05 October 2010

Chiến tranh lạnh mới của châu Á

Chiến tranh lạnh mới của châu Á

Hannah Beech / Bắc Kinh


Tồn tại sau cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm trên biển, những người dân chài làng Cương Phục ở bờ biển phía đông Trung Quốc đôi khi vẫn được tặng những bát mỳ chất đầy trứng vịt. Nhưng vào ngày 25/9, Chiêm Kỳ Hùng của làng Cương Phục lại được chào đón quá mức nồng nhiệt: những bó hoa từ các nhà lãnh đạo địa phương, chuyến bay về tận quê nhà do chính phủ Trung Quốc tài trợ và dĩ nhiên, không thể thiếu tô mì trứng.

Chiêm đã bình an sau cuộc thử thách trên biển cả, nhưng câu chuyện của ông không phải là một cuộc giải cứu tàu đắm. Thay vào đó, vị thuyền trưởng 41 tuổi, đã trở về nhà sau 18 ngày bị giam  giữ ở Nhật Bản khi thuyền của ông va chạm với các tàu tuần tra của lực lượng phòng vệ bờ biển ở gần đảo đá mà cả Trung Quốc và Nhật đều tuyên bố chủ quyền. Tiếng Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư còn Nhật gọi là Senkaku, những phần nhỏ hẹp nổi lên ở biển Hoa Đông do Nhật Bản quản lý nhiều thập niên nay nhưng Trung Quốc (và Đài Loan) đều quả quyết có chủ quyền lịch sử với chúng.

Với thử thách trong trại giam của một kẻ thù lịch sử, Chiêm được chào đón như người hùng khi trở về Trung Quốc. Nhưng tranh cãi đã kéo quan hệ giữa hai cường quốc lớn của Đông Á xuống mức thấp nhấp nhiều năm qua, cho thấy sự mỏng manh trong cân bằng quyền lực vẫn còn tại một khu vực mà từ 1894 – 1953 gần như trải qua chiến tranh liên miên. Nhật Bản cho rằng, tàu cá và tàu hải quân Trung Quốc trong vài tháng nay đã đổ về với số lượng lớn hơn ở khu vực tranh chấp, biến những gì từng là tiền đồn tương đối bình yên thành một điểm hoả. Sau khi tàu cá Trung Quốc cùng các thuỷ thủ trên tàu bị lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản bắt giữ ngày 8/9, Bắc Kinh phản ứng rất giận dữ, cắt đứt nhiều quan hệ ngoại giao, gây chậm trễ cho các tàu hàng Nhật, thậm chí còn ngừng xuất khẩu kim loại đất hiếm thời gian ngắn, thứ nguyên liệu mà Nhật cần dùng trong sản xuất mọi thứ từ xe hybrid đến các chất siêu dẫn.

Quyết định thả thuyền trưởng Chiêm của Tokyo – xuất hiện khá nhanh chóng sau khi bốn người Nhật bị bắt giữ tại Trung Quốc với cáo buộc xâm phạm một khu quân sự, một động thái mà phần lớn xem là hành động trả đũa – được cho là xoa dịu cuộc khủng hoảng ngoại giao. Mặc dù Đảng Dân chủ cầm quyền Nhật Bản phải đối mặt với những chỉ trích từ những người kiên định lập trường vì việc đầu hàng chiến thuật cứng rắn của Bắc Kinh, nhưng hầu hết người dân Nhật Bản hiểu rằng, nền kinh tế của những nước này liên kết quá chặt chẽ và vì một chiếc tàu cá sẽ làm chệch hướng quan hệ ấy. Nhưng sau khi thuyền trưởng được thả tự do, Trung Quốc có ít dấu hiệu thể hiện việc nới lỏng căng thẳng. Tờ Nhật báo Trung Hoa chính thống cho rằng, vụ việc "gây ra tổn thất không bù đắp được với quan hệ song phương". Bắc Kinh yêu cầu một lời xin lỗi và đền bù từ phía Tokyo. Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan trả lời khinh khỉnh rằng: "Chúng tôi hoàn toàn không có ý định đáp lại những yêu cầu ấy". Một ngày sau, Tokyo đòi Bắc Kinh đền bù tổn thất với tàu tuần tra Nhật Bản do va chạm với tàu cá.

