do tại quê nhà trong đó có gia đình dòng họ của thành phần du học. Tưởng rằng những người trí thức tương lai nầy lầm lẫn lúc đầu, nhưng không ngờ đến ngày nay họ vẫn còn chạy theo chiếc bánh vẽ của cộng sản. Đến giờ nầy, nếu nói rằng họ là thành phần trốn quân dịch ngày trước thì cũng còn nhẹ hơn những danh từ khác mà người Việt Quốc Gia hải ngoại có thể gán cho họ.

Đến giờ phút nầy những ai còn ca bài hòa giải hòa hợp với cộng sản thì thật là người không có mắt. Có thể ví dụ để cho những người đui dễ hiểu : Cộng sản xem như là một loại vi trùng vô cùng độc hại. 56 năm qua chúng ta đã diệt trừ chúng bằng những viên trụ sinh cực mạnh. Ngay nay đã thấy hiệu quả vì những con vi trùng gian manh cứng đầu đó đang từ từ đi vào cõi chết. Tại sao lại hô hào đổi bằng các loại thuốc bổ để chúng bình phục trở lại. Quan niệm của tôi, Việt Nam muốn đạt đến tự do dân chủ dân quyền và no ấm hạnh phúc cho người dân thì chế độ  cộng sản thì PHẢI BỊ THAY THẾ hay PHẢI BỊ TRIỆT TIEU chứ không thể vực chúng nó dậy để bắt hoà giải hay van lơn cộng sản chấp nhận đa nguyên đa đảng… Tranh đấu là một mất một còn, không thể quý lạy van xin như chủ trương của con rối cò mồi Nguyễn Tiến Trung quý dưới bệ rộng đỏ để van xin một chút ân huệ cho tư do dân chủ

Ngoài ra cần biết thêm một điều nữa: Kết quả của đặi hội đảng cộng sản vừa rồi đúng là một hình thức xoay phiên nhau để cai trị và chúng bắt đầu đưa con cháu là những tên ăn hại đái nát xã hội Việt Nam vào trung ương bộ chính trị nhằm tiếp tục con đường sắt máu của chúng. Ngoài ra đại hội cộng sản đã khẳng định Không Đa Nguyên Đa Đảng mà vẫn tiếp tục con đường cộng sản độc nhất để cai trị thì đúng là một cái tát vào mặt những tên cò mồi cứ kêu réo đa nguyên đa đảng, hòa giải hoà hợp … Hãy mở mắt ra những ông trí thức 'đang mê ngủ' những bà 'chống bạo động' và những bạn trẻ 'đòi thay đổi' !!!

3. Vấn đề 'chống cộng bằng mồm' thì Luật Sư Lê Duy San đã viết một bài thật hay. Đây là câu trả lời thật thấm thía cho thành phần lếu láo và bôi bác người Việt Quốc Gia hải ngoại. Trong phần thứ 3 nầy, tôi xin trả lời về vấn đế chống cộng quá khích và bất bạo động của một số người như đã nói ở trên.

Cả thế giới vừa chứng kiến ngọn lửa bạo động từ Tunisie đã hạ bệ tên tổng thống độc tài một cách quá dễ dàng và tổn thất xương máu không đáng quan tâm. Kết quả đem lại chiến thắng vẽ vang cho riêng dân Tunisie đồng thời chứng minh cho thế giới việc vùng dậy của người dân trong một nước, dù ở dưới chế độ nào, là một sức mạnh phi thường không một thế lực nào có thể ngăn cản. Sự vùng dậy của người dân Tunisie qua hình thức bạo động đã gây thành một giây chuyền lan từ Bắc Phi qua Trung Đông và sẽ tiếp tục ở Âu và Á Châu. Hà Nội đã thấy hiểm họa nầy trước sau gì cũng sẽ xảy ra cho tập đoàn cộng sản cầm quyền nên chúng đã chỉ thị cho thành phần nằm vùng, hòa giải hòa hợp phải ra mặt lên tiếng vừa bào chữa vừa đánh trống lảng, hầu xoa dịu và chuyển hướng tranh đấu của các phong trào trong nước cũng như hải ngoại nên đi theo con đường ru ngủ cố hữu của chúng. Trong 36 năm nay cũng vì tranh đấu bất bạo động mà mầm mống cộng sản càng ngày càng mạnh. Trong quá khứ chúng ta đã vuột mất nhiều cơ hội, chẳng qua là vì chúng ta sợ sệt, trùm chăn để xin hai chữ bình an. Xin  nhớ rằng không có một cuộc tranh đấu nào, không có một cuộc cách mạng nào không mà đổ máu, không có chết chóc…Muốn thay đổi một chế độ, nhất là một chế độ sắt máu, ù lì như cộng sản thì không thể chờ phép lạ, chờ Mỹ, chờ Âu-Châu can thiệp hoặc…nằm ngữa há miệng ra để đợi trái chín rơi vào cổ họng. Tranh đấu là phải dấn thân, phải đổ mồ hôi, đổ nước mắt và đổ máu thì may ra mới đánh thức được khối đa số quần chúng đang sợ sệt cũng như các nhà dân chủ salon, các nhà trí thức mê ngủ, các nhà tranh đấu trùm chăn ! Chủ trương 'bất bạo động' là chủ trương của VT, là một đảng với chiếc võ bên ngoài chống cộng, đóng vai đối lập cuội. Những người lãnh đạo đảng VT đã đi đêm hợp tác để mưu đồ chia cái bánh vẽ cầm quyền với cộng sản trong tương lai. Đảng nầy cũng là con cờ của Mỹ mà Mỹ sẽ xử dụng với hai mục đích : Một là dùng đảng VT làm áp lực răn đe cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn chống cộng trên một vài điểm nào đó. Hai là xử dụng đảng VT làm thành phần hòa giải trong giải pháp chính trị với cộng sản Việt Nam một khi thời cơ chín mùi. Như vậy chúng ta đã thấy, trong quá khứ Mỹ vì quyền lợi, họ đã xử sự một cách 'đểu cáng' với một đồng minh ưu tú, là tiền đồn chống cộng ở Đông Nam Á. Nay Mỹ lại âm thầm 'nuôi' VT trong chương trình thương thuyết với một vài giải pháp với Hà Nội, nếu 'lợi thì ăn không lợi thì chạy làng' trong danh dự. Nếu vậy thì thật là một đại họa cho Dân Tộc và Đất Nước Việt Nam !    

Từ lâu tôi đã khẳng định một điều rằng chế độ cộng sản sẽ bị giải thể tại nội địa và bằng con đường độc nhất do sức mạnh của người dân trong nước. Nay với những luồng gió bạo động ảnh hưởng từ những nước bị áp bức thì chế độ cộng sản cũng phải lãnh lấy những hậu quả tương tương tự. Cả dân tộc đang chờ một cuộc tự thiêu giống như hành động của người thanh niên Tunisie (hy vọng chuyên viên đạo diễn tuồng tự thiêu dưới thời Cộng Hòa Thứ Nhất tái xuất hiện biểu diễn vài màn để tạo khí thế !). Đây chính là ngòi nổ, là phát súng lệnh cho toàn dân đứng dậy. Đến thời kỳ chín mùi, cuộc tranh đấu chống cộng sản phải xảy ra và sẽ thành công. Chỉ cần vài giọt máu, một xác người thì trang sử sẽ lật qua. 

Điều tối cần thiết là thanh niên phải can đảm đừng sợ, trí thức trùm mền phải tỉnh giấc, các nhà dân chủ sẵn sàng ra khỏi 'salon' và giáo hội không còn cấm cản con chiên hành xuống đường. Cộng sản có thể đàn áp một người, mười người, trăm người …nhưng chúng không thể ra tay sát hại khi hàng vạn hàng triệu người dân xuống đường đồng loạt. Tôi đoan chắc luồng giò bạo động từ Bắc Phi và Trung Đông sẽ thổi đến Việt Nam trong nay mai và cuộc chiến lật đổ đảng cầm quyền cộng sản cũng xảy ra và sẽ hoàn tất tốt đẹp trong một vài  ngày gần đây mà thôi./.


Đinh Lâm Thanh


Người Quốc Gia là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


Phỏng vấn Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ về bức Thông Điệp Xuân Tân Mão - 2011

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 31.1.2001
Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ trả lời phỏng vấn Đài Á châu Tự do về bức Thông Điệp Xuân Tân Mão, 2011
 
PARIS, ngày 31.1.2011 (PTTPGQT) - Lúc 6 giờ 30 sáng nay thứ hai, 31.1.2011, trong chương trình phát về Việt Nam Đài Á châu Tự do đã làm cuộc phỏng vấn Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ về nội dung bức Thông Điệp Xuân Tân Mão, 2011, mà Hội đồng Lưỡng VIện, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ban hành hôm chủ nhật 29.1.2011 (xin vào xem trong Trang nhà Quê Mẹ : www.queme.net)
 
Chúng tôi xin chép lại cuộc phỏng vấn ấy dưới đây đề cống hiến bạn đọc :
 

Phỏng vấn Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ

về bức Thông Điệp Xuân Tân Mão - 2011

 
Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ tại lễ Hiệp kỵ chư lịch đại Tổ sư,
chư Thánh tử đạo và chư vị Tiền bối hữu công tại Saigon ngày 13.1.2011
 
Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo tối cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, vừa gửi bức Thông Điệp Xuân Tân Mão năm 2011, đến Tăng tín đồ Phật giáo trong và ngoài nước. Phóng viên Ỷ Lan đã gọi về Thanh Minh Thiền Viện phỏng vấn Hòa thượng để xin ngài khai triển hai điểm trọng yếu trong bức Thông Điệp, đó là Pháp lý của GHPGVNTN và Tổng Giá trị Hạnh phúc Quốc dân. Mời quý thính giả theo dõi :
 
Ỷ Lan : Kính bạch Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ. Nhân danh Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Hòa thượng vừa ban hành Thông điệp Xuân Tân Mão, 2011. Qua thông điệp này có một ý niệm rất mới là Tổng Giá trị Hạnh phúc Quốc dân (Gross National Happiness, GNH). Xưa nay thế giới chỉ căn cứ giàu nghèo tính theo chỉ tiêu GDP, tức Tổng sản phẩm xã hội (Gross Domestic Product) tính theo đầu người. Kính xin Hòa thượng có thể khai triển rõ hơn về ý niệm Tổng Giá trị Hạnh phúc Quốc dân. Đây là sáng kiến của Hỏa thượng hay đã hiện hữu trong thế giới ?
 
Hòa thượng Thích Quảng Độ : Đây là sáng kiến của một vị vua người Bhutan, ông tên là Wangchuck. Một quốc gia nhỏ ở vùng Hy Mã Lạp Sơn. Ông đã đưa ra ý kiến này năm 1972 trong kế hoạch phát triển 5 năm của nước ông. Ý niệm Tổng Giá Trị Hạnh Phúc Quốc Dân, tiếng Anh là Gross National Happiness, dựa trên quan điểm phát triển thực sự của xã hội phải bao gồm sự phát triển về vật chất đi đôi với sự phát triển tâm linh, chứ không phải chỉ chú trọng phát triển kinh tế không mà thôi. Vì ông là Phật tử nên ông phát triển Giáo lý đức Phật để truyền bá dạy cho nhân dân Bhutan.
 
Năm 1956 tôi có dịp đến nước này, một quốc gia nhỏ rất là an bình, dân chúng rất trật tự, rất ngoan ngoãn. Nhà vua không phải như các ông vua ngày xưa. Chế độ quân chủ lập hiến thành ra ông không có độc tài, mà quyền hành bây giờ nằm trong Quốc hội, mà Quốc hội là do toàn dân bầu. Cho nên ông nhằm phát triển cả hai mặt của con người có tâmthân. Tâm thì phải bồi bổ tâm mà chủ yếu bằng Phật pháp, những giáo lý phổ thông của Đức Phật dạy, dạy trong trường cho nhân dân Bhutan học song song với chương trình giáo dục của Nhà nước, và nền giáo dục nghệ thuật, thi ca, khoa học. Còn thân thì bằng bánh, bằng gạo nhưng mà rất no đủ, chứ không thiếu thốn như các nước khác. Thành ra một đất nước rất an bình.
 
Ông đưa ra bốn cái cột trụ cho ý niệm mới của ông, đó là Tổng Giá trị Hạnh phúc Quốc dân :
 
Thứ nhất là duy trì sự phát triển tức là phát triển được đến đâu thì phải giữ vững chứ không để cho nó trụt lùi nữa.
 
Thứ hai là thăng tiến các giá trị văn hóa, cái này là để bồi bổ tâm linh.
Thứ ba, là bảo vệ sinh thái và thiên nhiên.
Thứ tư, cái này là quan trọng, thiết lập những sự quản trị quốc gia gọi là thiện hảo, Good Governance, tức là chính phủ tôn trọng nhân quyền, tự do, dân chủ hoàn toàn.
 
Cho nên cái phương tiện gọi là phương tiện để quản lý đất nước này là dân chủ, tự do là phương tiện tốt nhất. Tất cả các nước trên thế giới, kể cả Việt Nam rồi cũng phải đi đến đó thôi.
 
