16 January 2011

TRÍ THỨC KHÔNG BẰNG CỤC PHÂN

TRÍ THỨC KHÔNG BẰNG CỤC PHÂN

Phan Thanh Bình


Đầu đề bài viết này là lời phê phán trí thức Trung Quốc của Mao Trạch Đông. Lời phê phán này đặt ra hai câu hỏi: Tại sao Mao Trạch Đông lại phê phán trí thức Trung Quốc như vậy? Và lời phê phán này có thích hợp với trí thức Việt Nam không?

Trí thức, theo Karl Marx, là những người có tri thức dồi dào và có chính kiến trước những vấn đề chính trị xã hội. Theo những nghiên cứu về trí thức thì khái niệm trí thức được sử dụng từ sự cố Dreyfus (Dreyfus affair) và trí thức được định nghĩa là người có sự hiểu biết sâu rộng, có khả năng phê phán đúng, dám đứng ra tranh luận về những vấn đề văn hoá và xã hội. Vì vậy trí thức được coi như là những người gìn giữ và thúc đẩy xã hội phát triển. Trí thức đúng nghĩa có những đặc tính:

 Mt là độc lp có nghĩa là quan điểm của người trí thức không bị lệ thuộc vào những lợi ích riêng tư cho nên không bị ảnh hưởng quyền lợi phe nhóm khi đưa ra những vấn nạn trầm trọng của xã hội. Người trí thức luôn bảo vệ những giá trị phổ cập giúp con người được sống độc lập và tự chủ.
 Hai là suy nghĩ phê phán có nghĩa là người trí thức dám đưa ra những vấn đề mà nhiều người không dám nói tới. Vì vậy người trí thức luôn là người khai mào và chủ động trong việc chống lại nguyên trạng có nghĩa là chống lại trật tự cũng như các quan niệm và quy ước hiện hành chưa đúng.
 Ba là s gn bó vi xã hi có nghĩa là người trí thức luôn thấy mình dính líu với tình hình thế giới về những vấn đề liên quan tới chân lí, công chính, tự do tư tưởng và ý thích của con người. Người trí thức quan niệm là họ có trách nhiệm xã hội và phải dám có những quyết định chính trị. Trí thức vì vậy được coi là lương tâm của đất nước và thế giới.
 Bn là người trí thc luôn đem nhng vn đề ca cuc sng ra m xnhưng thường không đưa ra những giải pháp kĩ thuật và cụ thể, sự quan tâm của họ không nằm ở phạm trù thực hành mà chủ yếu ở phạm trù tư tưởng.

Như vậy trí thức là những người làm việc bằng trí óc để đóng góp vào việc xây dựng và phát triển xã hội. Nhưng tại sao Mao Trạch Đông lại có thể coi trí thức Trung Quốc không bằng cục phân? Điều này cho thấy Mao Trạch Đông đã không phê phán trí thức Trung Quốc dưới góc độ học rộng biết nhiều cũng như sự đóng góp của họ, nhưng ông đã phê phán trí thức Trung Quốc dưới góc độ tư cách của người trí thức. Vậy tư cách nào của người trí thức Trung Quốc đã khiến Mao khinh bỉ họ đến nỗi coi họ không bằng cục phân? Muốn biết tư cách của người trí thức Trung Quốc bị Mao khinh bỉ không bằng cục phân có lẽ cần phải xem họ đã được đào tạo như thế nào.