Chiều hướng thay đổi

Nhật Bản được tín nhiệm với cam kết hoà bình lâu dài sau những tổn thất thảm khốc trong Thế chiến II, trong khi Trung Quốc thì liên kết tốc độ bùng nổ kinh tế gần đây của họ với triết lý "phát triển hoà bình". Nhưng trong khi cả hai quốc gia sử dụng từ "hoà bình", hay biến thể của nó, thì bất cứ khi nào có thể, Trung Quốc và Nhật Bản lại trở nên bế tắc trong một cuộc đấu khẩu khó chịu, khiến nhiều người tự hỏi, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Va chạm gia tăng phản ánh sự chuyển dịch sức mạnh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Mùa hè này, nếu những con số chính thức của Bắc Kinh là đáng tin tưởng, thì Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản bị đắm chìm vào suy thoái để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Gìơ đây, một Trung Quốc đói tài nguyên cũng đang khoe khoang sức mạnh địa chính trị. Quần đảo Điếu Ngư/Senkaku có thể là những đảo đá không có người ở, nhưng lại được xem là khu vực bao quanh bởi các trầm tích khí tự nhiên lớn; không ngẫm nhiên, trong tháng 8, Bắc Kinh tuyên bố đã điều động  một tàu ngầm có người điều khiển, cắm cờ ở đáy Biển Hoa Nam (Biển Đông) tại độ sâu dưới hai dặm.

Việc Trung Quốc gia tăng quả quyết trong tuyên chủ quyền với hầu hết Biển Hoa Nam (Biển Đông) đã chọc giận các quốc gia châu Á khác, những người tin rằng họ được hưởng ít nhất một phần khu vực rộng lớn này. Những cãi chủ yếu là khu vực quần đảo Spratly (Trường Sa) và Paracel (Hoàng Sa), gồm những đảo san hô rải qua nhiều vùng Biển Hoa Nam (Biển Đông), các phần của nó được sáu chính phủ tuyên bố chủ quyền, những quần đảo này nằm ở vùng biển – bất ngờ, khá bất ngờ- được cholà có dự trữ đáng kể lượng dầu và khí đốt. Thậm chí khi Trung Quốc than phiền về cách đối xử của Nhật với tàu cá, thuỷ thủ của nước này, thì các quan chức Việt Nam âm thầm tức giận việc tàu hải quân Trung Quốc thường xuyên bắt giữ dân chài Việt Nam, những người mạo hiểm đi vào vùng biển mà Bắc Kinh coi là của họ.

Quốc gia giữ hoà bình tốt nhất trong khu vực ngang bướng này, cũng là nước không ấp ủ bất cứ bất bình nào về lãnh thổ, đó là Mỹ. Dưới liên minh an ninh lâu dài, Washington cam kết triển khai lực lượng Mỹ để bảo vệ các đồng minh châu Á của họ nếu bất cứ một quốc gia thù địch nào – có thể gọi tên là Trung Quốc – tấn công. Cuối tháng 9, cùng khoảng thời gian Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo từ chối gặp người đồng cấp Nhật Bản tại thành phố New York vì tranh chấp đảo, Ngoại trưởng Nhật Bản Seiji Maehara khẳng định, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói với ông rằng, quần đảo Điếu Ngư/Senkaku nằm trong Điều 5 của hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật, hiệp ước kêu gọi Mỹ bảo vệ những vùng lãnh thổ dưới sự quản lý của Nhật Bản nếu vùng ấy bị tấn công.

Thật khó để tin rằng, Mỹ thực sự suy ngẫm về một cuộc chiến với Trung Quốc xung quanh những đảo đá nằm rải rác ở Biển Hoa Đông. Tuy nhiên, sự quả quyết của Washington được đón nhận ở một đất nước ngày càng gia tăng bất an vì bị che mờ bởi người hàng xóm khổng lồ. Không chỉ có Nhật Bản cảm thấy như vậy. Với sự thống trị về chính trị và kinh tế của Trung Quốc đang mở rộng tại châu Á trong khi Washington dường như quẫn trí bởi các cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan, các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương đã thúc giục Mỹ thay đổi thái độ trong chính sách đối ngoại tại khu vực. "Trung Quốc sẽ khuếch trương ảnh hưởng ở châu Á và tranh giành ảnh hưởng với Mỹ tại châu Á", Ngưu Quân, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh nói. "Dù sự đua tranh này là tốt hay không với châu Á, chúng ta sẽ phải nhìn thấy trong tương lai".