Thời đại này không còn là thời đại độc tài, phát xít nữa. Trường hợp của Tunisie và Ai Cập, rồi lần lượt sẽ đi đến dân chủ, tự do hóa toàn cầu. Bây giờ cái gì cũng toàn cầu cả, kinh tế toàn cầu rồi chính trị cũng toàn cầu. Cho nên những người khôn, là mình biết cái thời thế như thế, mình tự giải quyết trước đi. Nó hay hơn. Cũng như Việt Nam chẳng hạn, ai cũng mong cái đại hội vừa rồi, Đại hội XI, là giải quyết được vấn đề tự do, dận chủ cho đất nước, đỡ phải mất thì giờ. Nhưng cuối cùng ai cũng thất vọng. Sáu mươi năm rồi, họ tưởng 60 năm tới đây vẫn như thế. Không bao giờ có chuyện đó đâu ! Có thể nay đi ngủ, sáng mai dậy cả thế giới khác rồi.
 
Tóm lại cái phương pháp quản trị đất nước ngày nay chỉ còn có phương pháp dân chủ, tự do và nhân quyền tôn trọng. Đó là phương pháp tốt đẹp nhất.
 
Ỷ Lan : Trong Thông điệp Xuân, Hòa thượng cũng kêu gọi Phật giáo đồ trong và ngoài nước bảo vệ pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Pháp lý này đã có từ trước năm 1975, và theo luật bất hồi tố, thì chẳng có chi thay đổi. Vì sao lại phải bảo vệ chuyện đã có rồi, bạch Hòa thượng ?
 
Hòa thượng Thích Quảng Độ : Việt Nam sau 75 thì vấn đề luật tôi không dám tin chắc vào luật. Bởi vì người Cộng sản thường nói, cán bộ từng nói "Luật là mồm tao đây này ! thành ra ai mà tin luật của Cộng sản.
 
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất suốt từ 75 cho tới bây giờ, chính thức là từ khi họ lập ra được cái Giáo hội Phật giáo Việt Nam người ta gọi là Quốc doanh, họ đã đặt Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ra ngoài vòng pháp luật. Nhưng họ không có một văn kiện chính thức, tức họ không chấp nhận, không nhận mình nữa. Họ muốn giải tán nhưng không giải tán được. Là bởi vì pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất sau cuộc tranh đấu năm 63 thoát ra được cái quy chế gọi là quy chế Hiệp hội của Đạo Dụ số 10 của thời ông Bảo Đại, thì bây giờ Giáo hội không còn trong cái vòng các hiệp hội nữa mà thành Giáo hội.
 
Tư cách của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bây giờ cũng tương đương như Giáo hội Công giáo La Mã về mặt pháp lý và mặt quốc tế cũng thế. Thành ra nó có quy chế như vậy nên Cộng sản không thể nào giải tán được. Ba mươi mấy năm qua họ đã tìm đủ cách. Cách thứ nhất là họ tìm cách thống nhất Phật giáo… đã thất bại rồi. Chủ tịch cái Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra lệnh hạ cái bảng Viện Hóa Đạo của Giáo hội ở chùa Ấn Quang xuống, rồi sau đó một tuần thì đốt hết tất cả tài liệu của Giáo hội, coi như là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không còn một cái gì. Cho nên họ tưởng rằng như vậy là Giáo hội mất, nhưng họ nghĩ là một chuyện, họ hy vọng chuyện thành hay không là một chuyện khác.
 
Ở đời đâu phải ai muốn gì cũng được. Nếu muốn gì cũng được thì có ai đi ăn mày đâu. Ai cũng là vua hết.
 
Cho nên phải sẵn sàng bảo vệ pháp lý của Giáo hội. Bởi vì pháp lý quan trọng như cái nền nhà. Bây giờ cái nhà không còn, nó giở hết rồi, còn mỗi cái nền không mà thôi, mà cái nền đó là pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Vậy mình cố giữ được cái nền thì sau này hoàn cảnh đưa lại, thì từ cái nền đó mình xây dựng lên.
 
Nhưng nếu mất nền, để đào nền đi thì không còn chỗ nào xây dựng nữa. Bởi thế cho nên tôi phải luôn luôn nhắc nhở rằng phải quan tâm vấn đề bảo vệ pháp lý, tức nhân sự bây giờ rất quan trọng. Bây giờ có được một cái hy vọng như thế này : vừa rồi Giáo chỉ số 9 của Đức cố Đệ tứ Tăng thống, Hòa thượng Thích Huyền Quang, có điều khoản giả dụ trong nước mà Viện Hóa Đạo Văn phòng I mà vì hoàn cảnh nào đó không hoạt động được nữa, thì giao quyền tiếp nối, tiếp tục hoạt động cho Văn phòng II Viện Hóa Đạo ở nước ngoài. Thành ra bây giờ pháp lý của Giáo hội không những ở trong nước mà ở ngoài nước cũng có pháp lý. Cho nên vấn đề bảo vệ pháp lý đơn giản nhưng rất là quan trọng.
 
Cái nền nhà mình đừng để cho ai đào đi.
 
Ỷ Lan : Bạch Hòa thượng, trước thềm năm mới, kính xin Hòa thượng một lời chúc Xuân hay nhắn nhủ với đồng bào Phật tử và đồng bào các giới.
 
Hòa thượng Thích Quảng Độ : Xin nguyện cầu Năm Mới quốc thái dân an, chư tôn đức Tăng Ni, chư liệt vị Nam Nữ Cư sĩ trong và ngoài nước cùng với tất cả quý thính giả của quý Đài sang năm mới trước hết là mong toàn thể có sức khỏe đã. Sức khỏe là quan trọng nhất.
 
Chúng tôi rất thiết tha mong đợi, thì quan trọng nhất là tình hình đất nước cũng phải thay đổi. Bây giờ vận mệnh của Giáo hội là vận mệnh chung của đất nước. Không tách rời được nữa. Đất nước chìm thì Giáo hội cũng chìm. Đất nước nổi thì Giáo hội nổi. Có đất nước Giáo hội mới tồn tại được, mà đất nước muốn tồn tại phải có dân chủ, tự do, nhân quyền được tôn trọng, chứ không thể sống mãi dưới cái chế độ độc tài toàn trị này được. Độc tài toàn trị đưa đến bao nhiêu đổ vỡ, tan thương, đau đớn từ 60 năm nay.
 
Tôi chỉ mong cho những nhà lãnh đạo Cộng sản phải ý thức điều đó.
 
Các ngài là thiểu số thôi, mà các ngài mong làm chủ mãi cái đất nước này chỉ vì quyền lợi của ba triệu mấy chục ngàn đảng viên, các ngài làm khổ mãi tám mươi mấy triệu dân.
 
Tình hình đất nước như thế này, với sự tiến bộ của thế giới ngày nay, khoa học, chính trị, tất cả các thứ người ta đều tiến, mình không thể giữ mãi như thế này.
 
Ỷ Lan : Xin cám ơn Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ.
 
Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á châu Tự do tại Paris



Người Quốc Gia là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


Vợ, Người Tình và Hồng nhan tri kỷ

Vợ, Người Tình và Hồng nhan tri kỷ


Thế nào là vợ? Vợ là người con gái mà bạn tình nguyện giao cả gia tài cho cô ấy cất giữ.

Thế nào là người tình? Người tình là người con gái mà bạn hẹn hò vụng trộm với cô ấy và sợ vợ phát hiện.

Thế nào là hồng nhan tri kỷ? Hồng nhan tri kỷ là người con gái mà bạn có thể nói với cô ấy tất cả mọi bí mật kể cả điều mà bạn không thể nói được với vợ hay người tình.

Vợ là một sự ràng buộc, ràng buộc bạn không thể tùy tiện cặp bồ với một người con gái khác; người tình là một sự bù đắp, bù đắp cho bạn những tình cảm mãnh liệt mà ở người vợ còn thiếu hoặc bạn không tìm được ở người vợ; hồng nhan tri kỷ là sự chỉ rõ, chỉ rõ sự mê say trong trái tim bạn.

Vợ sống cùng bạn từng ngày,người tình tiêu tiền cùng bạn, hồng nhan tri kỷ nói chuyện cùng bạn. Vợ không thể thay thế người tình, vì vợ không điều khiển được tình cảm như người tình; người tình không thể thay thế vợ, vì người tình không có được tình thân như vợ; vợ và người tình đều không thay thế được hồng nhan tri kỷ, vì đó nhu cầu của tâm linh.

 Vợ là người con gái không hề có chút quan hệ máu mủ nào với bạn nhưng lại bồn chồn mong nhớ mỗi khi màn đêm đã xuống mà bạn chưa về nhà; người tình là người con gái không hề có chút quan hệ gia đình với bạn nhưng lại làm cho bạn thỏa mãn mùi vị ái tình của đấng nam giới; hồng nhan tri kỷ là người con gái chẳng có quan hệ gì với bạn cả nhưng lại có thể chia sẻ với bạn những vui buồn phiền muộn.

           Vợ là một ngôi nhà, là một bến cảng mang cho trái tim nông nổi của bạn sự vỗ về an ủi; người tình là gánh nặng của ngôi nhà, chẳng qua chưa đến nỗi vạn bất đắc kỷ, bạn không muốn vứt bỏ; hồng nhan tri kỷ là vật tô điểm cho ngôi nhà, không có cô ấy bạn không thấy cô đơn, nhưng bạn sẽ cảm thấy cuộc sống chẳng có ý nghĩa gì.

         Sự quan tâm của người vợ như một ly nước lọc, có lúc trở thành sự lảm nhảm,chỉ khi bị ốm mới trở thành sự ôn hòa; sự quan tâm của người tình như cốc nước lọc đó bỏ thêm chút đường, dần dần qua một đêm rồi mà vẫn chưa thỏa mãn; sự quan tâm của hồng nhan tri kỷ giống như cốc cafe khi bạn đang làm việc lúc nửa đêm, càng uống càng tỉnh.

         Khi vợ có bầu thì sẽ hỏi bạn muốn có con gái hay con trai một cách rất tình cảm; khi người tình có bầu với bạn thì sẽ khóc và hỏi bạn phải làm sao bây giờ? đối với hồng nhan tri kỷ, bạn sẽ kể cho cô ấy nghe chuyện người tình của bạn có bầu và sẽ hỏi cô ấy bạn nên làm thế nào. Ngay đối với người vợ, chỉ sau khi bị cô ấy phát hiện bạn mới nói rằng "Thật ra, anh đã muốn nói với em sớm hơn" sau đó cố gắng hết sức để giải thích, và giả bộ rất đáng thương.

          Khi vợ về nhà mẹ đẻ một tuần không quay lại bạn cũng không thấy nhớ; khi người tình mới 3 ngày không gặp bạn liền gọi điện cho cô ấy: Em đi đâu đó? Tối nay chúng mình đến nơi cũ uống cafe được không? Khi trong lòng cảm thấy buồn khổ, bạn chỉ muốn tìm hồng nhan tri kỷ để trò chuyện, nói với cô ấy chuyện vận mệnh của bạn giữa vợ và người tình, thực tế không thể chịu đựng được nữa.

           Cái mà làm đàn ông không chịu nổi đó là sự lảm nhảm của người vợ, nước mắt của người tình và sự hiểu lầm của hồng nhan tri kỷ. Sự lảm nhảm của người vợ làm đàn ông thấy đã rối cả lòng lại càng thêm rối hơn, nước mắt của người tình làm cho trái tim của đàn ông mềm yếu hơn, sự hiểu lầm của hồng nhan tri kỷ làm cho đàn ông thấy bị tổn thương, hụt hẫng.

          Người vợ tốt nhất là người mà đàn ông có thể tìm thấy ở cô ấy người tình và hồng nhan tri kỷ, chỉ là cảm giác thôi mà đàn ông khó có thể tìm thấy. Người tình tốt nhất là người mà khi mối quan hệ của bạn và cô ấy bị vợ bạn phát hiện, cô ấy sẽ chủ động rút lui mà không có một yêu cầu gì hết, nhưng khó mà tìm được điểm này của người tình. Hồng nhan tri kỷ tốt nhất là người đến một ngày nào đó sẽ trở thành người tình, thậm chí thành vợ của bạn, chỉ là cái suy nghĩ này chẳng có chút hiện thực gì cả.

Nếu như có thể, đàn ông rất muốn biến hồng nhan tri kỷ thành người tình, nếu có thể nữa thì sẽ muốn cô ấy thành người vợ. Nhưng nếu hồng nhan tri kỷ trở thành vợ rồi thì sẽ không còn là tri kỷ nữa, bởi vì rất ít đàn ông muốn biến vợ thành tri kỷ. Trái tim đàn ông có rất nhiều bí mật không thể tuỳ tiện nói cho vợ nghe, không thế thì làm sao gọi là đàn ông nữa.