Những người trí thức Trung Quốc trước đây vào thời của Mao đa phần đều được đào tạo theo khuôn mẫu Khổng Giáo. Vậy người sáng lập ra khuôn mẫu Khổng Giáo – Khổng Phu Tử – đã quan niệm và hành xử như thế nào đối với vấn đề chính trị? Thuở còn trẻ, Khổng Tử đã bôn ba khắp nơi để tìm chỗ chấp nhận cho ông làm quan, khi không có chỗ nào chịu nhận ông mới lui về quê để mở trường đào tạo học trò. Bởi vậy có thể nói Khổng Tử coi làm chính trị chủ yếu là để làm quan và ông đã để lại cho học trò một lời giảng dạy làm kim chỉ nam trong cách xử thế: "Nước nguy thì chớ vào, nước loạn thì chớ ở, hoàn cảnh tốt thì ra làm quan, hoàn cảnh xấu thì ẩn mình" (Nguy bang bất nhập, loạn bang bất cư, thiên hạ hữu đạo tắc kiến, thiên hạ vô đạo tắc ẩn - Luận Ngữ)(1) Từ quan niệm và cách hành xử này ông đã đào tạo một lớp trí thức luôn mong muốn đi tìm minh chúa – đặc biệt là những minh chúa bảo đảm có sự ổn vững – để phục vụ và giúp cho minh chúa ổn vững hơn. Bởi vậy ông đã cố dạy cho học trò cách để có thể tồn tại trong hệ thống hiện hành một cách tốt nhất. Cho nên điều đầu tiên cần dạy là sự tuân thủ, tôn trọng những người cai trị và những tầng bậc về quyền lực xã hội với những triết lý về Quân–Sư–Phụ, về Tam Cương, Ngũ Thường, Tam Tòng, Tứ Đức. Tất cả như những sợi dây vô hình nhưng rất chặt chẽ ấy đã cột người ta vào cái nguyên trạng, để giữ được sự bình ổn xã hội, để mọi cái cứ thế mà chạy tiếp, không có gì bất ngờ, bất ổn, không có cải cách, không có bạo loạn và lật đổ, không có cách mạng, máu đổ đầu rơi (2).Bởi vậy tầng lớp trí thức Trung Quốc được đào tạo theo khuôn mẫu Khổng Giáo luôn luôn cổ vũ cho sự tồn tại của nguyên trạng dù nguyên trạng ấy đã bộc lộ ra những khuyết điểm rõ ràng. Vì vậy họ dần dần trở thành vô cảm với những khổ đau của người đồng loại và hành xử chỉ vì lợi ích riêng. Họ đã trở thành lực cản làm cho xã hội Trung Hoa bị tụt hậu sau giai đoạn sáng chói thời Đông Châu Liệt Quốc. 
Chính tư cách ấy của người trí thức Trung Quốc đã khiến Mao coi họ không bằng cục phân.

Vậy còn trí thức Việt Nam có gì khác hơn không?
 Trước hết Việt nam là một nước nằm trong khuôn mẫu văn hoá Trung Quốc, vì vậy phần lớn trí thức Vịêt Nam cũng được nhào nặn theo khuôn mẫu văn hoá Khổng Giáo hoặc chịu ảnh hưởng của văn hoá này. Bởi vậy tư cách của trí thức Việt Nam cũng không khác gì tư cách của trí thức Trung Quốc. Trí thức Việt Nam cũng cầu an, cũng tìm cách luồn lách để được sống yên ổn và nhất là luôn cầu mong được chế độ trọng dụng. Họ được đào tạo để lấy chữ sợlàm phương châm trong cuộc sống. Dần dần trí thức Việt Nam trở thành người vô cảm với những bất công của xã hội. Họ trở thành những người không còn tư duy độc lập, không còn khả năng phê phán, không dám lên tiếng trước những đàn áp và hành xử không tôn trọng quyền làm người của chính quyền và nhiều khi còn tiếp tay với chính quyền để có những hành xử bất công và đàn áp. Tư cách sợ sệt, cầu an, luồn lách và mong muốn làm quan của trí thức Việt Nam được tô đậm thêm trong thời Pháp đô hộ. Đến thời Cộng sản với chủ trương "trí-phú-địa-hào, đào tận gốc, trốc tận rễ…" thì coi như Việt Nam không còn trí thức đúng nghĩa nữa mà chỉ còn những người học nhiều nhưng chỉ biết đi bằng đầu gối, xu nịnh và a dua. Ấy là chưa kể hạng trí thức ma với bằng cấp dzỏm do mua bán hoặc sao chép của người khác hay mướn làm hộ.