Mỹ đã để tâm. Trong một đánh giá thẳng thắn đầu năm nay, Đô đốc Robert Willard, tư lệnh Bộ Chỉ huy Mỹ tại Thái Bình Dương, nói với Uỷ ban Quận vụ Quốc hội rằng, sự hiện đại hoá quân đội nhanh chóng của Trung Quốc – bằng chứng là mức gia tăng hai con số trong ngân sách quốc phòng suốt thập niên qua – dường như "tạo ra thách thức với với hoạt động tự do của Mỹ trong khu vực, hoặc để gây hấn hay ép buộc các nước láng giềng, trong đó có các đối tác và các liên minh hiệp ước của Mỹ". Để đối phó với Trung Quốc, Tổng thống Barack Obama, người trải qua một phần thời niên thiếu tại châu Á, đã chăm chỉ tái xác nhận những quan hệ của Mỹ với các đối tác châu Á. Ngày 24/9, Obama tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó có những bạn bè chủ chốt của Mỹ như Singapore và Thái Lan. Obama cam kết: "Ở cương vị tổng thống, tôi cần làm rõ rằng, Mỹ dự kiến đóng một vai trò lãnh đạo ở châu Á".

Cuộc chơi tại gia

Có lý do để nghĩ rằng ông định nói điều gì. Ví dụ với Việt Nam, quan hệ song phương đã phát triển tới mức hai nước tiến hành tập trận quân sự chung ở Biển Hoa Nam (Biển Đông) trong tháng 8. Điều đó làm Trung Quốc không hài lòng hơn bất kỳ cuộc tập trận hải quân nào gần đây của quân đội Mỹ và Hàn Quốc tại Hoàng Hải – khu vực giáp với bờ biển Trung Quốc. Cùng với các thành viên ASEAN khác đua tranh với Trung Quốc về quần đảo Spratly (Trường Sa) và Paracel (Hoàng Sa), Việt Nam vui mừng khi Ngoại trưởng Clinton hồi tháng 7 tuyên bố rằng, một giải pháp hoà bình cho các tranh chấp lãnh thổ tại Biển Hoa Nam (Biển Đông) là một "lợi ích quốc gia" của Mỹ. Trung Quốc cũng không thích điều này. "Một số người Trung Quốc nhận thức rằng, Mỹ muốn làm Trung Quốc yếu đi và đang sử dụng các nước khác để kiềm chế Trung Quốc", Thẩm Đinh Lợi, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Mỹ tại Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải nói.

Dĩ nhiên, chính sách đối ngoại thường có nhiều việc để làm với các vấn đề trong nước cũng như quốc tế. Có cảm giác rằng Obama cứng rắn với Trung Quốc khi nhiều người đổ lỗi cho chính chính sách tiền tệ của nước này là nguyên nhân gây ra tình trạng thất nghiệp tại Mỹ. Tương tự như vậy, Thủ tướng Nhật Bản Kan, người vừa qua được thử thách cương vị lãnh đạo từ chính đảng của ông, có thể sử dụng quan điểm cứng rắn về vấn đề quần đảo Điếu Ngư/Senkaku không chỉ để xoa dịu dân chúng đang cảnh giác với Bắc Kinh hơn bao giờ hết, mà còn để củng cố địa vị chính trị bấp bênh của chính ông.

Khác thường dù có thể phải suy ngẫm – giới lãnh đạo Trung Quốc hầu như không bị ràng buộc bởi hòm phiếu – mệnh lệnh trong nước có lẽ cũng được áp dụng tại Bắc Kinh. Quan điểm dân tộc chủ nghĩa đang gia tăng ở Trung Quốc, và rõ ràng khiến các nhà lãnh đạo nước này cảm thấy rằng, họ cần phải tuyên bố cứng rắn về bất kể sự tranh chấp lãnh thổ nào liên quan tới quốc gia chịu trách nhiệm về cuộc chiếm đóng tàn bạo ở phần lớn nước này năm 1931-45. Những người dân chài của Cương Phục là cơ hội tốt hơn để khiến mặt biển nổi sóng.

Người dịch: Nguyễn Hùng



--

Người Quốc Gia là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


No comments:

Post a Comment