Lấy vợ là vì sợ người khác nói ra nói vào, tìm một người tình là vì muốn thêm chút gia vị vào để điều chỉnh cái cuộc sống tẻ nhạt, muốn có hồng nhan tri kỷ vì muốn tưới cho tâm hồn trống rỗng của họ một chút canh.

Đàn ông cả đời đi tìm không phải là vợ, cũng không phải là người tình mà là hồng nhan tri kỷ.

CDNV



Người Quốc Gia là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


Sau Tunisia, đến bao giờ thay đổi trên quê hương Việt Nam?

Sau Tunisia, đến bao giờ thay đổi trên quê hương Việt Nam?

Tuệ Vân


 



Tình hình Tunisia vẫn xáo trộn sau khi quân đội quyết định không nổ súng vào dân, khiến tổng thống Ben Ali cùng toàn bộ gia đình phải chạy trốn ra khỏi đất nước và xin định cư tại Saudi Arabia. Chủ tịch Quốc Hội là ông Fouad Mebazaa tuyên thệ làm Tổng Thống và chỉ định ông Mohammed Ghannouchi làm thủ tướng để thành lập một chính quyền tạm thời cho đến khi có bầu cử. Nội các mới với 24 bộ trưởng tuy nhiên đã có 6 bộ trưởng cũ dưới thời tổng thống Ben Ali. Điều này khiến cho người dân không hài lòng, cho rằng hệ thống độc tài cũ vẫn chưa hoàn toàn sụp đổ, cho nên họ tiếp tục biểu tình đòi hỏi những nhân vật trong chính quyền mới có liên quan đến chính quyền Ben Ali phải từ chức. Cả tổng thống Fouad Mebazaa lẫn thủ tướng Mohammed Ghannouchi đã nhượng bộ, tuyên bố rời bỏ đảng RCD (đảng Tập hợp Dân chủ Hiến pháp) là đảng cầm quyền của ông Ben Ali. Đảng RCD ngoài ra cũng đã giải tán Ban chấp hành trung ương Đảng.

"Chúng ta đã loại trừ được một nhà độc tài, nhưng chưa loại trừ được một chế độ độc tài" ông Moncef Marzouki, một nhà đối lập Tunisia phát biểu, trong khi sinh viên Ines Mawdud thì nói "Người dân mong muốn tự do, tân chính phủ không tự do chút nào. Vẫn là các khuôn mặt cũ." Bốn bộ trưởng trong nội các của tân chính phủ đã rút lui khỏi nội các mới bao gồm Bộ trưởng Giao thông Vận tải, Bộ trưởng Y Tế và hai bộ trưởng khác.

Trong một biểu lộ nhượng bộ mới, thủ tướng Mohammed Ghannouchi trong một cuộc phỏng vấn của đài truyền hình Tunisia, nói rằng ông sẽ rời bỏ quyền lực sau cuộc bầu cử Tổng Thống và Quốc Hội Tunisia sẽ được tổ chức trong thời gian sắp tới. Tài sản của chế độ Ben Ali sẽ được phong toả và sẽ trả về cho quốc gia sau cuộc điều tra.

Ngày thứ bẩy 22 tháng 1 năm 2011, có ít nhất vào khoảng 2000 cảnh sát Tunisia đã xuống đường, đòi hỏi tăng lương và đòi thành lập một tổ chức nghiệp đoàn. Họ khẳng định họ không phải là những người chịu trách nhiệm về những cái chết của những người biểu tình, và kêu gọi chấm dứt vai trò của những nhân vật lãnh đạo cũ dưới triều Ben Ali trong chính phủ mới.

Ngày thứ hai 24 tháng 1 năm 2011, các giáo sư, giáo chức tại Tunisia xuống đường biểu tình. Và đã xẩy ra đụng độ với nhân viên chính phủ bên ngoài văn phòng thủ tướng. Sự đấu tranh của người dân Tunisia có vẻ như đã thổi lên những ngọn lửa khuyến khích quần chúng đứng lên tại các quốc gia nghèo khó lân cận.

Tại Yemen, vào khoảng 2,500 sinh viên, các nhà hoạt động và các nhóm chống đối người Yemen đã lần đầu tiên biểu dương lực lượng tại sân trường đại học Sanaa, đòi hỏi sự trục xuất vị tổng thống cầm quyền 32 năm trên đất nước và so sánh ông ta với tổng Thống Ben Ali người đã đưa đất nước Tunisia tới nền kinh tế tai ương và chính quyền tham nhũng.

Tương tự, một cuộc biểu tình cũng đã xẩy ra tại Algeria với khoảng 250 người, trong đó 42 người được tường trình là bị thương bao gồm tám cảnh sát. "Họ ngăn cản không cho chúng tôi diễn hành, nhưng chúng tôi đã phá vỡ được bức tường của sợ hãi." "Mục tiêu của đảng chúng tôi là sẽ mở rộng phong trào ra." Mohamed Khendek một nhà làm luật của đảng RCD (the Rally for Culture and Democracy party) phát biểu. Những người biểu tình tại Algeria đã có người đã tự thiêu giống như Mohammed Bouazizi, người thanh niên 26 tuổi, mà cái chết của anh ta đã đưa đến những biểu tình kéo xập chế độ Ben Ali. Hai người biểu tình đã chết trong cuộc nổi dậy đầu tháng do giá thực phẩm tăng, đưa đến việc chính quyền Algeria đã phải thông báo cắt giảm giá đường và giá dầu nấu ăn.

Tại quốc gia Albania, sự tranh cãi chính trị giữa chính quyền Albania và phe đối nghịch thuộc đảng Xã Hội đã gia tăng về cái chết của 3 người biểu tình trong một cuộc tuần hành bạo động chống nhà cầm quyền bị tố cáo là tham nhũng trầm trọng. Để xoa dịu quần chúng, văn phòng Công Tố viên Albania cho biết họ đã đưa trát bắt giữ sáu nhân viên của Vệ Binh Quốc Gia thuộc lực lượng quân đội của Bộ Nội An trách nhiệm canh phòng các tòa nhà chính quyền và văn phòng của các nhân viên cao cấp.

Qua đến ngày 25 tháng 1 năm 2011, hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình tại Cairo, thủ đô của Ai Cập, hô to các khẩu hiệu chống tổng thống Mubarak, người đã cầm quyền từ ba thập niên qua. Những người biểu tình bao gồm thanh niên, phụ nữ, người buôn bán nhỏ, thậm chí cả công chức mang cặp và mặc complê đeo cravat cũng tham gia vào cuộc biểu tình. Cảnh sát đã dùng hơi cay và vòi rồng cản đoàn người nhưng cho đến chập tối giờ địa phương 25/1, cuộc tuần hành vẫn tiếp tục. Những yếu tố kinh tế như thất nghiệp và giá cả sinh hoạt cao, cũng như yếu tố chính trị không cởi mở, không cho người dân bầy tỏ ý kiến, đã khiến cho người dân ngày càng bất mãn với chế độ của tổng thống Mubarak.

Đọc tin Tunisia mà nhớ tới đất nước Việt Nam cũng đang trong tình trạng khốn khó tương tự: đại đa số người dân thất nghiệp, bị bóc lột, và giá thực phẩm cao, trong khi một thiểu số người thì sống sung túc, xa hoa trong sự hối lộ và tham nhũng. Bao nhiêu công nhân Việt Nam nghèo khổ bị tư bản ngoại quốc bóc lột ngay chính trên đất nước mình với sự thông đồng của chính quyền bản xứ. Bao nhiêu nông dân Việt Nam phải mất nhà cửa ruộng vườn, gia đình tan nát. Những người Cộng sản vô cảm chỉ biết có mình và đảng mà không đoái hoài đến quyền lợi của dân tộc. Người dân Việt Nam xét ra cũng không đến nỗi nào hèn kém lắm so với Tunisia và các nước Bắc Phi khác. Cho nên chế độ này rõ ràng không thể tồn tại, mà sớm muộn gì cũng sẽ phải chấm dứt, để người dân Việt Nam trong và ngoài nước cùng nhau xây dựng lại đất nước.

Tuệ Vân




Người Quốc Gia là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


Chuyện Xứ Phù Tang tháng 1/2011


Chuyện Xứ Phù Tang tháng 1/2011
Trần Thái Huy
tamthucviet.com
January 30, 2011

Shinnen Akemashite Omedetou Gozaimasu (Chúc Mừng Năm Mới)

Lời chúc tết năm nay tuy được gửi đến quí vị quá muộn màng so với tết Tây và hơi sớm với tết Ta (ngày 3 tháng 2 năm 2011) nhưng cứ phải chúc cho... phải phép, hơn nữa nếu không chúc thì câu này sẽ không dùng được... nữa phải đợi đến năm sau.

"Shinnen Akemashite Omedetou gozaimasu" là câu chúc Tết rất phổ thông của người Nhật, được sử dụng trong mọi tình huống cũng như cho tất cả các đối tượng, nếu cảm thấy quá ngắn, quí vị chỉ cần thêm vài chữ "Kotoshi mo yoroshiku onegaishimasu" là vừa đủ xài. Cái câu ngắn ngắn này có thể hiểu theo nhiều nghĩa, chẳng hạn như "Năm nay, tôi cũng mong được ông, bà, anh, chị tiếp tục dành mọi ưu ái như mọi năm trước", hay "Năm nay, tôi cũng ước mơ những ân tình...nồng thắm sẽ không có gì thay đổi" vân vân và vân vân, dù trong suốt nhiều năm qua... "hai ta" chẳng gặp nhau lần nào cả. Lời chúc "tự động phát sinh từ cửa miệng" này khác hẳn với lời chúc mà có người gọi là phong phú, có người gọi là lỉnh kỉnh của Việt Nam ta, vì câu chúc của cứ phải thay đổi xoành xoạch tùy theo ngôi thứ hai. "Chúc ông bà làm ăn phát tài bằng năm bằng mười năm ngoái", "Chúc anh (em, chị, cô) sớm tìm được người trong mộng", "Chúc cháu công thành danh toại cho bố mẹ.... nhờ" v.v....

Nhập gia tùy tục, người viết thường dùng luôn câu chúc tiếng Việt tương đương "Chúc Mừng Năm Mới" mỗi khi gặp.... người Việt, vừa tiện, vừa ngắn khỏi phải suy nghĩ xem "đối tượng" thuộc thành phần nào để chọn câu chúc. Nếu lỡ có bị ai chỉ trích là "mất gốc", không biết "giữ gìn... văn hóa" thì cũng xin được cúi đầu tạ tội vì không biết phải giải thích sao cho phải.


Một lần nữa xin chân thành gửi đến quí vị lời chúc đầu năm

Shinnen Akemashite Omedetou Gozaimasu – Kotoshi mo yoroshiku onegaishimasu.
新年あけましておめでとございます。ことしもよろしくお願いします

Như thường lệ, xin kể hầu quí vị một vài chuyện linh tinh tai nghe mắt thấy của cái xứ Phù Tang Tam Đảo trong cái tháng băng giá này. Mở đầu là chuyện


"Phong trào Mặt nạ Cọp"

Tiếng Nhật gọi là "タイガーマスク運動" (Tiger Mask Undo), chỉ nghe tên chắc ai cũng tưởng mốt mới bây giờ của người Nhật là thích.... đeo mặt nạ cọp, nhưng không phải thế. Xin vào chuyện:

Sáng sớm 25 tháng 12 năm ngoái, tại một trung tâm chăm sóc cô nhi của tỉnh Gunma, nhân viên trung tâm đã "phát hiện" một thùng giấy khá to để trước cổng, trong có đựng 10 ransel (tiếng Hòa Lan - ランドセ) có nghĩa là cặp sách đi học dành cho các em nhập học bậc tiểu học cùng một bức thư có tên người gửi là Date Naoto (伊達直人) chỉ vỏn vẹn vài hàng: "Quà giáng sinh này mong sẽ giúp ích cho các em nhân mùa nhập học", truyền thông Nhật Bản đã loan tin một cách rất bình thường như những tin khác. Nhưng chỉ vài ngày sau thì hành tung "hiệp sĩ mặt cọp Date Naoto" đã xuất hiện cùng khắp, đặc biệt là những nơi có các trung tâm chăm sóc trẻ mồ côi. Các cơ sở này đã nhận được những "món quà bất ngờ" của ai đó mang đến và hầu hết dùng tên Date Naoto hoặc có liên quan đến tên Date Naoto, có người thì lấy tên là "Date Naoto tỉnh Nagasaki", "Date Naoto tỉnh Okinawa" hay "người cảm kích hành động nhân ái của Date Naoto" v.v...

Những "món quà bất ngờ" này không chỉ là cặp sách, bút mực, dụng cụ học sinh còn mới toanh chưa cắt chỉ mà còn có cả tiền mặt hay phiếu mua hàng nữa. Tại một số hộp thơ đặt trước các cửa hàng bách hóa lớn, người ta cũng "phát hiện" được một vài phong bì đựng cả mấy trăm ngàn yen (tương đương với mấy ngàn đô la Mỹ), hoặc có người đến thẳng tòa hành chánh để trao phong bì dầy cộm có đến 1.000.000 yen, khi được hỏi "quí danh" thì ân nhân cười giả lả rồi từ từ xin kiếu. Thế Date Naoto là ai mà nhiều người mượn tên thế?