Hãy nhìn lịch sử Việt Nam để thấy trí thức Việt Nam đã làm gì khi đất nuớc gặp nguy biến. Khi đất nước gặp hoạ ngoại xâm thì đã có bao nhiêu trí thức Việt Nam dám đứng lên lãnh đạo cuộc kháng chiến chống ngoại xâm? Đọc lịch sử Việt Nam chúng ta không thấy có một trí thức nào dám đứng lên lãnh đạo cuộc chống ngoại xâm. Chúng ta chỉ thấy trí thức đi tìm minh chúa và giúp minh chúa lãnh đạo chống ngoại xâm giành độc lập. Bởi vậy trong các triều đại vua của chúng ta không có vị vua nào sáng lập ra triều đại xuất thân là trí thức ngược lại xuất thân từ tầng lớp áo vải hoặc trong giới thảo khấu. Khi đất nước suy đồi vì nạn tham quan, do vua độc tài tàn ác hoặc nhu nhược thì cũng chẳng thấy có mấy người trí thức Việt Nam dám đứng lên chống đối. Toàn là cầu an và mũ ni che tai. Nếu có tư cách hơn thì cũng chỉ tìm cách lui về ở ẩn. Điều đó cho thấy lí do tại sao đất nước Việt Nam chúng ta không khá được và luôn bị thua sút. Một đất nước chỉ được lãnh đạo bởi những người vô học duy ý chí thì đất nước ấy làm sao khá được. Bằng chứng cụ thể mà chúng ta có thể kiểm chứng được là Miền Bắc Việt Nam thời trước năm 1975 khi mà trí thức bị "đào tận gốc" để thay vào bằng những thành phần vô học. Xem như vậy thì trí thức Việt Nam chúng ta đúng là không bằng cục phân.

Trong cuộc tranh đấu xây dựng dân chủ cho đất nước Việt Nam, nhiều người cho là tại dân trí của chúng ta chưa đủ cao để có thể có dân chủ. Việc chống chế này chỉ là một ngụy biện. Nhìn lịch sử phát triển và xây dựng dân chủ trên thế giới chúng ta thấy nhiều nước khi có dân chủ thì dân trí của họ chưa cao bằng dân trí Việt Nam bây giờ. Lấy thí dụ nước Pháp khi xây dựng dân chủ vào năm 1789 thì dân trí của họ còn kém Việt Nam bây giờ. Vậy tại sao nước Pháp lại xây dựng được dân chủ? Đó là vì khi đó nước Pháp có một đội ngũ trí thức đúng nghĩa. Ta có thể kể ra một vài trí thức điển hình của nước Pháp thời ấy như Charles-Louis de Secondat Montesquieu, François-Marie Arouet Voltaire, Jean-Jacques Rousseau

Vậy thì chúng ta đừng đổ lỗi cho dân trí thấp mà Việt Nam không thể có dân chủ. Lỗi chính của việc không có dân chủ ở Việt Nam là vì chúng ta chưa có được một đội ngũ trí thức đúng nghĩa có nghĩa là những trí thức biết suy nghĩ độc lập, suy nghĩ phê phán, có sự gắn bó với xã hội, biết đau cái đau của những người xung quanh và dám lên tiếng trước những bất công xã hội, những vi phạm quyền làm người mà đảng Cộng sản Việt nam đã ký kết với thế giới. 
Bao lâu mà những người có học Việt Nam còn chưa có suy nghĩ độc lập, suy nghĩ phê phán, chưa thấy mình gắn bó với xã hội, chưa thấy mình là người gìn giữ và thúc đẩy xã hội phát triển, chưa thấy mình là lương tâm của đất nước và thế giới, chưa dám lên tiếng phê phán những sai trái và hành xử bất công của chính quyền thì đất nước chúng ta chưa có thể có được dân chủ và phát triển theo kịp thế giới.

Trách nhiệm dân chủ hoá và phát triển đất nước là trách nhiệm chính của người trí thức Việt nam. Ước mong những người có học nhiều ở Việt Nam sớm trở thành những trí thức đúng nghĩa để Việt Nam có được một đội ngũ trí thức như thế giới, và khi đó thì Việt Nam dù muốn dù không cũng sẽ cất cánh và bắt kịp thế giới. Đó là niềm hy vọng cho đất nước và thế hệ con cháu mai sau.


Phan Thanh Bình

(CHLB Đức)


Người Quốc Gia là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


No comments:

Post a Comment