Date Naoto là vai chính trong tập phim hoạt họa nổi tiếng "Tiger Mask" được chiếu trên màn ảnh Ti Vi vào 40 năm trước. Chuyện kể rằng: mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ, Date được nuôi dưỡng tại cô nhi viện "Chibikko House", sau đó được một lò vật (wrestler) "ác đức" "Tora no Ana" (Hang cọp) huấn luyện và trở thành võ sĩ đeo mặt nạ cọp chuyên đánh ngã đối thủ bằng những miếng đòn gian xảo. Phân nửa số thu nhập của Date do chiến thắng đã được chàng âm thầm bí mật gửi giúp "Chibikko House", còn một nửa thì nộp cho "Hang cọp". Rồi đến một ngày, biết được "Chibikko house" gặp khó khăn về tài chánh, chàng dùng luôn số tiền lẽ ra phải đóng cho "Hang Cọp" tặng hết cho "Chibikko house", thế là "Hang Cọp" mất phần và coi Date là kẻ phản bội, cử "thích khách" ám hại hoặc dùng mọi mánh khóe để đánh ngã Date..... Nhưng cũng nhờ thế mà cách đấu vật và cuộc sống của chàng không còn là "tà đạo" mà trở thành "chính đạo".

Tính cho đến nay, toàn quốc Nhật gồm 47 đô huyện phủ đã có khoảng 300 trường hợp tương tự mà hầu hết "hiệp sĩ bịt mặt", trừ phi "bị bắt gặp" khi sáng sớm "len lén" mang quà đến tặng.

Có lẽ quá bất ngờ, nên vào những lúc ban đầu người nhận cũng rất ư là bối rối. Có lần sở cảnh sát của một thành phố nhận được điện thoại thông báo từ một hiệp sĩ lấy tên "người mến mộ Date Naoto": "Tôi vừa để trước bãi đậu xe của sở một thùng quà, nhờ quí vị đưa hộ cho một trung tâm thiếu nhi nào đó, vì tôi không biết địa chỉ". Các chú "bạn dân" lính quýnh chẳng biết tính sao bèn công bố với báo chí: "Cảnh sát coi thùng quà này là đồ nhặt được, trong vòng 3 tháng nếu không có người nhận thì sẽ xung vào quỹ công". Thế là hôm sau cũng hiệp sĩ mang tên "người mến mộ Date Naoto" điện thoại đến dũa: "Đợi 3 tháng nữa thì quá thời gian nhập học rồi thì còn ý nghĩa gì nữa, mấy cha". Bạn dân lại lật đật xin lỗi: Vâng, chúng tôi xin làm theo ý. Nói như thế chứ cũng bối rối lắm vì không biết sẽ giao thùng quà đó cho ai, từ trên xuống dưới lại phải họp lên họp xuống để tìm ra cách giải quyết chung khi gặp trường hợp tương tự. Ngoài ra, tại một vài trung tâm khác thì số quà lại ít hơn số người, chẳng hạn có 6 em nhập học nhưng chỉ có 3 cái cặp, làm sao bây giờ? lại phải chung đầu tính kế sao cho trên thuận dưới hòa.

Bộ trưởng giáo dục Nhật Bản đã nhập cuộc, một mặt bày tỏ lòng cám ơn đến những ân nhân bịt mặt còn một mặt thì khẩn khoản: "Nếu được xin các ân nhân lộ diện để cùng chúng tôi bàn thảo hầu nắm vững nhu cầu cần thiết cho các em, được thế thì mọi việc sẽ vẹn toàn" rồi chỉ thị cho các cơ quan đặc trách phải ra những hướng dẫn cũng như chi tiết về các trung tâm để các hiệp sĩ bịt mặt hiểu rõ mà "liệu cơm gắp mắm".

Trên toàn nước Nhật hiện có 580 cơ sở chăm sóc hơn 30.000 trẻ em mồ côi, trẻ em không thể sống chung với bố mẹ vì bị ngược đãi, hoặc những lý do khác với lứa tuổi từ 1 đến 18. Chi phí về việc nuôi dưỡng được chính phủ trợ cấp toàn phần, nhưng chỉ vừa đủ ăn, đủ mặc, ít có trường hợp các em được học lên cao.

Bình luận về "phong trào mặt nạ cọp" đang nở rộ, có dư luận cho rằng ban đầu chỉ có cá nhân của ai đó muốn giúp trung tâm chăm sóc trẻ mồ côi ở Gunma đang gặp khó khăn về tài chánh, nhưng không ngờ qua "sức mạnh của truyền thông", hình bóng của hiệp sĩ Date Naoko đã trở lại xuất hiện khắp nơi ra tay làm việc nghĩa. Cũng có thầy bàn phân tích, người Nhật hay có tính mắc cở và rất e ngại phải xuất đầu lộ diện khi thực hiện một nghĩa cử nào đó mà họ nghĩ là không đáng bao nhiêu.

Theo cách nói của đài truyền hình NHK thì phong trào này đã là những tia nắng ấm thổi tan những đám mây mù lạnh lẽo. Mọi người ai cũng cầu mong những tia nắng ấm này sẽ hiện diện mãi mãi trên bầu trời Nhật Bản.


Nhà đối lập tại gia



Tháng 7 năm ngoái, Chuyện Xứ Phù Tang có nhắc đến quyển sách có tên: 「あなたが総理になって、いったい日本の何が変わるの」(Anata ga Shori ni natte, ittai Nihon no nani ga kawaru no? Ông trở thành thủ tướng thì Nhật Bản có gì thay đổi?) của đệ nhất phu nhân Kan Nobuko, có nội dung "chê" nhiều hơn "khen" đương kim thủ tướng Kan Naoto, từ đó bà được coi là một nhà đối lập "tại gia" nghiêm khắc, theo lời bà kể thì cứ mỗi lần ông bà "sáp nhau" bàn chuyện quốc sự, đến lúc gay cấn là ông... bỏ đi nơi khác. Hỏi thì bà cho biết: thắc mắc của tôi cũng là của người dân và tôi muốn "ổng" phải trả lời cho ra lẽ. Lần này, xin tiếp tục kể hầu quí vị thêm vài câu chuyện về nhà "đối lập tại gia nghiêm khắc" hơn "những đối lập gia nghiêm khắc" khác.

Ngày 12 tháng 1, tại đại hội định kỳ toàn đảng Dân Chủ ở thành phố Chiba, trong lúc thủ tướng Kan Naoto đang bị những người cùng đảng "hạch sách" về những thất bại kinh tế, đối ngoại, đối nội...., thì tại câu lạc bộ phóng viên báo chí ngoại quốc ở Tokyo, nhà đối lập tại gia Nobuko cũng đang... tố khổ ông chồng khi bà gặp gỡ nhóm ký giả trong cũng như ngoài nước.

Trả lời câu hỏi: "Nếu được .... đầu thai kiếp khác bà có ý định chọn ... ông Kan Naoto làm người nâng khăn sửa túi không?" bà thẳng thừng: "Không, nhất định là không. Vì tôi đã sống cuộc đời này một lần nên không thích sống lại cuộc đời tương tự một lần nữa." Tuy nhiên, bà Nobuko nói ngay để cho đám ký giả không thêu dệt: "lý do này rất bình thường, chẳng phải tôi ghét ổng, mà là vì tôi chỉ muốn sống một cuộc sống... khác nếu được đầu thai kiếp.... khác".

Bà Nobuko cho hay: "Tôi vừa khích lệ, vừa chỉ trích nhưng chỉ trích có phần nhiều hơn, đôi khi hơi... thách thức, tôi hay hỏi thẳng và đặt ra những câu hỏi đầy gai góc để ổng trả lời". Nhưng bà cũng tâm sự: Có lẽ tôi nên "dễ dãi" hơn với ông ấy một chút, vì thỉnh thoảng ông ấy hay...... bỏ đi hoặc lảng sang chuyện khác, có lần căng thẳng quá ông nói: thà phải ra Quốc hội để trả lời chất vấn còn hơn là trả lời cho bà ở nhà.

Bà Nobuko cho biết bà không muốn chồng bà giống như những nhà lãnh đạo Nhật gần đây thường tính chuyện từ chức chỉ vì tỉ lệ ủng hộ thấp hay bị người chỉ trích. Bà chủ trương phải ở lại đối diện với vấn đề rồi giải quyết. Bà tuyên bố: "Tôi nghĩ là nếu có phải ...chết vì chính trị sau khi đã làm mọi thứ vẫn tốt hơn là bỏ cuộc chỉ vì tỉ lệ ủng hộ thấp hay chỉ bởi những chỉ trích từ phía những người khác". Bà kết luận: "Có lẽ đó là cách tốt nhất để tôi giúp ông ấy".

Tháng 9 năm ngoái, trong cuộc tranh cử "một mất một còn" với ông Ozawa Ichiro, vì đang là thủ tướng nên ông Kan không thể bỏ hết thì giờ cho cuộc tranh cử, bà đã phải thay ông đi đây đi đó gặp từng dân biểu, nghị sĩ kêu gọi mọi người ủng hộ, giữ vai trò không nhỏ giúp ông đắc cử.

Phân tích về thái độ của bà đối với ông Kan, nhiều bình luận gia cho rằng, bà rất khôn khéo trong việc giúp ông Kan giải quyết chuyện đại sự, nhìn thì cứ tưởng là "dũa" nhưng thực ra đó là những "góp ý" mang đến cho ông những kết quả tốt nhất.


Chuyện chính trường

Chưa thấy......

Thế là ông Kan Naoto đã nắm quyền được gần 7 tháng. Như đã được trình bày dài dài trong Câu Chuyện Phù Tang các tháng trước, mức độ ủng hộ của người dân cứ ngày càng đi xuống, nay chỉ còn một nửa so với 65% lúc ban đầu. Lý do thì rất nhiều kể ra không hết, vì kinh tế Nhật Bản èo uột, vì nội các thiếu khả năng lãnh đạo, vì lượng giá tình hình trật lất, vì cùng xuất thân một lò học chung một sách nhưng ông thì nói gà bà thì nói vịt v.v…. Cuối năm ngoái cựu thủ tướng Koizumi đã đánh giá: "Bây giờ các ông các bà trong đảng Dân Chủ mới thấm....". "Chuyển ngữ" câu nói của ông Koizumi sang tiếng Việt thì chắc là không có câu nào thích hợp hơn câu này cả: "chưa thấy quan tài chưa đổ lệ"

Khó khăn từ "trong nhà"

Ngay từ lúc là thủ tướng "tạm thời" (khi ông Hatoyama từ chức), "chính thức" (khi thắng ông Ozawa Ichiro, ông Kan đã phải đối phó với một quốc hội "chia rẽ" rất khó vận hành (hạ viện thì đảng cầm quyền chiếm đa số, nhưng thượng viện thì thiểu số), với khoản nợ công trái khổng lồ, với nền kinh tế cứ mỗi ngày đi xuống. Ngoài ra ông còn bị vấn đề "chính trị và tiền bạc của ông Ozawa" quấy rầy không ít. Dạo gần đây, vấn đề này lại "nổi cộm" khi ông Ozawa và phe nhóm trước sau như một: không ra Ủy Ban Luân Lý Quốc Hội trình bày với mọi người về những gì bị nghi ngờ là không minh bạch về tài chánh theo đòi hỏi của ban chấp hành đảng với lý do: trước sau cũng sẽ rõ ràng, hãy để tòa án làm việc. Đó là chưa kể những chống đối không ngừng nghỉ của đảng đối lập và ngay cả những đảng viên cùng đảng.


....ra đến "ngoài ngõ"

Sau nhiều năm nằm yên nhận "quà viện trợ", đến lúc cảm thấy "dư lông đủ cánh", hai anh khổng lồ Nga Sô, Trung Quốc kéo theo Bắc Hàn đã bắt đầu quậy, làm khó dễ Nhật Bản đủ điều, nay đòi này mai hăm dọa nọ. Chưa nghĩ tới kịp hay nghĩ không tới sẽ có ngày này nên chính phủ của ông Kan lao đao không ít, cuối cùng chỉ còn biết dựa vào đồng minh duy nhất là Hoa Kỳ, anh bạn có khả năng tạo ra "lực trấn áp", có thể "hóa giải" mọi cuộc tấn công từ ngoài vào Nhật nếu có, nhưng muốn thế thì cũng phải biết điều với anh bạn Hoa Kỳ một chút: gác lại chuyện di dời căn cứ Mỹ ra khỏi Nhật Bản theo đòi hỏi của người dân Okinawa. Nhưng sau bao lần cử sứ giả đi thuyết phục, người dân Okinawa vẫn cương quyết: "không". Đến đây thì ông Kan và nội các cũng chẳng biết phải làm sao cả ngoài cách tiếp tục năn nỉ ỉ ôi cả 2 phía: Hoa Kỳ và người dân Okinawa. Thật là họa vô đơn chí. Năm 2010 đã đi qua với đầy rẫy những khó khăn không có gì là sáng sủa.

Để tồn tại, bước sang năm mới, ông và "nhóm" của ông đã "hạ quyết tâm" tìm đường thoát hiểm. Với chủ trương giải quyết dứt điểm từng vấn đề một còn các vấn đề khác ... tính sau, ông đặt ưu tiên cho việc tăng thuế và phúc lợi xã hội. Việc đầu tiên là


Cải tổ nội các: lấy.... thù làm bạn!


Hôm 15/1 ông Kan vừa trình diện người dân thành phần nội các mới. Đây là nội các thứ ba của ông Kan trong vòng 7 tháng cầm quyền, có 3 bộ trưởng "bị" thay thế là bộ trưởng Phủ Thủ Tướng Sengoku, bộ trưởng giao thông Mabuchi, bộ trưởng bộ nội vụ Okazaki để làm... vừa lòng đảng đối lập. Nhưng trong lần cải tổ này, việc ông Kan bổ nhiệm một "cựu thù không đội trời chung" là ông Yosano Kaoru làm bộ trưởng kinh tế đã gây ngạc nhiên và bất mãn không ít cho cả "bạn" lẫn "thù".

Được biết, Ông Yosano vốn là cựu bộ trưởng Kinh Tế thời ông Asao (đảng Tự Dân), lấy lý do là đảng Tự Dân quá yếu không đủ khả năng đối đầu với đảng Dân Chủ, ông và một vài người đã bỏ đảng Tự-Dân thành lập đảng Tachiagare Nihon, với mục đích đầu tiên rất dứt khoát: phải đánh đổ đảng Dân Chủ bằng mọi giá, vì nếu không thì Nhật Bản sẽ đi vào con đường mạt lộ. Ngoài ra, khi còn là bộ trưởng kinh tế, ông chủ trương: cho đến năm 2015, Nhật Bản phải tăng thuế tiêu thụ là 10%. Nói tóm lại là tất cả những gì mà ông Yosano tính toán đều ngược hẳn với những gì mà đảng cầm quyền đang nhắm tới. Thế thì tại sao ông Kan lại níu áo ông Yosano biến thù thành bạn?

Một số nhà bình luận cho rằng: Sau vài tháng cầm quyền và cũng từng là bộ trưởng tài chánh dưới thời ông Hatoyama, ông Kan đã thấy rõ những giới hạn về ngân sách, nếu không khai thông thì có nước là.... vỡ nợ, dù biết là nêu vấn đề tăng thuế trong thời điểm này là thất sách, nhưng ông Kan cũng phải cắn răng làm tới, và người nắm vững tình hình, có khả năng hoạch định chính sách tăng thuế trong thời điểm hiện tại không có ai bằng cựu thù Yosano cả. Lẽ dĩ nhiên là ông Yosano cũng bị đảng Tự Dân xem là người phản bội. Tưởng cũng nên biết thêm rằng, trong cuộc bầu cử hạ viện vào tháng 8/2009, ông Yosano đã rớt đài "khu tuyển cử" nhưng "đậu vớt" vì được xếp đầu bảng trong "tỷ lệ khu". Hỏi lý do tại sao ông Yosano tham gia nội các mà trước đây ông chủ trương lật đổ, ông này nói: chẳng có gì đi ngược những gì mà tôi nói trước đây cả, tôi tham dự là để thực hiện những gì mà tôi chủ trương. Còn ai muốn chửi thì cứ tự nhiên, tôi xin nhận tất cả.

Việc bổ nhiệm này cho thấy ông Kan Naoto nhất quyết định sẽ tăng thuế tiêu thụ trong thời gian sắp tới, vì tài nguyên đã cạn.


Tuy lên gân, nhưng xuống nước


Trong các lời phát biểu gần đây, tuy có nhiều lúc lên gân: chúng tôi đã đạt được hơn một nửa những gì đã hứa với người dân, nhưng ông cũng thú nhận là "có một vài vấn đề được lượng giá quá lạc quan không thực hiện ngay được", ông và nội các sẽ xem xét lại và nếu cần thì sửa đổi.

Ông xin lỗi giới quan liêu vì những quyết định mà ông nghĩ là quá đà khi đảng chủ trương "chính trị chủ đạo" khiến sự hợp tác, phối hợp giữa hai bên (quan liêu-chính trị gia) không hiệu quả, và chỉ thị cho các bộ rà xét lại sự phối hợp này.

Ông cũng kêu gọi các đảng đối lập hợp tác với đảng cầm quyền đưa đất nước qua cơn sóng gió, "hãy đưa ra những dự án của quí vị để chúng ta cùng bàn thảo và lựa chọn", nhưng cũng thòng thêm một câu khích bác: "Nếu không hợp tác với chúng tôi thì quí vị đã đi ngược giòng lịch sử".

Các đảng đối lập đáp ngay: "Trước hết, hãy hủy bỏ ngay những công ước "lèo" đã hứa, xin lỗi người dân và giải tán quốc hội, tổ chức bầu cử rồi tính gì thì tính."

Báo chí đã chỉ trích và kêu gọi cả 2 phía: các ông các bà phải vào bàn hội nghị, suy xét cho kỹ, thông qua những dự án nào có thể thực hiện được và mạnh dạn cắt bỏ những dự án nào không thực hiện được. Nếu không thì chỉ có người dân là lãnh đủ.

Đúng thế, vì cứ tình trạng này thì quốc hội sẽ chỉ là nơi cãi nhau, ngân sách không được bàn thảo và thông qua thì lấy tiền đâu ra để vận hành cho năm tới.

Đến đây xin chấm dứt bản tường trình vì đã nói hết những gì muốn nói.
Hẹn gặp lại quí vị tháng sau

Trần Thái Huy
Yoroshiku onegaishimasu





Người Quốc Gia là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


LỊCH SỬ PHÁN XÉT

LỊCH SỬ PHÁN XÉT

(Trình bày trong Lễ Tưởng niệm do Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH Ontario

tổ chức tại Toronto ngày 29-1-2011)

 

Trần Văn Hương sinh năm 1902 tại làng Long Hồ, quận Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long.  Tuy gia đình khó khăn, nhưng nhờ học giỏi, nên sau khi đỗ bằng thành chung (diplôme d'études primaries supérieures indochinoises) tại trường Trung học Mỹ Tho, ông ra Hà Nội theo học trường Cao đẳng Sư phạm.  Sau khi tốt nghiệp, ông trở về dạy tại Trung học Mỹ Tho, rồi làm đốc học Tây Ninh năm 1945.  Khi Việt Minh (VM) cướp chính quyền, VM cử ông Hương làm chủ tịch Ủy ban hành chánh Kháng chiến tỉnh Tây Ninh, nhưng chỉ trong thời gian ngắn, ông từ chức, không hợp tác với VM và cũng không hợp tác với Pháp.  Sau đó, Trần Văn Hương đến Sài Gòn sinh sống, bán thuốc cho "Pharmacie Kim Quan", gần chợ Bến Thành. (Tài liệu của Hứa Hoành)

 

Sự nghiệp chính trị của Trần Văn Hương có thể tóm lược như sau:

 

-      Hai lần làm đô trưởng Sài Gòn.  Lần thứ nhất ngày 27-10-1954 dưới thời thủ tướng Ngô Đình Diệm.  Lần thứ hai ngày 9-9-1964 dưới thời thủ tướng Nguyễn Khánh.

-      Hai lần làm thủ tướng VNCH.  Lần thứ nhất, từ ngày 4-11-1964 đến 27-1-1965, dưới thời quốc trưởng Phan Khắc Sửu.  Lần thứ hai làm thủ tướng từ ngày 25-5-1968 đến 1-9-1969 dưới thời tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, trong nền Đệ nhị Cộng hòa.

-      Phó tổng thống VNCH.  Ngày 29-8-1971, Trần Văn Hương ứng cử phó tổng thống trong liên danh của Nguyễn Văn Thiệu.  Liên danh nầy độc diễn, được tuyên bố đắc cử ngày 3-10-1971 và nhận chức ngày 31-10-1971.

-      Tổng thống VNCH.  Ngày 21-4-1975, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, phó tổng thống Trần Văn Hương lên thay theo hiến định.

 

Khi nhận chức, tổng thống Trần Văn Hương 73 tuổi.  Ông biết tình hình đang hết sức khó khăn, hầu như không giải quyết được, nên tổng thống Thiệu phải từ chức.  Ngoài ra, tổng thống Hương cũng biết rằng ông chỉ là con cờ đệm; vai trò của ông chỉ có tính cách tạm thời theo hiến định, để chuyển giao cho một nhân vật khác mà lúc đó người ta lầm tưởng là có thể đứng ra thương thuyết với phía CSVN.  Đó là đại tướng Dương Văn Minh.  Vì vậy, tổng thống Hương trao quyền cho quốc hội quyết định việc chọn lựa người thay thế và tối 27-4-1975, quốc hội quyết định chọn đại tướng Dương Văn Minh lên làm quyền tổng thống VNCH.   Cuối cùng, như ai cũng biết, lúc 10 G. 24 phút sáng 30-4-1975, quyền tổng thống Dương Văn Minh đọc nhật lệnh cho QĐVNCH buông súng, ngưng chiến đấu.  Thế là hết.

 

Đúng như Trần Văn Hương nói trước, sau khi cưỡng chiếm miền Nam, CSVN bắt giam vô thời hạn, đày ải hàng triệu quân nhân, công chức lên miền rừng thiêng nước độc.  Riêng về phần Trần Văn Hương,  CSVN sợ dư luận thế giới, nên đề yên cho ông về sống tại căn nhà cũ của ông trong một con hẻm trên đường Phan Thanh Giản, Sài Gòn cho đến khi từ trần ngày 27-1-1982, nhằm ngày Mồng 3 Tết Nhâm Tuất, thọ 82 tuổi.

 

Ngày 30-4-1975 là ngày tang chung của dân tộc Việt Nam, ngày QUỐC HẬN cho cả nước.  Trong cái tang chung của đất nước, người Việt Nam, nhất là cựu quân nhân Quân đội VNCH, không bao giờ quên những người đã hy sinh thân mạng, chết theo vận nước đen tối, nhất là những vị tướng lãnh, sĩ quan theo gương của danh tướng Trần Bình Trọng, "thà làm quỷ nước Nam, không thà làm vương đất Bắc".  Nổi tiếng nhất, chúng ta được biết là đại tá Hồ Ngọc Cẩn, chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, chuẩn tướng Lê Văn Hưng, thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, thiếu tướng Phạm Văn Phú, chuẩn tướng Trần Văn Hai.

 

Đại tá Hồ Ngọc Cẩn sinh ngày 24-3-1938, học Trường Thiếu sinh quân Gia Định năm 1951, rồi Liên trường Võ khoa Thủ Đức năm 1961.  Rời trường Thủ Đức, chuẩn úy Hồ Ngọc Cẩn học tiếp khóa huấn luyện Biệt Động Quân, và về phục vụ tại Tiểu đoàn 42 BĐQ, thăng dần lên trung úy và làm tiểu đoàn phó TĐ nầy.  Lên đại úy năm 1966, Hồ Ngọc Cẩn được chuyển đi làm tiểu đoàn trưởng TĐ 1 Trung đoàn 33, SĐ 21 BB.  Sau vụ Tết Mậu Thân (1968), ông thăng thiếu tá, rồi lên trung tá năm 1970.  Ông được cử giữ trung đoàn trưởng TĐ 15, SĐ 9 BB.  Trong chức vụ nầy, ông đã hành quân giải cứu An Lộc năm 1972.  Cuối năm 1973, ông giữ chức tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Chương Thiện.

 

Khi đại tướng Dương Văn Minh ra lệnh buông súng, đại tá Hồ Ngọc Cẩn vẫn tiếp tục chiến đấu đến viên đạn cuối cùng tại tiểu khu Chương Thiện.  Ông bị CS bắt và đưa ra xử bắn tại Sân vận động Cần Thơ ngày 14-8-1975.

 

Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ sinh ngày 22-8-1933 tại Sơn Tây, Bắc Việt.  Năm 1951, ông theo học khóa 2 Trường Võ Bị Địa Phương ở Huế (đóng ở Đập Đá), và tốt nghiệp với cấp bậc chuẩn úy.  Dần dần, ông thăng lên thiếu tá năm 1965.  Sau cuộc tử thủ An Lộc trong Mùa hè đỏ lửa năm 1972, đại tá Lê Nguyên Vỹ được cử làm tư lệnh phó sư đoàn 21 Bộ Binh, dưới quyền chuẩn tướng Lê Văn Hưng.

 

Sau đó, đại tá Vỹ được cử đi tu nghiệp khóa chỉ huy và tham mưu cao cấp tại tiểu bang Kansas, Hoa Kỳ.  Trở về Việt Nam, đại tá Vỹ được thăng chuẩn tướng và giữ chức tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh.

 

Ngày 30-4-1975, sau khi nghe nhật lệnh của đại tướng Dương Văn Minh, quyền tổng thống VNCH, kêu gọi quân đội buông súng, chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ ra lệnh cho binh sĩ giải tán.  Phần ông, ông dùng súng tự sát tại sân cờ Bộ Tư Lệnh SĐ 5 BB ở Lai Khê, Bình Dương.

 

Chuẩn tướng Lê Văn Hưng sinh ngày 27-3-1933 tại Hóc Môn (Gia Định).  Ông tốt nghiệp khóa 5 (khóa Vì Dân) Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức vào tháng 1-1955.  Ông rất nổi tiếng trên chiến trường đồng lầy miền tây nam, thăng thiếu tá năm 1966, lên trung tá năm 1967 và đại tá năm 1968.  Năm 1970, ông được bổ nhiệm là tỉnh trưởng Phong Dinh (Cần Thơ), rồi tư lệnh Sư đoàn 5 BB năm 1971.

 

Năm 1972, Lê Văn Hưng cương quyết tử thủ tại An Lộc và cuối cùng đẩy lui cuộc tấn công của CSVN.  Ông được thăng chuẩn tướng, giữ chức tư lệnh phó Quân khu III.  Năm sau, ông được bổ nhiệm làm tư lệnh SĐ 21 BB, rồi thăng tư lệnh phó Quân đoàn IV, dưới quyền thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam.  Dầu CSVN đã vào đến Sài Gòn, chuẩn tướng Lê Văn Hưng và thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam cố gắng lập mặt trận miền Tây chống CSVN, nhưng thất bại.  Lê Văn Hưng dặn dò vợ con, từ biệt thuộc cấp, rồi vào văn phòng tự sát lúc 8G 45 phút tối 30-4-1975.

 

Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, nguyên quán làng An Cựu, quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, sinh tại Đà Nẵng ngày 23-9-1927.  Năm 1953, sau khi rời Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, ông gia nhập binh chủng Nhảy Dù tháng 10-1953. 

 

Năm 1965, Nguyễn Khoa Nam thăng thiếu tá và giữ chức tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 ND.  Năm 1967, ông lên trung tá và được bổ nhiệm lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3 ND.  Cuối năm 1967, ông lên đại tá.  Năm 1969, Nguyễn Khoa Nam được chuyển làm tư lệnh Sư đoàn 7 BB.  Tháng 11 cùng năm, ông được thăng chuẩn tướng.  Năm 1972 Nguyễn Khoa Nam thăng thiếu tướng.  Tháng 11-1974, ông được cử giữ chức tư lệnh Quân đoàn IV và Vùng IV Chiến thuật.

 

Khi Sài Gòn bị CSVN tràn ngập, thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam cùng chuẩn tướng Lê Văn Hưng dự tính lập phòng tuyến chống cộng tại miền Tây, nhưng thất bại.  Cuối cùng, trong lễ phục trắng của QĐVNCH, thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam tự sát tại bộ chỉ huy lúc 7:30 sáng 1-5-1975.

 

Thiếu tướng Phạm Văn Phú sinh năm 1925, tại Hà Đông, tốt nghiệp khóa 6 Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt năm 1953 và gia nhập binh chủng Nhảy Dù.  Trong trận Điện Biên Phủ, ngày 15-4-1954, trung úy Phạm Văn Phú được thăng đại úy tại mặt trận.

 

Sau trận Điện Biên Phủ, đại úy Phú bị VM cầm tù và được trao trả sau hiệp định Genève (20-7-1954).  Đại úy Phú tiếp tục phục vụ trong QĐVNCH.  Năm 1962, Phạm Văn Phú thăng thiếu tá, giữ chức Liên đoàn trưởng Liên đoàn Quan sát 77 Lực lượng Đặc biệt.  Năm 1964, ông thăng trung tá, giữ chứ tham mưu trưởng LLĐB.  Hai năm sau, ông thăng đại tá và chuyển qua là tư lệnh phó Sư đoàn 2 BB, rồi tư lệnh phó Sư đoàn 1 BB.  Năm 1968, đại tá Phú được cử giữ chức tư lệnh Biệt khu 44 gồm các tỉnh biên giới Việt Miên.  Năm sau ông được thăng chuẩn tướng.  Năm 1970, ông trở về làm tư lệnh LLĐB, rồi làm tư lệnh SĐ 1 BB và thăng thiếu tướng năm 1971.  Tháng 11-1974, thiếu tướng Phạm Văn Phú thay tướng Nguyễn Văn Toàn giữ chức tư lệnh Quân đoàn II Vùng II Chiến thuật.

 

Sau khi Ban Mê Thuột thất thủ vào tháng 3-1975, ông được lệnh rút quân từ cao nguyên vầ đồng bằng.  Cuộc lui quân bị thảm bại.  Ngày 29-4-1975, thiếu tướng Phú uống thuốc độc quyên sinh và tuẫn tiết vào trưa hôm sau.

 

Chuẩn tướng Trần Văn Hai sinh năm 1929 tại Cần Thơ, tốt nghiệp khóa 7 Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt năm 1951, cấp bậc thiếu úy.  Năm 1960, đại úy Trần Văn Hai được gởi tu nghiệp khóa Tham mưu cao cấp tại Hoa Kỳ.  Năm 1963, ông được thăng thiếu tá, giữ chức chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Dục Mỹ.  Năm 1965, ông Hai lên trung tá và làm tỉnh trưởng Phú Yên.

 

Sau biến cố Tết Mậu Thân (1968), Trần Văn Hai lên đại tá và được cử giữ chức tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia thay thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan.  Năm 1970, Trần Văn Hai lên chuẩn tướng và được cử giữ tư lệnh Biệt khu 44, rồi năm sau, làm chỉ huy trưởng binh chủng Biệt Động Quân.  Năm 1972, Trần Văn Hai phụ trách tư lệnh phó hành quân của Quân đoàn II đặc trách biên phòng.  Năm 1973. ông trở thành chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Lam Sơn kiêm chỉ huy trưởng Huấn khu Dục Mỹ Quân đoàn II.  Năm 1974, ông thay thế thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, làm tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh.

 

Chiều ngày 30-4-1975, được lệnh của quyền tổng thống Dương Văn Minh, chuẩn tướng Trần Văn Hai cho binh sĩ trở về đời sống dân sự, ông vào phòng chỉ huy ở Mỹ Tho, uống độc dược quyên sinh lúc 5G.

 

Trên đây là tóm lược sự nghiệp của tổng thống Trần Văn Hương và sáu sĩ quan cao cấp đã tuẫn tiết ngày 30-4-1975.  Thật ra, trong suốt cuộc chiến vừa qua, không biết bao nhiêu người đã hy sinh vì lý tưởng tự do dân chủ.  Ngay trong ngày 30-4-1975, rất nhiều người đã tuẫn tiết, từ hàng binh lên tới cấp tướng, mà càng ngày người ta càng phát hiện, như mới đây vụ ở Quy Nhơn, ở Huế...

 

Những vị nầy đã chọn cái chết, hoặc ở lại chịu đựng với đồng đội mà không ra đi khi CS tràn vào, dầu họ có điều kiện để ra đi.  Ví dụ trường hợp tổng thống Trần Văn Hương.  Trước khi Sài Gòn sụp đổ, ngày 28-4-1975, đại sứ Pháp cho người mời tổng thống Hương di tản.  Tổng thống Hương trả lời: "Nếu trời hại, nước tôi mất, tôi xin thề là sẽ ở lại đây và mất theo nước mình.

 

Sau đó, ngày 29-4-1975, đích thân đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin, cùng một viên tham vụ sứ quán nói tiếng Pháp, đến gặp và mời Trần Văn Hương ra đi.  Hai bên nói chuyện bằng tiếng Pháp.  Ông Hương trả lời: "Thưa Ngài Đại sứ, tôi biết tình trạng hiện nay rất là nguy hiểm.  Đã đến đỗi như vậy, Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó.  Nay ông Đại sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cảm ơn ông Đại sứ.  Nhưng tôi đã suy nghĩ kỹ và dứt khoát ở lại với nước tôi.  Tôi cũng dư biết rằng Cộng sản vào được Sài Gòn, bao nhiêu đau khổ, nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam.  Tôi là người lãnh đạo hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại để chia sẻ với họ một phần nào niềm đau khổ tủi nhục, nỗi thống khổ của người dân mất nước.  Cảm ơn ông Đại sứ đã đến viếng tôi."  Sau khi nghe Trần Văn Hương trả lời, trong đó có câu "Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó" (Les États Unis ont aussi leur part de responsabilité…),  , đại sứ Martin nhìn trân trân vào ông Hương, rồi ra đi mà chẳng bắt tay nhau.  (Trần Đông Phong, Việt Nam Cộng Hòa 10 ngày cuối cùng, California: Nxb. Nam Việt, 2006, tt. 352-355.).

 

Đó là tư cách và khẩu khí một tổng thống, một nhà lãnh đạo.  Về phía các quân nhân, có lẽ nhiều người đã đọc những bài tường thuật về sự tuẫn tiết của các vị anh hùng nầy.  Ở đây, xin nhắc lại những lời cuối cùng của đại tá Hồ Ngọc Cẩn.

 

Sau khi chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, đại tá Hồ Ngọc Cẩn bị bắt tại bộ chỉ huy tiểu khu Chương Thiện.  Ngày14-8-1975, ông bị CS đưa đi xử tử tại Sân vận động Cần Thơ.  Trước khi hành hình, quân CS hỏi ông có nhận tội không, thì đại tá Hồ Ngọc Cẩn trả lời như sau:  "Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi.  Tôi cũng không hạ nhục các anh như ác anh bôi lọ tôi.  Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi.  Tôi chiến đấu cho tự do của người dân.  Tôi có công mà không có tội.  Các anh không có ai có quyền kết tội tôi.  Lịch sử sẽ phán xét các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy.  Các anh muốn giết tôi, các anh cứ giết đi.  Không cần phải bịt mắt."  Sau đó, đại tá Hồ Ngọc Cẩn hô lớn: "Đả đảo cộng sản!  Việt Nam Cộng Hòa muôn năm!" (Theo lời kể của hai nhân chứng: cựu trung tá Bùi Văn Địch (Berlin, Đức) và bà Vũ Thị Quỳnh Chi (Marseille, Pháp). <http://vi.wikipedia.org/wiki/Hồ_Ngọc_Cẩn> (đại tá)

 

Tưởng niệm những anh hùng đã tuẫn tiết ngày 30-4-1975, cũng là cơ hội cho chúng ta ôn lại lịch sử những ngày tháng đen tối trên đất nước chúng ta.  Chế độ chúng ta sụp đổ không phải vì lãnh đạo hay vì quân đội chúng ta bất lực hay bất tài như nhiều người đổ lỗi. Phải công bình mà thấy rõ rằng, sau khi người Mỹ và Đồng minh rút quân vào năm 1972, quân đội VNCH đơn độc chiến đấu chống CSVN rất hữu hiệu trong các năm 1972, 1973, 1974 nhờ lúc đó hỏa lực còn đầy đủ.  Chỉ khi bị cắt viện trợ, thiếu đạn dược, quân đội VNCH mới bắt đầu lúng túng và thất thế.

 

Có thể nói chế độ chúng ta bị bức tử từ cả hai thế lực tư bản và CS.  Ai cũng biết trong khi Hoa Kỳ chấm dứt viện trợ, thì CSQT giúp đỡ tối đa cho Bắc Việt để Bắc Việt tấn công chúng ta. 

 

Chúng ta nhìn lại quá khứ không phải để trách cứ quá khứ, hay để đổ tội cho ai, mà nhìn lại quá khứ để từ đó rút ra kinh nghiệm cho tương lai.  Sau năm 1975, bản chất độc tài toàn trị, phản dân, bán nước của CSVN đã lộ quá rõ trước mắt toàn dân.  Ai ai cũng thấy rõ điều nầy.  Ngay cả những cán bộ CS cũng sáng mắt ra vì điều nầy.  Đại tá Hồ Ngọc Cẩn đã nói đúng: "Lịch sử sẽ phán xét các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy." 

 

Ngày nay, tuy chỉ mới hơn 35 năm, LỊCH SỬ ĐÃ PHÁN XÉT.  Chân lý đứng về phía lý tưởng Quốc gia Dân tộc.  Chân lý đứng về phía Tự do Dân chủ.  Bởi vì không bao giờ dân tộc Việt Nam chấp nhận một chế độ phản quốc như chế độ CSVN hiện nay, cam tâm bán đứng đất đai, biển cả mà tiền nhân đã tốn bao nhiêu xương máu tạo dựng và bảo vệ.  Trước tình hình hiện nay, xin mọi người hãy rút kinh nghiệm từ quá khứ, để cùng nhau tiếp tục cuộc tranh đấu cho tương lai. 

 

Có người hỏi, thời còn binh hùng tướng mạnh mà chúng ta không thành công, bây giờ làm sao mà tranh đấu?  Câu trả lời rất đơn giản:  Có người nào muốn CS ngự trị mãi trên đầu trên cổ dân tộc Việt Nam hay không?  Nếu không muốn, thì chúng ta phải tiếp tục tranh đấu.  Dĩ nhiên cuộc tranh đấu ngày nay không phải bằng võ khí đạn dược, mà bằng văn hóa và chính trị, bằng dân chủ pháp trị.  Cuộc tranh đấu bằng văn hóa và chính trị chắc chắn cũng cam go và lâu dài không kém bằng cuộc tranh đấu võ lực trong thời gian trước năm 1975.  Có thể còn chậm chạp hơn là đàng khác.  Chúng ta phải tiếp tục tranh đấu để làm ngắn bớt đời sống của CSVN, để làm giảm tuổi thọ của CSVN trên quê hương chúng ta.  Chuông không gõ không kêu, đường không đi không đến.  Đời chúng ta không thành công thì đời con cháu chúng ta sẽ thành công. 

 

Xin tất cả hãy tiếp tay với những người trong nước, đòi hỏi xóa bỏ độc tài, đòi hỏi dân chủ, bởi vì dân chủ là con đường duy nhất để xây dựng tương lai đất nước.  Chắc chắn lẽ phải sẽ tất thắng.  Chắc chắn dân chủ sẽ tất thắng.

 

Trên bước đường tranh đấu cho tương lai dân chủ Việt Nam, các Hội Cựu Quân Nhân Hải ngoại giữ một vai trò rất quan trọng, không kém gì quân đội VNCH trước năm 1975.  Xin hết lời ca ngợi các Hội CQN Hải ngoại đã giữ lửa trên 35 năm nay.  Xin chúc các Hội CQN vững tin nơi chính mình, nơi lý tưởng của mình, đừng mệt mỏi vì đường dài hun hút, đừng chao đảo vì những tuyên truyền xuyên tạc của CSVN.  Đồng ý rằng trong cuộc sống mới tại quê hương mới, mọi người đều cần có thời gian thư giản sau những ngày làm lụng mệt nhọc, nhưng bên cạnh những cuộc vui chơi thư giản, xin đừng quên mình là cựu quân nhân, đừng quên mình đã từng mang trên người 6 chữ vàng TỔ QUỐC - DANH DỰ - TRÁCH NHIỆM. 

 

Vâng, 6 chữ vàng TỔ QUỐC - DANH DỰ - TRÁCH NHIỆM là tiếng gọi thiêng liêng cao cả, suốt đời hướng dẫn chúng ta đi tới mục đích cuối cùng, làm tròn nhiệm vụ với đất nước, với sự tin tưởng của quần chúng, với sự hy sinh anh dũng của tiền nhân, nhất là sự hy sinh của những người đã tuẫn tiết ngày 30-4-1975.

 


TRẦN GIA PHỤNG

(Toronto, 29-1-2011)



Người Quốc Gia là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


AI CẬP LÀM AI RUN LẬP CẬP ?

AI CẬP LÀM AI RUN LẬP CẬP ?

Nguyễn Xuân Nghĩa



Một bóng ma đang hăm dọa Trung Đông: Dân chủ hay Cách mạng Hồi giáo?

Hàng ngày theo dõi thời sự quốc tế  để còn hiểu mà viết bình luận  người viết đã thầm đoán hai chuyện. Thứ nhất, đồng Euro lại mẻ một góc vì một bóng hồng. Thứ nhì, xứ Ai Cập sẽ cần ông Thọ.

Điều không đoán ra là vụ khủng hoảng  đảo chánh  tại Tunisie sau khi một thanh niên tự thiêu khiến Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali phải bỏ chạy ngày 14 tháng Giêng. Khi Tunisie có loạn thì chuyện đồng domino bị lật tất nhiên đặt ra, và nơi sẽ lật có thể là Ai Cập.

Bây giờ, xin lần lượt giải th
ích chuyện bói toán thời sự ấy.

Trong "bát tiên sẽ hái quả"  tám nước Âu Châu có thể bị khủng hoảng  có xứ Ý Đại Lợi. Đứng hàng thứ bảy về rủi ro, trước Pháp mà sau Hy Lạp, Ái Nhĩ Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Bỉ và Áo. Trong số lãnh tụ bốn nước Nam Âu, Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi có khả năng về quản lýkinh tế hơn lãnh đạo Hy Lạp, Bồ Đào Nha hay Tân Ban Nha, chẳng phải vìông là tỷ phú. Cánh tả của Ý đã có lần thắng cử ngắn ngủi mà sau đó vẫn bị lật.

Nhưng Berlusconi có nguy cơ mất quyền vì thói tật trăng hoa.

Ông bị đối lập tới tấp tấn công về chuyện ấy nhưng nội các chưa đổ. Nếu Chính quyền của ông bị bất tín nhiệm, thí dụ như qua lời khai báo ăn tiền của một bóng hồng nữa, một gái gọi rất trẻ, Ý Đại Lợi sẽ bị khủng hoảng chính trị. Vì chẳng phe nào có một đa số đủ lớn và nếu cánh tả lại lên cầm quyền trong hoàn cảnh bấp bênh thì Âu Châu lại bị biến động tài chánh vì tệ nạn tăng chi để mua phiếu tại Ý. Và đồng Euro có khi lại sứt một góc. Từ hai năm qua, người ta đã nói tới kịch bản Ý rút khỏi khối Euro để có toàn quyền chi tiêu như ý!

Đó là lý do dự 
đoán về đồng Euro, không theo kiểu Mỹ là "follow the money"mà theo kiểu Tây là "chercher la femme"

Còn chuyện Ai Cập?

Tổng thống Hosni Mubarak cần ông Thọ phù hộ để sống lâu hơn một chút.

Ông bị ung thư vào thời k khá nặng khi đã ở tuổi 82. Sau ba chục năm cầm quyền và ổn định được quốc gia ở giữa một khu vực Hồi giáo hỗn mang, ông sẽ ra đi, bằng hai chân hay bốn bánh xe thì không biết. Khi ấy, ai sẽ kế nhiệm? Liệu Ai Cập còn có khả năng duy trì chánh sách hòa hợp với láng giềng Israel và đồng minh trụ cột của Hoa K hay không? Người con trai làGamal Mubarak hay một khuôn mặt công thần nào đó sẽ lãnh đạo?

Hay một phong tr
ào nổi loạn?

Kỷ nguyên "hậu Hosni" đã thực tế bắt đầu, nhưng việc kế vị lại là thùng thuốc súng.
Rồi biến cố Tunisie đã lại văng tia lửa qua đó, 10 ngày sau, thủ đô Cairo bỗng nghi ngút khói.
Vì vậy, chẳng ngại g
ì tết nhất, xin nói về Ai Cập.

***
Ai Cập là quốc gia Á Rập Hồi giáo lớn nhất Trung Đông, xưa kia từng nuôi tham vọng lãnh đạo toàn khối Á Rập.
Xứ này có 80 triệu dân trên lãnh thổ gần một triệu cây số vuông, bằng diện tích tổng cộng của California và Texas chứ không nhỏ. Đã từng có một nền văn minh chói lọi, Ai Cập tiếp giáp với  theo chiều kim đồng hồ từ Đông qua Tây  Israel của dân Do Thái, Hồng hải, Sudan, Lybia và Địa trung hải. Quốc gia này thực sự là bản lề Âu Á, vì bên kia Hồng hải có Vương quốc Saudi Arabia được coi là khởi đầu của châu Á. Ai Cập còn giữ vị trí bản lề vìmâu thuẫn giữa Israel với khối Hồi giáo và cái neo bảo đảm sự ổn định cho cả khu vực, khi Hoa K phải xử trí với Iran và giải quyết hồ sơ Iraq.

Từ những người sáng lập chế độ sau cuộc đảo chánh Vương quyền năm 1952, Ai Cập theo thế quyền chứ không theo thần quyền của đạo Hồi. Quyền lực thực tế nằm trong tay quân đội. Bốn đời Tổng thống đều xuất thân từ quân đội: Muhammad Naguib, Gamal Abdel Nasser, Muhammad Anwar Sadate và Hosni Mubarak, một ông Tướng Không quân.

Hãy nhắc lại chuyện xưa mà có khi thành chuyện mới:

Một năm sau khi truất phế Quốc vương Fuad (con trai vua Farouk) của dòng Muhammad Ali, Nasser lãnh đạo một nhóm sĩ quan xưng danh "Phong Trào Sĩ Quan Tự do" để lật Tổng thống đầu tiên là Tướng Muhammad Naguib. Từ hạt nhân sĩ quan thân tín này, ông lập ra một chính đảng là Liên minh Xã hội Chủ nghĩa Á Rập (ASU) để lãnh đạo cho đến năm 1970 thì tạ thế sau một cơn đau tim. Anwar Sadate lên thay thì giải tán Liên minh ASU bị phân hoáđể lập ra đảng Quốc gia Dân chủ (NDP) từ năm 1978. Đảng này vẫn cầm quyền cho đến nay và có gần ba chục năm xây dựng quyền lực cho tay chân.

Khi Anwar Sadate bị một nhóm sĩ quan theo xu hướng Hồi giáo quá khíchám sát năm 1981, Phó Tổng thống Hosni Mubarak lên lãnh đạo. Suốt 30 năm sau đó, quân đội vẫn trung thành với Mubarak, đảng NDP vẫn trụ khávững, và Chính quyền Mubarak thẳng tay diệt trừ các phần tử Hồi giáo quákhích. Nhờ ba thập niên ổn định, Hoa K có đồng minh then chốt trong một khu vực chiến lược. Nhưng khác với các vị tiền nhiệm, Mubarak không lập ra chức Phó Tổng thống

Vì vậy, khi Mubarak bắt đầu đau yếu, các tướng lãnh nêu vấn đề về việc kế nhiệm.

Họ không mấy tin tưởng vào người con của Hosni, không là một tướng lãnh và cũng chưa có vai trò gì chính thức. Thấy tình hình hơi găng, hồi tháng 10,ông Mubarak phải khẳng định rằng mình sẽ tiếp tục cầm quyền và sẽ ra tái tranh cử nữa. Mà chẳng ai tin vì sức người có hạn. Như vậy, ai sẽ cầm quyền sau này?

Gamal Mubarak? Với tư cách gì? Theo kiểu Thái tử Bắc Hàn? Tướng Omar Suleiman cầm đầu an ninh, hay Tướng Ahmed Shafiq, cựu Tư lệnh Không quân và đương kim Bộ trưởng Hàng không Dân sự? Mọi người đang hồi hộp chờ đợi xem sự thể sẽ xoay chuyển ra sao thì vụ khủng hoảng Tunisie bùng nổ làm một số dân chúng Ai Cập thấy tràn đầy hưng phấn!

Đấy l
à lúc quân đội và tướng lãnh nhớ lại trang sử vừa qua.

Với Tổng thống đau yếu, đảng đa số NDP có khi không ổn định nổi tình hình và các tướng lại phải đưa quân ra khỏi trại lính, vào thành phố. Những vụ biểu tình bạo động khởi sự từ ngày 24 càng khiến ta nghĩ đến kịch bản đó. Vì vậy, không ai ngạc nhiên khi Tham mưu trưởng Không quân là Tướng Sami Annan đã cầm đầu một phái đoàn qua Washington. Tham khảo ý kiến, trình bày tình hình, hay đề nghị giải pháp?

Theo truyền thống rất Mỹ, Ngoại trưởng Hoa K cũng nhảy vào nói hàng hai: Ai Cập cần cải tổ về chính trị cho dân chủ hơn. Ra cái điều đồng minh này chưa có dân chủ. Saudi Arabia nói không khác: chính quyền Cairo phải ổnđịnh được tình hình. Sau 30 năm yên bình trong "ổn định", các đồng minh của Ai Cập bỗng lại thấy xứ này phải cải tổ.
Cải tổ thế nào? Trong giai tầng chính trị của đảng Quốc gia Dân chủ cầm quyền hay hệ thống quyền lực của quân đội?

Sau Tunisie, nếu Ai Cập cũng bị loạn thì hai mắt xích bị bung cùng lúc làm lãnh đạo Hoa K mất ăn mất ngủ: chuyện Iraq chưa thể êm vàphong trào nổi dậy sẽ lan qua nhiều xứ Á Rập Hồi giáo khác, từ Saudi Arabia qua Jordan, tới các nước Bắc Phi. Và ở giữa, các Giáo chủ Ba Tư tại Iran sẽ ngồi chờ thành quả.

Một chi tiết rất đáng chú ý mà người Việt ta đã quen gọi là lời đồn trong cơn nhiễu loạn, là "radio bambou" ngày xưa hay "internet grapevines" thời hiệnđại.

Ngày 26 vừa qua, có tin đồn do một trang nhà phóng ra: Con trai Mubarak và một số giới chức của đảng cầm quyền đã ra khỏi nước! Kết luận? Lại như Tunisie rồi, Cách mạng sắp thành công! Chưa biết thực hư ra sao thì truyền hình Mỹ CBS loan tải lời tuyên bố của một viên chức Mỹ trong Sứ quán tại Cairo: không đúng đâu! Bộ một nhân viên ngoại giao Hoa K lại có nhiệm vụ theo dõi việc di chuyển của con trai Tổng thống Ai Cập? Rồi còn nhanh nhẩu báo tin! Có mùi khen khét

Trong vụ này, người ta chú ý đến ba giai tầng chuyển động

Những tranh đoạt quyền bính ở thượng tầng, ở bên trong, giữa các tướng lãnh với nhau, giữa các tướng với các chính khách dân sự trong đảng. Bên dưới là sự bất mãn của sinh viên, có khi do ai đó xúi giục, để quân đội có lýcớ tiến ra vãn hồi trật tự. Biết đầu chừng là lộng giả thành chân, sinh viênùn ùn tưởng mình đi làm cách mạng thật khi thấy có truyền hình Anh-Mỹđưa máy vi âm vào miệng! Hoặc được các tổ chức nhân quyền thổi lên thành lãnh tụ tuổi trẻ cứu quốc.

Và ở bên ngoài là tổ chức Hồi giáo cực đoan  Muslim Brotherhood (MB).
"Huynh đệ Hồi giáo" bị cấm hoạt động mà vẫn tích cực. Tổ chức MB này thực sự là quốc tế vỉ có mạng lưới và cán bộ tại hầu hết các nước Hồi giáo trong khu vực, và thực sự là lão thành vì ra đời từ năm 1928. Và đạt khá nhiềuđáng sợ, như ám sát hụt Nasser năm 1954 nên bị đàn áp rất nặng. Gần đây, Huynh đệ Hồi giáo lại làm phép phân thân, khi một số lãnh tụ nêu ra chủ trương xây dựng dân chủ. Và dù là Hồi giáo theo hệ phái Sunni, tổ chức MB này cũng có quan hệ gắn bó với Iran, một xứ Ba Tư theo hệ phái Shia củađạo Hồi

Trong những ngày sắp tới, tình hình sẽ nhiễu nhương phức tạp khiến chúng ta khó theo dõi được tình hình. Và thường thì sẽ kết luận sai nếu lại tin vàotruyền thông Tây phương! Đây không phải là một tái diễn chuyện Việt Nam mà là võ công Ba Tư, xuất phát từ kinh nghiệm "Cách mạng Iran" năm 1979 khiến Hoa K bị hụt cẳng.

Hãy nói về chuyện hụt cẳng lần này.

***
Trong loại biến 
động xa lạ như vậy, ta có những diễn viên, đạo diễn và phù thủy như thế nào?
Năm xưa, Iran có những người sùng chuộng chủ nghĩa cộng sản và lý tưởng"xã hội chủ nghĩa" công bằng và liêm khiết và đạo diễn các cán bộ già đòn ở phía sau. Họ không ưa quân đội và thù ghét các tướng lãnh cấu kết với tài phiệt và tư bản (Mỹ!) Ai Cập cũng còn thành phần này, vì xưa kia Nasser đãtừng mơ ước xây dựng xã hội chủ nghĩa khi liên kết với Liên Xô.

Ai Cập cũng có những người mơ ước nền dân chủ Tây phương  sinh viên, gia đình tư sản, có hấp thụ giáo dục Anh-Mỹ và trở thành giai tầng thông ngôn cho dư luận bên ngoài. Đạo diễn là ai thì ta chưa biết, cho tới khi thấy Mỹ gọi nhân vật mới xuất hiện là khuôn mặt cải cách. Xứ này cũng có những người Hồi giáo ôn hòa, không hài lòng với tinh thần vật chất và tham ô của chế độ lý tài và độc tài. Và còn có những tay Hồi giáo cực đoan sẵn sàng áp dụng phương pháp khủng bố để gây bất ổn và đánh sụp chế độ thế quyền hầu có thể xây dựng một chế độ thần quyền, cai trị bằng Giáo luật do họ diễn giải theo lối hà khắc nhất. Rồi còn các sĩ quan trẻ có đầy tham vọng nữa

Bên trong chính quyền thì ta có guồng máy thư lại của công chức, rất thạo việc giao thiệp với Bộ Ngoại giao hay cơ quan viện trợ Mỹ, có quân đội với các tướng lãnh đã từng tu nghiệp bên Anh bên Mỹ. Và có bộ máy an ninh tình báo, ít nhiều hợp tác với CIA để trao đổi tin tức.

Đó là hậu trường v
à sân khấu trước khi thảm kịch bắt đầu.

Thảm kịch là do truyền thông Mỹ chỉ tin vào và tìm đến những ai biết nói tiếng Anh, một thiểu số ở thành phố đôi khi mù mờ về mọi chuyện ngay trong xã hội của họ. Thảm kịch vì các xu hướng dân chủ tại Mỹ sẽ mài miệt chứng minh tính chất độc tài của chế độ quân phiệt rồi gây ấn tượng lạc quan về "phong trào dân chủ" bên trong. Khi thấy động, họ kết luận rằng đólà quần chúng đang nổi dậy đòi dân chủ! Và quần chúng Ai Cập ở nhà tin mà đọc tin tức Tây phương thì là thật.

Thảm kịch vì cơ quan an ninh bản địa chưa chắc đã nắm vững tình hình vàcó thông tin chính xác, lại không sẵn sàng trao đổi tin tức với cơ quan CIA. Trong khi CIA lại nhìn đâu cũng thấy khủng bố: chỉ tập trung chú ý vào chuyện khủng bố để bảo vệ nước Mỹ, nên có khi lượng định sai những uẩn khúc bên trong xã hội. Còn bộ Ngoại giao thì lấy nguồn tin từ bộ máy thư lại công quyền, từ các tổ chức phi chính phủ, các nhóm đối lập ôn hoà hay các chính khách chờ thời để tùy cơ ứng biến. Y như CIA, họ lấy nguồn tin từ những người thông thạo Anh ngữ nên chưa chắc đã nắm vững tâm tư của người dân cùng khốn ở chốn thâm sâu.
Và hiểu sai sự thể như đã hiểu sai Iran năm 1979.

Khi biến động xảy ra, sự vận hành bi thảm của cả hệ thống phức tạp đó sẽ trình bày sự thể một cách lệch lạc, không hẳn sai mà là không đầy đủ vàthiếu trung thực. Nhưng sự thể lệch lạc ấy lại tác động vào dư luận Mỹ khiến người Mỹ hồn nhiên lại tin vào cách mạng màu này mau kia mà mơ tưởng hão huyền. Và ảnh hưởng vào chính giới, vào tấm lịch tranh cử tại Mỹ Hoa K không thể bảo vệ một đồng minh độc tài được. Nó đi ngược lý tưởng của nước Mỹ.

Trong khi những phù thủy giấu mặt thì lặng thinh khai thác tất cả.
Họ có thể đưa ra những khuôn mặt ôn hoà, có vẻ thân Tây phương  loại"lực lượng thứ ba" giữa các tướng lãnh ác ôn và các nhóm cách mạng cựcđoan  để vận động thế giới yểm trợ việc lật đổ chế độ. Sau đó là một chếđ ôn hoà nhưng bất lực. Có khi là một "vụ Kerensky" tại Nga năm 1917 hay "vụ Bani Sadr" tại Iran năm 1981. Lãnh tụ ôn hòa cải lương vừa lên là bị lật và sống lưu vong, để xuất hiện một bộ mặt thật: cách mạng chuyên nghiệp và cực đoan chống Mỹ gấp trăm!

Ai Cập hiện nay không chỉ có một mà có quá nhiều phù thủy.

***
Non tay nhất có thể là một nhóm tướng lãnh muốn gây loạn để ban bố tình trạng thiết quân luật hầu còn cứu lấy quốc gia. Họ cho Gamal Mubarak đi chơi và Nội các của đảng NDP ngồi xơi nước, để nắm chính quyền. Già đòn hơn thì có các lãnh tụ của tổ chức Huynh đệ Hồi giáo MB. Nếu quả là các tướng đang đốt lửa rơm để hâm nóng nhiệt tình của tuổi trẻ, thì các lãnh tụ Hồi giáo có thể kín đáo cung cấp xăng dầu và chất nổ, lẫn người sẵn lòng tử vì đạo. Rồi quy luật "hậu quả bất lường" sẽ bật ra một cái lò xo hiểm ác.

Quái quỷ hơn thì còn có loại "phù thủy mắt xanh" mà Sàigon trước 1963 và1975 có biết: chính cơ quan CIA của Mỹ. Khi thấy chính quyền dân sự lập cập và có thể tuột tay, bàn tay nhám có khi lại thọc vào và tìm ra một giải pháp chính trị và lãnh đạo khác

Từ rất xa, còn có loại phù thủy rậm râu sâu mắt, các Giáo chủ Iran đầy mưu lược và cán bộ

Ngần ấy phù thủy đều lặng tinh bắt quyết trước khi thi thố pháp thuật thần thông. Vì vậy, chúng ta còn phải chờ đợi. Ai cũng hiểu và nói rằng "cách mạng là sự nghiệp của quần chúng", nhưng có khi thành hình từ những bàn tay ma mãnh của các phù thủy biết vận dụng quần chúng cho mục tiêu của họ.

Chưa nhìn ra các đạo diễn giấu mặt thì đừng vội kết luận từ các diễn viên trên sân khấu. Và đừng vội tin vào sự tường thuật của truyền thông Anh ngữ.

***
Phần trên đây được viết trong ngày 26. Hai ngày sau, một số biến cố đã có vẻ rõ nét hơn trong mớ bong bong hỗn loạn mà ít ai nhìn ra toàn cục.

Năm 1963, khi Thượng Toạ Thích Quảng Đức tự thiêu ở một ngã tư tại Sàigòn, những người ở tại chỗ, kể cả phóng viên ngoại quốc  từ ngã  đócho đến các quán cóc của Sàigòn  đều nghĩ rằng mình đang chứng kiến hay tường thuật "sự thật" tại Sàigon và khía cạnh ác ôn của chế độ Ngô Đình Diệm. Đúng là một cách "vô minh" của nhà Phật mà sau này mình mới hiểu ra! Có khi vẫn còn chưa hiểu. Sự thật đó ma quỷ hơn nhiều, do nhữngđộng lực xuất phát từ xa hơn.

Cũng thế, những gì đang xảy ra tại Ai Cập có thể là hình ảnh ngoài phố, kịch bản trong hậu trường mới là phần hấp dẫn.

Một thí dụ là Tham mưu trưởng Quân đội Ai Cập, Tướng Sami Anan đã đến Mỹ từ hôm 24, đến ngày 28 mới có tin thông báo là ông trở lại Cairo. Với cẩm nang trong tay hay là một lượng định chính xác về lập trường Hoa Kđể trình bày lại với các tướng lãnh ở nhà. Trong bốn ngày đó, xứ Ai Cập sôisục như nồi bánh chưng ngày Tết với những tin tức dồn dập và mâu thuẫn về những gì đang xảy ra. Suốt thời gian đó, Tổng thống Hosni Mubarak vẫn lặng thinh và lãnh đạo Hoa K cũng chẳng nêu vấn đề gì về chuyện này. Phát ngôn viên của Tổng thống Barack Obama chỉ hé mở chi tiết tầy trời, làTổng thống Mỹ không nói chuyện gì với Tổng thống Ai Cập. Trên đường phố Cairo, chi tiết ấy thật là lặt vặt mà có ý nghĩa.

Có ý nghĩa không kém là một ngày trước đó, khi đài Tiếng nói Hoa K VOA lại phong cho một lãnh tụ đối lập, ông Mohamed ElBaradei là "Nhân vật Cải tổ" của Ai Cập! Đạo diễn bắt đầu ra chiêu và đưa ra nhiều diễn viên khác.

Biết đâu chừng, Hoa K chuẩn bị sẵn nhiều lá bài để chẵn lẻ gì nước Mỹ vẫn không thua và bề nào, các nhóm Hồi giáo cực đoan sẽ không thắng. Vì vậy, người viết không chạy theo tin tức nữa  Tết nhất rồi  mà lùi lại xem xử thể sẽ ra sao, Tổng thống Hosni Mubarak nói gì với quốc dân Ai Cập và kết quả ra sao

Người viết xin kết thúc bài viết quá dài này để xem ông Mubarak nghĩ gì khi bước ra hứa hẹn cải cách và tuyên bố giải tán Chính phủ. Ông ta không chỉ ứng xử với đám đông biểu tình mà với các tướng lãnh, thành trì cuối cùng của chế độ!

Nhưng đã khởi đầu bằng chuyện bói toán thời sự thì cũng xin bạo phổi đưa ra một lời tiên đoán.

Sau Tunisie và Ai Cập, nơi sẽ biến động mạnh và có hậu quả chiến lược cho Hoa K tại Trung Đông không là Yemen. Mà là Syria. Xứ này liên hệ đến Israel, Bắc Hàn, Iran, lực lượng Hezbollah tại Lebabon và cả lực lượng Hamas trên Dải Gaza…

Nguyễn Xuân Nghĩa


Người Quốc Gia là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.